Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu ngành Tài chính: Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo / Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
PREMIUM
Số trang
149
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1414

Giới thiệu ngành Tài chính: Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo / Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

ĐỒNG CHỦ BIÊN

THS. PHẠM THỊ MỸ CHÂU

THS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

ĐỒNG CHỦ BIÊN

THS. PHẠM THỊ MỸ CHÂU

THS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

THÀNH VIÊN

THS. NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

LỜI MỞ ĐẦU

Tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình các chủ thể tạo lập,

bổ sung, sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục tiêu khác nhau. Vì vậy, có thể nói tài chính

tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Ở bậc đại học,

đối với sinh viên chuyên ngành tài chính, nghiên cứu về tài chính nói chung và về ngành

tài chính nói riêng đã trở thành một nội dung quan trọng và thiết thực, vừa trang bị cho

sinh viên những kiến thức nền tảng nhất về tài chính, vừa giúp sinh viên hiểu rõ hơn về

vai trò quan trọng và không thể thay thế của ngành tài chính trong tổng thể nền kinh tế,

hiểu rõ hơn về sự cần thiết của ngành học, và cuối cùng là sinh viên có được định hướng

học tập rõ ràng và phù hợp hơn.

Tài liệu tham khảo “Giới thiệu ngành tài chính” của Trường Đại học Ngân hàng Thành

phố Hồ Chí Minh do ThS. Phạm Thị Mỹ Châu và ThS. Huỳnh Quốc Khiêm đồng

chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của ThS. Nguyễn Đặng Hải Yến trang bị

những kiến thức tổng quát về ngành tài chính, đầu tư và quản lý tài chính; những bài

học thành công và thất bại trong tài chính, đầu tư và quản lý tài chính; các cuộc khủng

hoảng tài chính và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính; chương

trình đào tạo ngành tài chính, các vị trí việc làm trong ngành tài chính đồng thời giới

thiệu cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để có thể tự học và tự nghiên cứu các vấn đề

tài chính.

Nội dung của tài liệu tham khảo bao gồm 4 chương: Chương 1 - Tổng quan về tài chính,

Chương 2 - Đầu tư, Chương 3 - Quản trị tài chính, Chương 4 - Đạo đức nghề nghiệp

trong ngành tài chính. Quyển sách có cấu trúc 4 chương với phần giới thiệu, nội dung

chính, phần tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập ở cuối mỗi chương. Hy vọng rằng, từ những

trang sách được tác giả chăm chút này, người đọc có thể tìm được những gì hữu ích mà

mình cần và qua đó, hỗ trợ thiết thực cho công tác học tập, nghiên cứu và thực tiễn công

việc của mình. Nếu được như vậy thì đó chính là niềm vui có ý nghĩa và giá trị nhất mà

nhóm tác giả có được từ việc biên soạn quyển sách này.

Và cuối cùng, mặc dù đã rất cố gắng, song nhóm tác giả biết rằng quyển sách khó tránh

khỏi những sai sót, vì tài chính là một lĩnh vực rất rộng và luôn biến động không ngừng

trong thực tiễn. Trong nỗ lực để quyển sách ngày một hoàn thiện hơn, nhóm tác giả rất

mong nhận được những đóng góp quý báu của quý độc giả qua địa chỉ email

[email protected] hoặc [email protected]. Xin được tri ân sâu sắc sự quan tâm

của quý độc giả đã dành cho quyển sách!

TP. Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm 2022

Đồng chủ biên

ThS. Phạm Thị Mỹ Châu – ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

DANH SÁCH BIÊN SOẠN CÁC CHƯƠNG

Đồng chủ biên: ThS. Phạm Thị Mỹ Châu – ThS. Huỳnh Quốc Khiêm

Tác giả Biên soạn

ThS. Phạm Thị Mỹ Châu Chương 2, Chương 4

ThS. Huỳnh Quốc Khiêm Chương 1

ThS. Nguyễn Đặng Hải Yến Chương 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

DANH SÁCH BIÊN SOẠN CÁC CHƯƠNG

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH ...............................................................1

1.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH ....................................................................................1

1.1.1. Khái niệm tài chính ............................................................................................1

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của tài chính ........................................................2

1.1.2.1. Sự hình thành của tài chính ...............................................................................2

1.1.2.2. Quá trình phát triển của tài chính ......................................................................6

1.1.3. Khái niệm nguồn tài chính và quỹ tiền tệ ........................................................7

1.1.4. Bản chất của tài chính ........................................................................................8

1.1.5. Chức năng của tài chính ....................................................................................9

1.1.5.1. Chức năng phân phối tài chính ..........................................................................9

1.1.5.2. Chức năng giám đốc tài chính .........................................................................11

1.2. LÝ DO HỌC TÀI CHÍNH ..................................................................................12

1.2.1. Học tài chính để đưa ra các quyết định kinh tế sáng suốt ............................12

1.2.2. Học tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh và đầu tư sáng suốt ...13

1.2.3. Học tài chính để đưa ra các quyết định nghề nghiệp sáng suốt dựa trên các

hiểu biết cơ bản về tài chính kinh doanh ..................................................................14

1.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH ..........................................14

1.3.1. Nguyên tắc 1: Tiền tệ có giá trị theo thời gian ...............................................14

1.3.2. Nguyên tắc 2: Lợi nhuận tương quan với rủi ro ...........................................16

1.3.3. Nguyên tắc 3: Đa dạng hóa danh mục đầu tư ................................................18

1.3.4. Nguyên tắc 4: Thị trường tài chính là hiệu quả .............................................19

1.3.5. Nguyên tắc 5: Vấn đề người đại diện ..............................................................20

1.3.6. Nguyên tắc 6: Vấn đề danh tiếng ....................................................................22

1.4. CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ...................................................22

1.4.1. Khủng hoảng tín dụng năm 1772 ....................................................................22

1.4.2. Đại suy thoái năm 1929 - 1933 .........................................................................23

1.4.3. Cú sốc giá dầu OPEC năm 1973 .....................................................................26

1.4.4. Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 .....................................................27

1.4.5. Khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2008 ........................................................29

1.5. MỘT SỐ CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG TÀI

CHÍNH .........................................................................................................................30

1.5.1. Thành công của nữ tỷ phú Abigail Pierrepont Johnson ...............................30

1.5.2. Thành công của nữ tỷ phú Pollyanna Chu .....................................................32

1.5.3. Thất bại của Ngân hàng Lehman Brothers ....................................................33

1.6. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................35

1.6.1. Mục tiêu chung .................................................................................................35

1.6.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................35

1.6.3. Chuẩn đầu ra ....................................................................................................35

1.6.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ....................................................................36

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................37

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ..............................................................................38

Chương 2: ĐẦU TƯ ...................................................................................................39

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ ...............................................................................39

2.1.1. Khái niệm đầu tư ..............................................................................................39

2.1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư .......................................................................40

2.1.2.1. Vốn đầu tư .......................................................................................................40

2.1.2.2. Thời gian đầu tư ...............................................................................................40

2.1.2.3. Lợi nhuận .........................................................................................................40

2.1.2.4. Rủi ro ...............................................................................................................41

2.1.3. Vai trò của đầu tư .............................................................................................41

2.1.4. Phân biệt đầu tư và đầu cơ ..............................................................................42

2.1.5. Đầu tư tài chính ................................................................................................44

2.1.5.1. Khái niệm đầu tư tài chính ..............................................................................44

2.1.5.2. Các hình thức đầu tư tài chính phổ biến ..........................................................45

2.1.5.3. Một số kinh nghiệm dành cho những nhà đầu tư tài chính cá nhân khi mới tham

gia thị trường ................................................................................................................50

2.2. GIẢI THƯỞNG NOBEL KINH TẾ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC LÝ

THUYẾT ĐẦU TƯ .....................................................................................................52

2.2.1. Giải thưởng Nobel Kinh tế ...............................................................................53

2.2.2. Quá trình phát triển các lý thuyết đầu tư ......................................................54

2.2.2.1. Lý thuyết lâu đài trên không (Castle – in – the – Air Theory) ........................54

2.2.2.2. Lý thuyết đầu tư giá trị (Value Investing) .......................................................55

2.2.2.3. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory – MPT) ........56

2.2.2.4. Mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model – CAPM) ..........57

2.2.2.5. Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) .........................58

2.2.2.6. Lý thuyết định giá dựa trên kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage Pricing Theory

– APT) ..........................................................................................................................59

2.2.2.7. Lý thuyết kẻ ngu ngốc hơn (Greater Fool Theory) .........................................60

2.2.2.8. Lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral Finance Theory) ..............................61

2.3. MỘT SỐ CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG HOẠT

ĐỘNG ĐẦU TƯ ..........................................................................................................62

2.3.1. Một số câu chuyện thành công trong hoạt động đầu tư ................................62

2.3.1.1. Benjamin Graham ............................................................................................63

2.3.1.2. Warren Buffett .................................................................................................66

2.3.1.3. Jesse Lauriston Livermore ...............................................................................68

2.3.2. Một số câu chuyện thất bại trong hoạt động đầu tư .....................................69

2.3.2.1. Câu chuyện của Julian Hart Robertson ...........................................................69

2.3.2.2. Những thương vụ đầu tư không thành công của Warren Buffett ....................71

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................76

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ..............................................................................78

Chương 3: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ........................................................................79

3.1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH ............................................79

3.1.1. Khái niệm quản trị tài chính ...........................................................................79

3.1.2. Mục tiêu quản trị tài chính ..............................................................................81

3.1.3. Chức năng quản trị tài chính ...........................................................................84

3.1.4. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ..................................................84

3.1.5. Các kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị tài chính doanh nghiệp...........88

3.2. NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH .........................................90

3.2.1. Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền tệ ...........................................................90

3.2.2. Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận ........................................................91

3.2.3. Nguyên tắc chi trả .............................................................................................93

3.2.4. Nguyên tắc sinh lợi ...........................................................................................93

3.2.5. Nguyên tắc phù hợp ..........................................................................................93

3.2.6. Nguyên tắc gắn kết lợi ích của người quản lý và lợi ích cổ đông .................94

3.2.7. Tác động của thuế .............................................................................................96

3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH .................98

3.3.1. Khái niệm về giám đốc tài chính .....................................................................98

3.3.2. Mối quan hệ giữa giám đốc tài chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp

.......................................................................................................................................99

3.3.2.1. Giám đốc tài chính và giám đốc điều hành ...................................................100

3.3.2.2. Giám đốc tài chính và kế toán .......................................................................100

3.4. MỘT SỐ BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG QUẢN TRỊ TÀI

CHÍNH .......................................................................................................................101

3.4.1. Một số bài học thành công .............................................................................101

3.4.2. Một số bài học thất bại ...................................................................................102

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...........................................................................................104

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ............................................................................104

Chương 4: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH ..........106

4.1. CÁC VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH ...................106

4.1.1. Chuyên viên phân tích tài chính ...................................................................106

4.1.2. Chuyên viên môi giới chứng khoán ..............................................................107

4.1.3. Chuyên viên tư vấn tài chính .........................................................................108

4.1.4. Chuyên viên tư vấn đầu tư ............................................................................109

4.1.5. Chuyên viên quản lý rủi ro ............................................................................110

4.1.6. Chuyên viên quản lý danh mục đầu tư .........................................................110

4.2. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH ......................113

4.2.1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ..................................................................113

4.2.2. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp ......................................................117

4.2.3. Trách nhiệm đối với bản thân và xã hội .......................................................119

4.3. MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH

TÀI CHÍNH ...............................................................................................................122

4.3.1. Các kỹ năng trong quá trình học và tự học về tài chính .............................122

4.3.2. Các kỹ năng để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính ...............124

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...........................................................................................125

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ............................................................................126

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

 BẢNG

Bảng 1.1. Mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của các loại quỹ đầu tư trong sản

phẩm “Điểm tựa đầu tư” của Công ty Manulife Việt Nam ....................................17

Bảng 1.2. Thay đổi các chỉ số kinh tế giai đoạn 1929 – 1933 ..................................24

Bảng 1.3. Một số đồng tiền trượt giá thời kỳ khủng hoảng tài chính Đông Á ......27

Bảng 1.4. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính .......35

Bảng 2.1. Phân biệt đầu tư và đầu cơ .......................................................................43

Bảng 3.1. Minh họa về một danh mục đầu tư ..........................................................92

Bảng 3.2. Xem xét tác động của thuế đến 2 phương án lựa chọn ..........................97

 HÌNH

Hình 1.1. Minh họa quan hệ tài chính ........................................................................1

Hình 1.2. Minh họa điều kiện hình thành và phát triển của tài chính ....................2

Hình 1.3. Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển của tiền tệ ....................................3

Hình 1.4. Minh họa phương thức trao đổi trực tiếp ..................................................4

Hình 1.5. Minh họa phương thức trao đổi gián tiếp ..................................................5

Hình 1.6. Minh họa mối quan hệ giữa nguồn tài chính và các quỹ tiền tệ ..............7

Hình 1.7. Minh họa quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại của tài chính ..9

Hình 1.8. Minh họa về một danh mục đầu tư ..........................................................19

Hình 1.9. Minh họa mối quan hệ giữa mục tiêu của chủ sở hữu và người quản lý

.......................................................................................................................................21

Hình 1.10. Alexander Fordyce ...................................................................................23

Hình 1.11. Dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ Đại Suy thoái ......................................24

Hình 1.12. Giá dầu tại Hoa Kỳ giai đoạn 1945 – 2005 ............................................26

Hình 1.13. Tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 1995 – 2020 ...............................29

Hình 1.14. Abigail Pierrepont Johnson ....................................................................31

Hình 1.15. Pollyanna Chu ..........................................................................................32

Hình 3.1. Vị trí giám đốc tài chính (CFO) trong doanh nghiệp .............................99

1

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH

Chương 1 cung cấp khái niệm tổng quát về tài chính, những lý do chủ yếu của việc học

ngành tài chính, các nguyên tắc cơ bản của tài chính, thông tin và số liệu về các cuộc

khủng hoảng tài chính nổi bật trong lịch sử, một số câu chuyện thành công và thất bại

của các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực tài chính, và chương trình đào tạo chuyên

ngành Tài chính tại nhà trường.

1.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH

1.1.1. Khái niệm tài chính

Tài chính là một ý niệm nền tảng trong kinh tế học, và đây là một phạm trù khách quan.

Sự xuất hiện, tồn tại và tiến hóa của tài chính luôn đi đôi với sự phát sinh của nền kinh

tế hàng hóa - tiền tệ và sự xuất hiện của các thể chế nhà nước, do vậy nó hoàn toàn độc

lập với ý muốn chủ quan của con người. Nói cách khác, sự ra đời của các mối quan hệ

thuộc phạm trù tài chính là một tiến trình không thể đảo ngược trong tiến trình lịch sử

nhân loại.

Hình 1.1. Minh họa quan hệ tài chính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Về bản chất, tài chính được định nghĩa là hệ thống các mối liên hệ kinh tế, được thực

hiện trong quá trình phân chia của cải xã hội và các nguồn tài chính bằng việc kiến tạo,

bổ sung và tiêu dùng các quỹ tiền tệ để hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế - xã hội cụ

thể (Lê Thị Tuyết Hoa và Đặng Văn Dân, 2017). Như vậy, tài chính là một khái niệm

trừu tượng và là một phạm trù rộng. Tài chính chứa đựng các mối liên hệ kinh tế phát

sinh giữa các đối tượng trong xã hội khi họ tạo lập, bổ sung và sử dụng các quỹ tiền tệ

của mình. Tiếp cận khái niệm tài chính đồng nghĩa với tiếp cận các sự liên kết kinh tế

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!