Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu giáo án ngữ văn 9 pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngày soạn: 03/01/2012
Tuần 20, Tiết 91 - 92
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( Chu Quang Tiềm )
A. Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của
văn bản
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2.Kĩ năng:
- Biết cách đọc-hiểu một văn bản dịch
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Giúp các em ham đọc sách và có ý thức giữ gìn sách
B. Chuẩn bị:
- GV: Chương trình; Bài soạn;
- HS: Vở BTNV, các câu hỏi trong sgk.
C. Tiến trình các hoạt động :
*Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ
*Hoạt động 2 –GIỚI THIỆU BÀI
Chuyên mục “ Mỗi ngày một cuốn sách” trong chương trình chào buổi sáng trên ti vi có
mang lại cho em suy nghĩ gì không?( HS trả lời)
GV chốt: Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm không những cho ta thấy việc đọc sách là
cao quí mà còn chỉ ra một phương pháp đọc sách hữu hiệu
*Hoạt động 3 – BÀI MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học
HDTìm hiểu chung về văn bản.
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- GV bổ sung: Bài viết là kết quả tích luỹ kinh
nghiệm, là lời bàn tâm huyết, kinh nghiệm quý
báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.
- GV giới thiệu Bàn về đọc sách -> trích trong
cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui
nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995.;
- GV yêu cầu HS đọc văn bản: Đọc rõ ràng,
mạch lạc; HS dựa vào SGK giải thích một số từ.
- Hãy nêu bố cục của văn bản. Dựa vào bố cục
luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề
nghị luận?
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả: Chu Quang Tiềm
(1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận
học nổi tiếng của Trung Quốc.
b) Tác phẩm:“ Bàn về đọc sách”
in trong cuốn "Danh nhân Trung
Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn
của việc đọc sách".
2. Đọc –tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu -> “... thế giới
mới” => Sự cần thiết, ý nghĩa của
việc đọc sách.
- Phần 2: tiếp -> “... tự tiêu hao
lực lượng” => Những khó khăn,
nguy hại hay gặp của việc đọc
sách trong tình hình hiện nay.
HD Tìm hiểu chi tiết văn bản
? Trong đoạn này câu văn nào mang tính khái
quát nhất.
“ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách....của
toàn nhân loại”
? Để phân tích luận điểm này, tác giả đã đưa
ra các lí lẽ gì? ( các luận cứ)
+ Hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
Sách ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức,
mọi thành quả mà loài người tích lũy được qua
các thời đại
+ Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân
loại.
+ Muốn nâng cao học vấn phải dựa vào sách, di
sản tinh thần của nhân loại đạt được trong quá
khứ làm điểm xuất phát.
? Tác giả đã trình bày ý nghĩa của việc đọc
sách như thế nào?
+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường
chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện
thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp
thu cái mới.
? Tác giả đã lập luận vấn đề này một cách chặt
chẽ, em hãy tìm chi tiết chứng minh.(HS thảo
luận)
=> Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ
làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời
đại này: “Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân
loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết
chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến
mấy trăm năm, thậm chí là mấy ngàn năm
trước…”.Từ cách lập luận trên, tác giả đã đưa ra
ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: “Trả món nợ
với thành quả nhân loại trong quá khư, ôn lại
kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ
mấy nghìn năm…”; Là sự hưởng thụ các kiến
thức , thành quả của bao người đã khổ công tìm
kiếm mới thu nhận được.
- Phần 3: Còn lại: Bàn về phương
pháp chọn sách và đọc sách
II. Tìm hiểu văn bản:
a. Nội dung:
1.Ý nghĩa, tầm quan trọng của
sách:
- Sách có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trên con đường phát triển
của nhân loại bởi nó chính là
kho tàng kiến thức quý báu, là di
sản tình thần mà loài người đúc
kết được trong hàng nghìn năm.
- Đọc sách là một con đường
quan trọng để tích lũy và nâng
cao vốn tri thức.
? Tìm luận điểm chính của đoạn văn.
“ Lịch sử càng tiến lên....càng không dễ”
? Theo em đọc sách có dễ không?
Sách vở tích lũy càng nhiều kiến thức thì việc
đọc sách là không dễ
2) Thực trạng của việc đọc sách
hiện nay: