Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
PREMIUM
Số trang
336
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1393

Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 2 −

Kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ICCPR

(1982 - 2012)

− 3 −

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN

CON NGƯỜI & QUYỀN CÔNG DÂN

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC

QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

(ICCPR, 1966)

(Tài liệu tham khảo)

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

HÀ NỘI – 2012

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 4 − − 5 −

MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁCH ................................................................................................ 9

LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 13

Chương I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ICCPR .............................. 19

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ..........................................................................................................19

1.1 Nền tảng lịch sử và tư tưởng của các quyền dân sự và chính trị .................................. 19

1.2. Đặc điểm của các quyền dân sự và chính trị............................................................... 28

1.3 Sự ra đời của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966) .......... 32

2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ICCPR ................................................................................. 39

2.1. Khái quát .................................................................................................................. 39

2.2. Hai Nghị định thư bổ sung ........................................................................................ 44

2.3. Giới hạn và tạm đình chỉ thực hiện quyền ................................................................. 46

2.4. Tham gia, bảo lưu và tuyên bố .................................................................................. 52

2.5. Giải thích ICCPR......................................................................................................... 58

3. TÌNH HÌNH THAM GIA ICCPR VÀ HAI NGHỊ ĐỊNH THƯ ........................................................... 62

3.1.Tình hình trên thế giới ............................................................................................... 62

3.2. Việt Nam................................................................................................................... 65

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 6 −

Chương II: CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG ICCPR.................................................... 71

1. Quyền tự quyết (Right of Self-determination) (Điều 1) ....................................................... 74

2. Quyền sống (Right to Life) (Điều 6) ..................................................................................... 82

3. Quyền không bị tra tấn và quyền được đối xử nhân đạo

(Freedom from Torture and Rights to Humane Treatment) (Điều 7 và 10)........................ 107

4. Quyền tự do không bị làm nô lệ hay nô dịch

(Freedom from Slavery and Servitude) (Điều 8)................................................................ 140

5. Quyền tự do và an toàn cá nhân (Liberty and Security of Person) (Điều 9) ........................ 150

6. Quyền tự do đi lại và cư trú (Freedom of Movement and Residence) (Điều 12)................. 175

7. Quyền về thủ tục khi trục xuất người nước ngoài

(Procedural Rights Against Expulsion) (Điều 13)............................................................... 191

8. Quyền về xét xử công bằng (Right to a Fair Trial) (Điều 14)............................................... 200

9. Quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng và không bị áp dụng luật hồi

tố (Freedom from Imprisonment for Inability to Fulfil a Contract, and Prohibition of

Retroative Criminal Laws) (Điều 11 và Điều 15) ................................................................ 248

10. Quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật

(Right to Recognition as a Person before the Law) (Điều 16)............................................ 252

11. Quyền được bảo vệ sự riêng tư (Right to Privacy) (Điều 17)............................................. 255

12. Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo

(Freedom of Thought, Conscience, and Religion) (Điều 18) .............................................. 273

13. Quyền tự do biểu đạt (Freedom of Expression) (Điều 19 và Điều 20) ............................... 306

14. Quyền tự do hội họp và lập hội (Freedom of Assembly Association) (Điều 21 và Điều 22) 356

15. Bảo vệ gia đình (Protection of the Family) (Điều 23)....................................................... 383

17. Quyền tham gia chính trị (Right of Political Participation) (Điều 25)............................... 411

18. Quyền không bị phân biệt đối xử (Rights of Non-discrimination) (Điều 2 (1), 3 và 26) .... 423

19. Quyền của người thiểu số (Rights of Minorities) (Điều 27) .............................................. 442

Các chữ viết tắt

− 7 −

Chương III: ỦY BAN NHÂN QUYỀN (HRC) VỚI VIỆC GIÁM SÁT THỰC THI ICCPR ........................ 451

1. Khái quát .......................................................................................................................... 451

2. Cơ cấu, thẩm quyền và kỳ họp của Ủy ban Nhân quyền..................................................... 453

3. Xem xét báo cáo định kỳ của các quốc gia thành viên ....................................................... 460

4. Banh hành các Bình luận chung ........................................................................................ 475

5. Xem xét khiếu nại cá nhân ................................................................................................ 476

6. Một số hình thức hoạt động khác...................................................................................... 487

7. Những thách thức và tương lai của Ủy ban........................................................................ 489

PHỤ LỤC

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966 ........................................... 494

NGHỊ ĐỊNH THƯ KHÔNG BẮT BUỘC THỨ NHẤT BỔ SUNG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966 .......................................................................... 532

NGHỊ ĐỊNH THƯ KHÔNG BẮT BUỘC THỨ HAI BỔ SUNG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN

SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, VỀ VIỆC BÃI BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH, 1989 ................................................ 540

CÁC QUY TẮC THỦ TỤC CỦA ỦY BAN NHÂN QUYỀN................................................................. 546

CÁC NGUYÊN TẮC SIRACUSA VỀ GIỚI HẠN VÀ ĐÌNH CHỈ CÁC ĐIỀU KHOẢN

TRONG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1984 ........................... 591

BÌNH LUẬN CHUNG SỐ 34 CỦA ỦY BAN NHÂN QUYỀN............................................................ 616

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ................................................................................................. 670

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 8 −

MỤC MỤC

Các chữ viết tắt

− 9 −

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁCH

Chữ viết tắt Tên đầy đủ

AI Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International)

BLC Bình luận chung (của HRC)

CAT Ủy ban chống tra tấn (Committee Against Torture);

Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và

đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác

(Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman

or Degrading Treatment or Punishment)

CEDAW Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử

với phụ nữ (Committee on the Elimination of All

Forms of Discrimination against Women)

CERD Ủy ban giám sát Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả

các hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc

(Committee on the Elimination of All Forms of Racial

Discrimination)

CIDT Đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ

thấp nhân phẩm (Cruel, inhumane, and degrading

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 10 −

treatment)

CRC Công ước về quyền trẻ em (Convention on the

Rights of the Child)

ECHR Tòa án Nhân quyền châu Âu (European Court of

Human Rights)

ECOSOC Hội đồng kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc (Economic

and Social Council)

HRBA Tiếp cận dựa trên quyền con người (Human Rights

Based Approach)

HRC Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee)

HRW Tổ chức Giám sát nhân quyền (Human Rights

Watch)

ICC Tòa án Hình sự quốc tế (International Criminal

Court)

ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị,

1966 (International Covenant on Civil and Political

Rights)

ICERD Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức

phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965 (International

Convention on the Elimination of All Forms of Racial

Discrimination)

ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và

văn hóa, 1966 (International Covenant on

Economic, Social and Cultural Rights)

ICJ Tòa án Công lý quốc tế (International Court of

Justice)

Các chữ viết tắt

− 11 −

ICPPED Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị

mất tích cưỡng bức, 2006 (International Convention

for the Protection of All Persons from Enforced

Disappearance)

ICRPD Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật,

2006 (International Convention on the Rights of

Persons with Disabilities)

ILO Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour

Organization)

MWC Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả người

lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ,

1990 (International Convention on the Protection of

the Rights of All Migrant Workers and Members of

Their Families)

OHCHR Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc

(Office of the High Commissioner for Human Rights)

OP Nghị định thư tùy chọn (Optional Protocol)

UDHR Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người, 1948

(Universal Declaration of Human Rights)

UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (United

Nations Development Programme)

UNESCO Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa Liên Hợp

Quốc (the United Nations Educational, Scientific and

Cultural Organization)

UNHCR Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn

(The Office of the United Nations High

Commissioner for Refugees)

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 12 −

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (United Nations

Children's Fund)

UNIFEM Quỹ phát triển phụ nữ của Liên Hợp Quốc (United

Nations Development Fund for Women)

UPR Cơ chế đánh giá nhân quyền định kỳ toàn thể

(Universal Periodic Review)

WGAD Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện (Working Group

on Arbitrary Detention)

WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

Lời giới thiệu

− 13 −

LỜI GIỚI THIỆU

ông ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

(International Covenant on Civil and Political Rights,

viết tắt là ICCPR, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông

qua năm 1966), là điều ước quốc tế quan trọng nhất bảo vệ

và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị của mọi cá nhân

trong cộng đồng nhân loại. Công ước này, cùng với Tuyên

ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948, viết tắt là UDHR) và

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

(1966, viết tắt là ICESCR) hợp thành một “bộ luật nhân

quyền quốc tế”. Đến nay đã có hai Nghị định thư bổ sung

cho ICCPR liên quan đến giải quyết khiếu nại cá nhân và

bãi bỏ hình phạt tử hình.

Năm 2012 đánh dấu một mốc quan trọng 30 năm Việt

Nam trở thành thành viên của ICCPR (Việt Nam gia nhập

Công ước này vào ngày 24/9/1982). Từ khi tham gia công

ước này, Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể

để bảo đảm các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong

C

GI

ỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN S

Ự & CHÍNH TRỊ

− 14

ICCPR được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn. Tuy

nhiên, do một số yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt

do hiểu biết về các chuẩn mực và cơ chế quốc tế bảo đảm

còn giới hạn, việc thực thi ICCPR ở nước ta vẫn còn những

tồn tại, hạn chế.

Liên quan đến ICCPR, từ trước đến nay đã có một số

công trình nghiên cứu về công ước này xuất bản ở Việt

Nam, trong đó tiêu biểu như hai cuốn: Một số vấn đề về

quyền dân sự và chính trị và Tuyên ngôn thế giới và hai Công

ước 1966 về quyền con người của Viện nghiên cứu quyền con

người Học viện CTQG Hồ Chí Minh xuất bản những năm

1997 và 2002, cuốn Những vấn đề lý luận và thực tiễn của

nhóm quyền dân sự, chính trị của Viện Khoa học Xã hội Việt

Nam xuất bản năm 2011...

Những công trình nêu trên chứa đựng khá nhiều thông

tin về ICCPR, tuy nhiên vẫn còn những giới hạn nhất

định về độ sâu phân tích nội dung của công ước cũng như

cơ chế bảo đảm thực thi nó. Vì vậy, Trung tâm Nghiên

cứu Quyền con người – Quyền công dân thuộc Khoa Luật

ĐHQG Hà Nội quyết định tổ chức biên soạn và xuất bản

cuốn sách này nhằm cung cấp thêm một nguồn tài liệu

tham khảo cho việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện

ICCPR ở Việt Nam.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã

tham khảo một số sách chuyên khảo về ICCPR của một số

Lời giới thiệu

− 15

chuyên gia nước ngoài, trong đó đặc biệt là cuốn Công ước

quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: vụ việc, tư liệu và

bình luận (“The International Convenant on Civil and

Political Rights: Cases, Materials and Commentary”) của

nhóm tác giả bao gồm Sarah Joseph, Jenny Schults và

Melissa Castan (NXB Đại học Oxford, Second Edition,

2004) và cuốn Công ước Liên Hợp Quốc về các quyền dân sự

và chính trị - Bình luận ICCPR (“U. N Covenant on Civil and

Political Rights – ICCPR Commentary”) của Manfred

Nowak (NXB N. P. Engel, tái bản lần thứ hai, có sửa chữa,

bổ sung, 2005). Nếu như công trình của M. Nowak bình

luận từng điều khoản của ICCPR và hai Nghị định thư bổ

sung kèm theo phụ lục rất chi tiết, thì công trình của nhóm

tác giả Sarah Joseph, Jenny Schults và Melissa Castan lại

xen kẽ trích dẫn các vụ việc, bình luận chung khi phân tích

các điều khoản của công ước. Chính vì vậy, cách trình bày

của nhóm tác giả này được chúng tôi tham khảo nhiều hơn

trong cuốn sách.

Ngoài ra, khi phân tích nội hàm của các quyền dân sự và

chính trị, chúng tôi còn sử dụng các nguồn khác bao gồm

các Bình luận chung (General Comments) của Ủy ban nhân

quyền (Human Rights Committee, viết tắt là HRC) - cơ quan

giám sát thực thi ICCPR1 và các quan điểm (Views, còn

1 Các bình luận chung này (tính đến nay đã bao gồm 34 bản) hầu hết đã

được dịch sang tiếng Việt và tập hợp trong cuốn “Quyền con người:

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 16 −

được gọi là phán quyết, quyết định) của HRC khi giải quyết

các khiếu nại cá nhân về các quyền dân sự, chính trị. Cuối

cùng, ngoài các loại nguồn đã nêu, một số văn kiện quốc tế

khác về nhân quyền (các công ước, tuyên bố, nghị quyết... )

của các cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác

cũng được chúng tôi tham khảo và sử dụng để phân tích

trong quá trình biên soạn sách.

Để bạn đọc tiện theo dõi và tham khảo, sách có phần

Phụ lục bao gồm một số văn kiện pháp lý cơ bản liên quan

(ICCPR, hai Nghị định thư của công ước, Các quy tắc thủ

tục hoạt động của HRC...), Bình luận chung số 34 của

HRC2 và danh sách các thành viên ICCPR và hai nghị định

thư của Công ước.

Như đã đề cập, ICCPR là điều ước quốc tế cơ bản, quan

trọng nhất về nhóm quyền dân sự, chính trị; vì vậy, chỉ trong

một cuốn sách, khó có thể phân tích đầy đủ tất cả nội dung

rộng lớn của Công ước. Do giới hạn về nguồn lực và thời

gian, cuốn sách này không tránh khỏi những hạn chế, sai

sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp

chân tình của bạn đọc để có thể hoàn thiện ấn phẩm này

Tập hợp những bình luận / khuyến nghị chung của các ủy ban công ước

Liên Hợp Quốc” của Khoa Luật ĐHQG Hà Nội ( Nxb Công an Nhân

dân, 2010).

2 Mới được HRC thông qua vào năm 2011, chưa có trong cuốn Tập hợp

nêu trên.

Lời giới thiệu

− 17 −

trong những lần tái bản sau. Mọi góp ý vui lòng gửi về địa

chỉ: [email protected].

Hà Nội, tháng 3 năm 2012

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN

CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG DÂN

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 18 −

Trang trang

Lịch sử hình thành và những nội dung cơ bản của ICCPR

− 19 −

C hư ơn g I

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI

DUNG CƠ BẢN CỦA ICCPR

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

1.1 Nền tảng lịch sử và tư tưởng của các quyền dân sự và chính trị

“Quyền con người” hay “nhân quyền” (human rights) là

một khái niệm tiến triển theo thời gian. Khái niệm này gắn

bó chặt chẽ với sự phát triển của tôn giáo, tư tưởng, tập quán

và pháp luật trong các giai đoạn lịch sử của nhân loại.

Cho dù về sau này, người ta thường xếp chung các quyền

dân sự và chính trị thuộc cùng một nhóm và gọi là “thế hệ

quyền con người thứ nhất” (trong tương quan với “thế hệ thứ

hai” là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa), các quyền chính

trị (quyền hội họp, lập hội, bầu cử, ứng cử, tham gia đời sống

chính trị…) trên thực tế ra đời chậm hơn nhiều so với các

quyền dân sự. Trong khi những bộ luật đầu tiên của nhân

loại, ví dụ như Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TCN), Bộ

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 20 −

luật của Cyrus Đại đế (khoảng 550 TCN), Bộ luật Ashoka

(khoảng 273 – 231)… đã đề cập đến việc bảo vệ các quyền

dân sự thì các quyền chính trị phải đợi đến sau cách mạng tư

sản mới được ghi nhận chính thức vào luật pháp.

Từ thời kỳ La Mã đến trước cách mạng tư sản, nhiều văn

kiện Đại Hiến chương Magna Carta (1215), Bộ luật về

quyền (1689) của nước Anh, Bộ luật Hồng Đức (Quốc

Triều Hình Luật (1470-1497) của Việt Nam… đã chứa đựng

nhiều quy định bảo vệ các quyền sống, quyền an toàn thân

thể, quyền tài sản, đồng thời có cả những quy định cụ thể về

quyền của một số nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ

em, người già... Các bộ luật này ít nhiều chịu ảnh hưởng của

tư tưởng nhân văn trong các học thuyết tôn giáo mà xuất

phát từ bảo vệ nhân phẩm của con người. Sau thời kỳ Trung

Cổ, thời kỳ Phục hưng và Khai sáng mở đường cho nhiều

học thuyết, tư tưởng tiến bộ về chính trị - xã hội ra đời hoặc

hồi sinh, phát triển đến tầm cao mới, trong đó có tư tưởng

về pháp luật tự nhiên và quyền tự nhiên. Những người theo

học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights) cho rằng

quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá

nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành

viên của gia đình nhân loại. Các quyền con người, do đó,

không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn

hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức,

cộng đồng hay nhà nước nào. Vì vậy, không một chủ thể

nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các

Lịch sử hình thành và những nội dung cơ bản của ICCPR

− 21 −

quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân. Các triết

gia tiêu biểu theo khuynh hướng này có thể kể đến là

Thomas Hobbes (1588–1679), John Locke (1632-1704),

Francis Hutcheson (1694 – 1746), Thomas Paine (1731–

1809), John Stuart Mill (1806 – 1873)…

Cuốn sách Thủy quái (Leviathan, 1651) của Thomas

Hobbes (1588-1679) đã thiết lập nền tảng cho nền triết học

chính trị phương Tây theo quan điểm lý thuyết về khế ước

xã hội. Hobbes ủng hộ chính thể chuyên chế nhưng ông

cũng phát triển các nguyên tắc cơ bản của tư tưởng tự do

châu Âu như quyền được bầu cử của các cá nhân, quyền

bình đẳng tự nhiên của mọi người, quan điểm tất cả quyền

lực chính trị hợp pháp phải mang tính “đại diện” và dựa trên

sự đồng thuận của nhân dân... Ông cho rằng cuộc sống

trong trạng thái tự nhiên, trước khi có nhà nước và pháp

luật, là “đơn độc, nghèo khó, dã man và ngắn ngủi”. Thomas

Hobbes cho rằng quyền tự nhiên cốt yếu của con người là

“được sử dụng quyền lực của chính mình để bảo đảm cuộc

sống của bản thân mình, và do đó, được làm bất cứ điều gì

mà mình cho là đúng đắn và hợp lý…”

John Locke (1632 – 1704), nhà triết học người Anh, đã

phát triển thêm lý thuyết về quyền tự nhiên và về khế ước xã

hội. Qua các tác phẩm của mình, ông đấu tranh chống lại chủ

nghĩa chuyên chế và đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do. Về

cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí để đi tìm chân lý

thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt hoặc sinh ra bởi niềm tin mù

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 22 −

quáng. Tác phẩm Hai chuyên luận về chính quyền (Two

Treatises of Government, 1689) của Locke đã bàn khá kỹ về

các quyền tự nhiên của con người, trong đó ông đặc biệt

quan tâm đến quyền sống, tự do và quyền tài sản. Locke cho

rằng các quyền tự nhiên này không thể bị hạn chế trong các

khế ước xã hội. Ông cũng cho rằng các chính phủ chẳng qua

chỉ là một dạng “khế ước xã hội” giữa những kẻ cai trị và

những người bị trị, trong đó những người bị trị (đa số công

dân) tự nguyện ký vào bản khế ước này với kỳ vọng và mong

muốn sử dụng chính phủ như là một phương tiện để bảo vệ

các “quyền tự nhiên” của họ chứ không phải để ban phát và

quy định các quyền cho họ. Từ cách tiếp cận đó, John Locke

cho rằng các chính phủ chỉ có thể “chính danh” hay “hợp

pháp” khi thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền

bẩm sinh, vốn có của công dân…

Thomas Hobbes (1588-1679) và John Locke (1632 – 1704),

hai nhà tư tưởng đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan điểm

về các quyền tự nhiên của con người

Lịch sử hình thành và những nội dung cơ bản của ICCPR

− 23 −

Triết gia người gốc Ireland là người đầu tiên phân biệt

giữa các quyền con người mà nhà nước có thể hạn chế và

không thể hạn chế (tước đoạt) Francis Hutcheson.

Hutcheson, trong tác phẩm Nghiên cứu về nguồn gốc tư tưởng

của chúng ta về cái đẹp và đạo đức (Inquiry into the Original of

Our Ideas of Beauty and Virtue, 1725), đã nêu quan điểm về

các quyền không thể tước đoạt và quyền phản kháng nếu

những quyền đó bị xâm phạm. Ông cho rằng “Tại bất cứ nơi

nào mà có sự xâm phạm đến các quyền không thể tước đoạt

(unalienable rights), sẽ phải có quyền phản kháng lại (right

to resistance)…Các quyền không thể tước đoạt là các giới

hạn cần thiết đối với mọi chính quyền.” Tuy nhiên,

Hutcheson cũng nhận thức rõ về giới hạn đối với các quyền

không thể tước đoạt khi ông cho rằng “sẽ không có quyền

nào, hoặc giới hạn đối với quyền, mà không phù hợp hoặc

đối nghịch với lợi ích rộng lớn của cộng đồng”. Trong tác

phẩm Một hệ thống triết học đạo đức (A System of Moral

Philosophy, 1755), Hutcheson tiếp tục triển khai ý tưởng về

các quyền không thể tách rời của mình dựa trên nền tảng

nguyên tắc tự do lương tâm của thời kỳ Khai sáng. Ông

nhấn mạnh rằng quyền phán xét của mỗi cá nhân (private

judgment) cũng không thể bị ép buộc thay đổi bởi bất kỳ ai,

bởi bất kỳ khế ước hay lời tuyên thệ nào, cho nên nó cũng là

một quyền không thể tước đoạt.

Thomas Paine, người được cho là nhắc đến thuật ngữ

“nhân quyền” (“human rights”) đầu tiên (trong tác phẩm

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 24 −

Các quyền của con người - Rights of Man, 1791), nhấn mạnh

rằng các quyền không thể được ban phát bởi bất kỳ chính

phủ nào, bởi lẽ điều đó sẽ đồng thời cho phép các chính phủ

được rút lại các quyền ấy theo ý chí của họ… Như thế,

Thomas Paine đã gián tiếp khẳng định rằng các quyền của

con người là những giá trị tự nhiên.

Lý thuyết về quyền tự nhiên bị phê phán nặng nề bởi các

triết gia theo quan điểm luật thực chứng (luật do con người

đặt ra (positive law)), trái với luật tự nhiên (natural law), và đi

kèm với nó là quan niệm về quyền pháp lý (legal rights).

Quan điểm này cho rằng các quyền con người không phải là

những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các

nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm

pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa. Như vậy,

theo học thuyết về quyền pháp lý, ở góc phạm vi, giới hạn và

độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người

phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như

phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa... của các xã hội. Ở

đây, trong khi các quyền tự nhiên có tính đồng nhất trong

mọi hoàn cảnh (universal), mọi thời điểm, thì các quyền pháp

lý mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa và

chính trị (culturally and politically relative). Hai học giả tiêu

biểu cho học thuyết này có thể kể là Edmund Burke (1729-

1797) và Jeremy Bentham (1748-1832). Edmund Burke,

trong tác phẩm Suy nghĩ về Cách mạng Pháp (Reflections on

the Revolution in France, 1770) và Jeremy Bentham, trong tác

Lịch sử hình thành và những nội dung cơ bản của ICCPR

− 25 −

phẩm Phê phán học thuyết về các quyền tự nhiên, không thể tước

bỏ (Critique of the Doctrine of Inalienable, Natural Rights,

1843) cùng cho rằng ý tưởng về các quyền tự nhiên là trừu

tượng và thiếu cơ sở. Bentham còn cho rằng quyền tự nhiên

là “vô nghĩa lửng lơ” (nonsense upon stilts) và chẳng có quyền

nào lại không thể tước bỏ (inalienable).

Những tư tưởng về quyền con người ở châu Âu thời kỳ

Khai sáng đã có ảnh hưởng quan trọng đến các cuộc cách

mạng nổ ra vào cuối thế kỷ XVIII. Đến lượt mình, hai cuộc

cách mạng tại Hoa Kỳ và Pháp đã có những tác động to lớn

vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về

quyền con người không chỉ ở hai quốc gia này mà còn trên

toàn thế giới. Mười ba thuộc địa ở Bắc Mỹ sau khi tuyên bố

độc lập với đế chế Anh vào năm 1776 đã thông qua Tuyên

ngôn độc lập, trong đó khẳng định “Mọi người sinh ra đều

bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể

xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Mười ba

năm sau đó (1789), nhân dân Pháp, mà chủ yếu là thợ

thuyền, trí thức và một số thị dân, đã đứng lên lật đổ chế độ

phong kiến, thành lập nền cộng hoà đầu tiên và công bố bản

Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền. Điều 1 bản

Tuyên ngôn này khẳng định: “Người ta sinh ra và sống tự do

và bình đẳng về các quyền...” Không dừng lại ở những

nguyên tắc như Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ, Tuyên

ngôn 1789 của người Pháp đã xác định một loạt quyền cơ

GI

ỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN S

Ự & CHÍNH TRỊ

− 26

bản của con người như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở

hữu, quyền được bảo đảm an ninh và chống áp bức, quyền

bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép,

quyền được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh là phạm

tội, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền tự do

ngôn luận, quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nước...,

đồng thời đề cập đến những biện pháp cụ thể nhằm bảo

đảm thực hiện các quyền này. 3

Quyền con người thực sự nổi lên như một vấn đề ở tầm

quốc tế từ những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với cuộc

đấu tranh nhằm xoá bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ diễn

ra rất mạnh mẽ và liên tục tới tận cuối thế kỷ đó và phong

trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao

động và bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang

trên thế giới. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, Hội Quốc

Liên và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) được thành lập đã

nâng nhận thức và các hoạt động về quyền con người thêm

một bước lớn. Cùng với cuộc Cách mạng Nga năm 1917 và

sự hình thành, phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ

nghĩa trong những thập kỷ 1940 đến 1980 của thế kỷ trước,

các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được đề cao, và đặc biệt,

các quyền độc lập và tự quyết của các dân tộc được cổ vũ.

3 Xem hai bản tuyên ngôn này trong sách Tư tưởng về quyền con người –

Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, 2011,

tr.118.

Lịch sử hình thành và những nội dung cơ bản của ICCPR

− 27

Đây là những quyền con người mà trước đó đã không hoặc

ít được đề cập trên các diễn đàn quốc tế, nay tồn tại gần như

song song, ngang hàng với các quyền dân sự và chính trị.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, việc Liên Hợp Quốc ra

đời vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 và thông qua bản

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (Universal

Declaration of Human Rights - UDHR) là một bước tiến mới

khẳng định các quyền phổ quát cho toàn thể nhân loại. Bản

Tuyên ngôn này, trong khi phản ánh sự đa dạng của các nền

tảng tư tưởng, văn hóa và lịch sử, ghi nhận trang trọng lần

đầu tiên các quyền dân sự và chính trị cơ bản, bên cạnh các

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, cho mọi cá nhân trong

cộng đồng nhân loại. Bản Tuyên ngôn, với 30 điều khoản,

cũng chính là nền tảng cho hai công ước quốc tế về quyền

con người cùng được thông qua vào năm 1966, bao gồm

Công ước về các quyền dân sự, chính trị (International

Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR).

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đặc biệt là sau Hội

nghị nhân quyền thế giới tại Viên (Áo) năm 1993, khuynh

hướng phân chia giữa hai nhóm quyền (dân sự, chính trị và

kinh tế, xã hội, văn hóa) giảm dần, quan điểm nhấn mạnh

cực đoan các quyền dân sự và chính trị của các nước phương

Tây cũng nhẹ bớt. Tuyên bố Viên 1993 đã liên kết các vấn

đề dân chủ, quyền con người và phát triển bền vững, cũng

như nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền con

người trên mọi lĩnh vực. Cùng thời gian này, với sự nổi lên

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 28 −

của các tổ chức phát triển, những khái niệm mới như tính

minh bạch, trách nhiệm giải trình... được phổ biến rộng rãi

đã giúp hình thành cách tiếp cận dựa trên quyền con người

(human rights based approach – HRBA) đối với phát triển.

Hai lĩnh vực quyền con người và phát triển bền vững càng

ngày càng được kéo xích lại gần nhau hơn. Nếu như trước

đây, các tổ chức phi chính phủ quốc tế như Giám sát nhân

quyền (Human Rights Watch - HRW) hay Ân xá quốc tế

(Amnesty International – AI) chủ yếu quan tâm đến các

quyền dân sự và chính trị thì hiện nay đã mở dần đến các

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Mặc dù vậy, nhiều tổ chức

phi chính phủ quốc tế khác và chính phủ của một số quốc

gia khi soạn báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền

của các nước trên thế giới hay trên các diễn đàn quốc tế vẫn

thường chỉ tập trung vào các quyền dân sự và chính trị.4

1.2. Đặc điểm của các quyền dân sự và chính trị

Theo các lĩnh vực của đời sống nhân loại, quyền con

người thường được phân thành hai nhóm chính là các

quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

4 Xem thêm báo cáo của Bộ Ngoại giao Anh (FCO) về "Nhân quyền và

dân chủ năm 2011" (công bố tháng 4/2012, đề cập đến tình hình tại 28

quốc gia "đáng quan tâm"):

http://fcohrdreport.readandcomment.com; báo cáo của Bộ Ngoại giao

Hoa Kỳ:

http://www.state.gov/j/drl/rls/hrrpt/humanrightsreport/index.htm;

Lịch sử hình thành và những nội dung cơ bản của ICCPR

− 29 −

Đây cũng là cách phân chia được sử dụng khi soạn thảo

hai công ước quốc tế cơ bản về quyền con người của Liên

Hợp Quốc năm 1966. Người ta cũng có thể chia ra thành

năm nhóm nhỏ hơn, gồm các quyền dân sự, chính trị,

kinh tế, xã hội và văn hóa. Ở mức độ nhất định, cách phân

loại các quyền con người thành hai nhóm quyền dân sự,

chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa xuất phát từ nhận thức

cho rằng có sự khác nhau về đặc điểm và những yêu cầu

trong bảo đảm hai nhóm quyền này. Cụ thể, các quyền

dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, cho

đến gần đây, thường được xem là có những đặc tính trái

ngược nhau như sau: 5

Các quyền dân sự và chính trị Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

Chủ yếu chỉ cần thái độ thụ động

(negative) của nhà nước: Nhà nước,

trong hầu hết các trường hợp, không

cần chủ động thực hiện các biện pháp

hỗ trợ mà chỉ đơn thuần là kiềm chế

không can thiệp vào việc hưởng thụ

các quyền dân sự, chính trị của

người dân.

Đòi hỏi sự chủ động (positive) thực hiện

của nhà nước: Nhà nước phải chủ động

thực hiện các biện pháp để hỗ trợ người

dân, chứ không chỉ đơn thuần là kiềm chế

không can thiệp vào việc hưởng thụ các

quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của họ.

Không tốn nhiều nguồn lực (cost￾free): Việc bảo đảm các quyền này Tốn nhiều nguồn lực (resource-intensive): Việc bảo đảm các quyền này đòi hỏi

5 Xem Scott, C. (1989). "The Interdependence and Permeability of

Human Rights Norms: Towards a Partial Fusion of the International

Covenants on Human Rights". Osgood Law Journal, Vol. 27.

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ & CHÍNH TRỊ

− 30 −

không đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều

nguồn lực nên quốc gia nào cũng có

thể làm được.

những nguồn nhân, vật lực lớn mà không

phải quốc gia nào cũng có thể đáp ứng

ngay, đặc biệt là các quốc gia nghèo.

Cần thực hiện ngay (immediate):

Do việc bảo đảm quyền này không

đòi hỏi tiêu tốn nhiều nhân, vật lực,

nên các quốc gia có thể và cần phải

thực hiện ngay.

Có thể thực hiện dần dần (progressive): Do

việc bảo đảm quyền này đòi hỏi nhiều

nguồn nhân, vật lực, nên các quốc gia có

thể thực hiện dần dần, từng bước, tùy

thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của

nước mình.

Nội hàm rõ ràng (precise): Thể hiện

ở dễ dàng định lượng, đánh giá

được mức độ bảo đảm các quyền.

Nội hàm mơ hồ, không rõ ràng (vague):

Thể hiện ở việc khó định lượng, đánh giá

được mức độ bảo đảm các quyền cũng

như sự tương thích giữa những kết quả

đạt được và nguồn lực sẵn có của

quốc gia.

Có thể phân định đúng sai

(justiciable): Thể hiện ở việc các tòa

án có thể phân xử các cáo buộc về

sự vi phạm các quyền này (do nội

hàm của các quyền rõ ràng).

Không thể phân định đúng sai (non￾justiciable): Thể hiện ở việc các tòa án

khó có thể phân xử các cáo buộc về sự vi

phạm các quyền này (do nội hàm của các

quyền không rõ ràng).

Không phản ánh sự chia rẽ về ý thức

hệ chính trị (non-ideological/non￾political): Thể hiện ở việc không có

sự mâu thuẫn lớn về quan điểm giữa

các quốc gia trên thế giới về các

quyền này.6

Phản ánh sự chia rẽ về ý thức hệ chính trị

(ideologically divisive/political): Thể hiện ở

việc không có sự thống nhất về quan

điểm giữa các quốc gia trên thế giới (đặc

biệt giữa hai khối xã hội chủ nghĩa và tư

bản chủ nghĩa trong thời kỳ Chiến tranh

6 Ngoại trừ một số quyền như quyền sở hữu tư nhân về tài sản, quyền phát

triển…

Lịch sử hình thành và những nội dung cơ bản của ICCPR

− 31 −

Lạnh) về tính hiện thực và hợp lý của các

quyền này.

Mang dấu ấn của khối tư bản chủ

nghĩa (capitalist): Đây là nhóm

quyền được cổ vũ mạnh mẽ bởi khối

các nước tư bản chủ nghĩa trong thời

kỳ Chiến tranh Lạnh.

Mang dấu ấn của khối xã hội chủ nghĩa

(socialist): Đây là nhóm quyền được đề

xướng và cổ vũ mạnh mẽ bởi khối các

nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ Chiến

tranh Lạnh.

Tuy nhiên, sự phân biệt ở trên chỉ mang tính tương đối

và có một số nhận định (đặc biệt là về các quyền kinh tế, xã

hội, văn hóa) không còn phù hợp.7 Quan niệm truyền thống

cho rằng các quyền dân sự và chính trị chỉ cần thái độ thụ

động (negative) của nhà nước đến nay cũng không còn

thích hợp. Bởi lẽ, bên cạnh nghĩa vụ chủ yếu là kiềm chế,

không can thiệp của nhà nước vào việc hưởng thụ các quyền

dân sự và chính trị của cá nhân (thụ động), các nhà nước

trong nhiều trường hợp còn phải thực hiện các nghĩa vụ chủ

động (positive) để bảo đảm hiện thực hóa các quyền này.

Chẳng hạn, các quốc gia cần chủ động ban hành các quy

7 Liên quan đến tính mơ hồ và không thể phân định đúng sai của các

quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn

hóa (cơ quan giám sát Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội,

văn hóa - ICESCR) đã đưa ra khái niệm về những nghĩa vụ cơ bản tối

thiểu minimum core obligations làm tiêu chí đánh giá việc thực thi nghĩa

vụ của các quốc gia thành viên Công ước này. Khái niệm các nghĩa vụ

cơ bản tối thiểu sau đó được cụ thể hóa trong văn kiện có tên gọi là Các

nguyên tắc Limburg (Limburg Principles). Xem cụ thể trong sách Giới

thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,

1966), Nghiêm Kim Hoa và Vũ Công Giao, Nxb Hồng Đức, 2012.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!