Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN TIẾN DIỄM HOA
GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Nguyên Thanh.
Học viên: Trần Tiến Diễm Hoa.
Lớp: Cao học luật - Khoá 25.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân. Mọi lý luận,
nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích dưới sự hướng dẫn của
giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, trích dẫn, ví dụ có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo
độ tin cậy, khách quan và chính xác.
Người cam đoan
Trần Tiến Diễm Hoa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật Hình sự: BLHS
Bộ luật Tố tụng hình sự: BLTTHS
Pháp luật tố tụng hình sự: PLTTHS
Tòa án nhân dân: TAND
Tố tụng hình sự: TTHS
Viện kiểm sát nhân dân: VKSND
MỤC LỤC TÀI LIỆU
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ.........................................................................................8
1.1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự.................................................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...............................8
1.1.2. Nội dung giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...............................13
1.1.3. Ý nghĩa của giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ..........................17
1.2. Cơ sở của giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...................................18
1.2.1. Cơ sở lý luận của giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự..................18
1.2.2. Cơ sở pháp luật của giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự..............23
1.2.3. Cơ sở thực tiễn của giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. .............33
1.3. Kinh nghiệm lập pháp Việt Nam về giới hạn xét xử sơ thẩm trước năm
2015...........................................................................................................................35
1.3.1. Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trước khi có Bộ luật Tố tụng
hình sự.......................................................................................................................35
1.3.2. Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự
1988...........................................................................................................................37
1.3.3. Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự
2003...........................................................................................................................39
1.4. Kinh nghiệm lập pháp về giới hạn xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng
hình sự một số nước trên thế giới ..........................................................................41
1.4.1. Giới hạn xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Nhật Bản ............41
1.4.2. Giới hạn xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Liên bang Nga ...43
1.4.3. Giới hạn xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Liên bang Đức ...44
1.4.4. Giới hạn xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Italia ...................45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................48
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015 VỀ
GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ............................................49
2.1. Toà án xét xử bị cáo và hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy
tố và Toà án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử...................................................49
2.2. Toà án xét xử bị cáo và hành vi của bị cáo theo khoản khác với khoản
mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác
bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố ............................................56
2.2.1. Toà án xét xử bị cáo và hành vi của bị cáo theo khoản khác với
khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật...................................56
2.2.2. Toà án xét xử bị cáo và hành vi của bị cáo theo tội bằng hoặc nhẹ
hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố..........................................................................61
2.3. Toà án xét xử bị cáo và hành vi của bị cáo theo tội khác nặng hơn tội
mà Viện kiểm sát đã truy tố ...................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................71
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ
ÁN HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ............................................................72
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 .................................................................................72
3.1.1. Tình hình Toà án áp dụng đúng quy định giới hạn xét xử sơ thẩm...72
3.1.2. Những hạn chế, vướng mắc khi áp dụng quy định giới hạn xét xử sơ
thẩm và nguyên nhân ................................................................................................78
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 .........................................................85
3.2.1. Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015....................................................................................85
3.2.2. Các kiến nghị khác đảm bảo cho việc thực hiện tốt quy định về giới
hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự..............................................................................92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................95
KẾT LUẬN..............................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xét xử sơ thẩm có vị trí quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự. Thông
qua xét xử sơ thẩm, Toà án đưa ra Bản án quyết định tội danh và áp dụng các biện
pháp chế tài đối với người phạm tội theo điều, khoản, điểm được quy định trong Bộ
luật hình sự nhằm xử lý công minh, chính xác, kịp thời có căn cứ và hợp pháp đối
với hành vi phạm tội, không để bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ
công lý và bảo vệ quyền con người. Trong đó, giới hạn xét xử sơ thẩm là chế định
pháp lý quan trọng trong hoạt động xét xử của Toà án. Giới hạn xét xử sơ thẩm tồn
tại khách quan trong quá trình giải quyết mỗi vụ án hình sự cụ thể. Chế định này có
liên quan đến nhiều chế định pháp lý và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng
hình sự cũng như việc định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt
động áp dụng pháp luật. Việc xây dựng quy định giới hạn xét xử khoa học, phù họp
với thực tiễn xét xử sẽ là cơ sở quan trọng bảo đảm cho Toà án xét xử độc lập, đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không để bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã trải qua ba lần pháp điển hoá, qua đó,
quy định giới hạn xét xử sơ thẩm cũng đã ba lần được sửa đổi, bổ sung theo hướng
ngày càng mở rộng, đảm bảo tôn trọng quyền độc lập trong xét xử của Toà án cũng
như đáp ứng mục tiêu kiểm soát tội phạm và tìm ra sự thật khách quan của vụ án
của tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt lý luận, giới hạn xét xử sơ thẩm là
một trong những vấn đề phức tạp và gây tranh luận, đặc biệt là những vấn đề liên
quan đến mối quan hệ với chức năng buộc tội với chức năng xét xử và chức năng
bào chữa trong tố tụng hình sự, với nguyên tắc Hội thẩm và Thẩm phán xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật và nguyên tắc “Không làm xấu đi tình trạng của bị
cáo”.
Trong thời gian qua, đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của các
tác giả. Đồng thời, trong quá trình xây dựng Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
cũng đã có nhiều hội thảo khoa học, bài viết liên quan đến giới hạn xét xử sơ thẩm.
Các công trình nghiên cứu này phần lớn nghiên cứu quy định giới hạn xét xử sơ
thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và chỉ ra những vướng mắc khi áp dụng
quy định giới hạn xét xử sơ thẩm. Cũng có một số bài viết nghiên cứu về quy định
giới hạn xét xử sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tuy nhiên, các tác giả
2
chỉ mới tập trung nghiên cứu những điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 so
với các quy định trước đó mà chưa nghiên cứu về thực tiễn áp dụng và những khó
khăn, vướng mắc khi áp dụng giới hạn xét xử sơ thẩm. Do đó, để nghiên cứu toàn
diện những vấn đề lý luận của giới hạn xét xử sơ thẩm, phân tích và đánh giá quy
định giới hạn xét xử sơ thẩm và thực trạng thi hành quy định giới hạn xét xử theo
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, để từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế tạo cơ sở cho
những kiến nghị hoàn thiện quy định giới hạn xét xử sơ thẩm, tác giả chọn đề tài
“Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm
luận văn Thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố
tụng hình sự Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và cán bộ
làm công tác thực tiễn tiến hành công bố trong các công trình khoa học, cụ thể:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hoa thực hiện năm 2016 (Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh) với đề tài “Giới hạn xét xử trong tố tụng hình
sự Việt Nam”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận về giới hạn xét xử, bao gồm cả giới hạn xét xử sơ thẩm và phạm vi
xét xử phúc thẩm, thực tiễn áp dụng quy định giới hạn xét xử và hướng hoàn thiện
quy định giới hạn xét xử trong Bộ luật Tố tụng hình sự, cũng như các giải pháp đảm
bảo cho việc thực hiện tốt quy định về giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự Việt
Nam. Tuy nhiên, do quan điểm của tác giả luận văn không đồng ý với hướng phá vỡ
giới hạn xét xử về tội danh của Tòa án nên trong luận văn này, tác giả không nghiên
cứu về quy định cũng như thủ tục tố tụng trong trường hợp Tòa án áp dụng Điều
298 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 vào thực tiễn xét xử.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Phan Vĩnh Chuyển thực hiện năm 2017 (Học
viện Khoa học xã hội Việt Nam) với đề tài “Giới hạn xét xử theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”. Trong công trình nghiên cứu
này, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về giới hạn xét xử, quy định
giới hạn xét xử sơ thẩm theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, thực tiễn áp dụng quy
định giới hạn xét xử tại địa bàn thành phố Đà Nẵng và một số ý kiến nhận định về
quy định giới hạn xét xử sơ thẩm theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, từ đó, tác giả
đưa ra một số yêu cầu và giải pháp để áp dụng đúng quy định của pháp luật tố tụng
3
hình sự về giới hạn xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, trong luận văn, tác giả chưa nghiên
cứu nội dung và cách thức quy định giới hạn xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự
của một số nước trên thế giới để làm cơ sở cho việc xây dựng quy định này trong
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Bên cạnh đó, tác giả luận văn vẫn tập trung nghiên
cứu về quy định tại Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 mà vẫn chưa tiến hành
nghiên cứu chuyên sâu quy định giới hạn xét xử sơ thẩm tại Điều 298 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2015.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Việt Thưởng thực hiện năm 2018 (Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh) với đề tài “Việc xét xử bị cáo về tội danh khác
tội danh mà Viện kiểm sát truy tố theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”. Trong
công trình nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu thực tiễn xét xử bị cáo theo
tội danh khác với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố, nêu lên hạn chế, vướng mắc và
có những giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, do đây là công trình nghiên cứu luận văn
thạc sỹ theo định hướng ứng dụng nên trong luận văn, tác giả không nghiên cứu
những vấn đề lý luận về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự.
Bài viết “Một số ý kiến về hoàn thiện chế định Giới hạn xét xử trong Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Thái Phúc đăng trên Tạp chí
Kiểm sát số 02/2020. Đây là bài báo khoa học nghiên cứu chuyên sâu về lý luận của
giới hạn xét xử sơ thẩm. Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu, phân tích chế định
giới hạn xét xử trong thực tiễn áp dụng, những hạn chế của chế định này với một số
nguyên tắc của Hiến pháp 2013 liên quan đến hoạt động xét xử, đồng thời, trên cơ
sở liên hệ với pháp luật của một số nước, tác giả đưa ra một số ý kiến hoàn thiện
Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, do tác giả Nguyễn Thái Phúc
không đồng ý với định hướng mở rộng giới hạn xét xử sơ thẩm được quy định tại
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nên trong bài viết, tác giả cũng không nghiên cứu về
thủ tục tố tụng trong trường hợp Tòa án cần xét xử bị cáo theo tội danh khác với tội
danh mà Viện kiểm sát truy tố cũng như nghiên cứu hướng hoàn thiện quy định tại
khoản 3 Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 để nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định này vào thực tiễn xét xử.
Ngoài ra, còn có một số bài viết về giới hạn xét xử sơ thẩm đăng trên các tạp
chí chuyên ngành như “Vấn đề Giới hạn xét xử của Toà án nhân dân” của tác giả
Nguyễn Văn Hiện (Tạp chí Toà án nhân dân số 8/1999), “Bàn thêm về Giới hạn xét
4
xử sơ thẩm” của tác giả Đinh Văn Quế (Tạp chí Toà án nhân dân số 11/1999), “Bàn
thêm về Giới hạn xét xử của Toà án” của tác giả Nguyễn Duy Hưng (Tạp chí Nhà
nước và pháp luật số 3/2000), “Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của
tác giả Nguyễn Duy Hưng (Hội thảo một số vấn đề cần sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố
tụng hình sự 2003/2009), “Về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Vũ Gia Lâm (Tạp chí Kiểm sát số 22/2016),
“Bàn về Giới hạn xét xử trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Lê
Thanh Phong (Tạp chí Kiểm sát số 12/2018).
Giới hạn xét xử sơ thẩm hiện nay vẫn là vấn đề có nhiều quan điểm, việc xây
dựng quy định giới hạn xét xử sơ thẩm khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn
cũng như đảm bảo tính khả thi là điều cần thiết. Quy định giới hạn xét xử sơ thẩm
trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã tạo được nhiều đồng thuận của các nhà
nghiên cứu, cán bộ làm công tác xét xử, tuy nhiên, cách thức quy định của điều luật
còn chưa logic, chưa tính toán hài hoà giữa tính độc lập trong xét xử của Toà án và
bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Đồng thời, điều luật chỉ mới quy
định tinh thần đổi mới mà chưa có những thiết chế kèm theo để quy định giới hạn
xét xử sơ thẩm mới được áp dụng trên thực tế. Chính lý do này mà cần phải nghiên
cứu đầy đủ, khách quan và toàn diện giới hạn xét xử sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng
hình sự 2015 cả về mặt lý luận và thực tiễn để đưa ra hướng hoàn thiện phù hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu: nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng quy định giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;
+ Phân tích làm rõ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về giới hạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự;
+ Đánh giá thực trạng áp dụng quy định giới hạn xét xử sơ thẩm theo Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015;
5
+ Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định giới hạn
xét xử của Tòa án ở Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về giới hạn xét xử sơ thẩm trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: đề tài nghiên cứu quy định giới hạn xét xử sơ thẩm được quy
định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
+ Về không gian: luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng giới hạn xét xử sơ
thẩm trên phạm vi toàn quốc;
+ Về thời gian: luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng giới hạn xét xử sơ
thẩm từ năm 2015 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, lịch sử, phương pháp nghiên cứu tình huống
pháp lý cụ thể qua việc giải quyết các vụ án điển hình. Cụ thể:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu bản chất, cơ sở hình thành và
phát triển của pháp luật về giới hạn xét xử sơ thẩm. Phương pháp này được sử dụng
ở Chương 1 của Luận văn.
Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu những điểm tương đồng và
khác biệt giữa quy định giới hạn xét xử sơ thẩm qua các thời kỳ, giữa luật quốc gia
và luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về giới hạn xét xử sơ thẩm, so sánh ưu
điểm, nhược điểm của quy định giới hạn xét xử sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình
sự 1988, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đặc biệt
phương pháp này được áp dụng để so sánh giữa thủ tục Trả hồ sơ điều tra bổ sung