Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Giới hạn tự do hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
------------
VÕ HOÀNG DUNG
GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Thƣơng mại
Mã số: 60.38.50
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Anh Sơn
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
thông tin nêu trong luận văn là trung thực. Các ý kiến, luận điểm không thuộc ý tƣởng
hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi đƣợc trích dẫn đầy đủ. Toàn bộ nội dung
trình bày và kết quả là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS
Dƣơng Anh Sơn. Tôi chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết
quả nghiên cứu trong luận văn.
TP. HCM, ngày 06 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn
Võ Hoàng Dung
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BLDS: Bộ luật Dân sự
- LTM: Luật Thƣơng mại
- TAND: Tòa án nhân dân
- TNHH: trách nhiệm hữu hạn
- THP: Công ty Tân Hiệp Phát
- VBL: Công ty Liên doanh nhà máy bia Việt Nam
- Unidroit: Unidroit Principles of International Contracts (Nguyên tắc hợp
đồng thƣơng mại quốc tế)
4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HỢP ĐỒNG VÀ GIỚI HẠN TỰ DO
HỢP ĐỒNG.........................................................................................................10
1.1. Những vấn đề cơ bản về tự do hợp đồng......................................................10
1.1.1. Khái niệm tự do hợp đồng .........................................................................10
1.1.2. Nội dung của tự do hợp đồng ....................................................................15
1.1.3. Ý nghĩa của tự do hợp đồng.......................................................................19
1.2. Sự cần thiết phải giới hạn tự do hợp đồng....................................................22
1.2.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................22
1.2.2. Giới hạn tự do hợp đồng nhằm bảo vệ trật tự công cộng và đạo dức xã
hội. .......................................................................................................................25
1.2.3. Giới hạn tự do hợp đồng nhằm thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội
của quốc gia, bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế. .........................................25
1.2.4. Giới hạn tự do hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế trong
quan hệ hợp đồng.................................................................................................26
1.2.5. Giới hạn tự do hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của người trung thực,
ngay thẳng trong quan hệ hợp đồng....................................................................27
1.3. Các yêu cầu khi giới hạn tự do hợp đồng .....................................................27
1.4. Các hình thức giới hạn của Nhà nƣớc đối với tự do hợp đồng.....................29
1.4.1. Ban hành pháp luật giới hạn tự do hợp đồng............................................29
1.4.2. Thông qua các Cơ quan hành pháp...........................................................30
1.4.3. Thông qua cơ quan Tư pháp......................................................................31
Kết luận chƣơng 1................................................................................................34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP
ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .....................................................................35
5
2.1. Giới hạn tự do giao kết hợp đồng .................................................................35
2.1.1. Giới hạn tự do tham gia giao kết hợp đồng...............................................35
2.1.2. Giới hạn tự do lựa chọn đối tác (chủ thể giao kết hợp đồng) ...................35
2.2. Giới hạn tự do lựa chọn hình thức hợp đồng................................................42
2.3. Giới hạn tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng..............................................50
2.3.1. Giới hạn tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng nhằm mục đích bảo vệ trật
tự công cộng, bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. ...........51
2.3.2. Giới hạn tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng nhằm mục đích bảo vệ bên
yếu thế trong quan hệ hợp đồng ..........................................................................61
2.3.3. Giới hạn tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng nhằm mục đích bảo vệ
người trung thực, ngay thẳng trong quan hệ hợp đồng ......................................73
Kết luận chƣơng 2................................................................................................84
KẾT LUẬN..........................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trƣờng, pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng
nói riêng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ chính đảm bảo cho các
hoạt động thƣơng mại nhƣ: mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ…diễn ra trong trật
tự. Có thể nói sự tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua một
phần chủ yếu là do Nhà nƣớc đã đƣa ra những quy định pháp luật bảo đảm quyền tự
do kinh doanh của các chủ thể, trong đó có quyền tự do hợp đồng. Việc ban hành Bộ
luật Dân sự (1995), Luật Thƣơng mại (1997) và sau đó là Bộ luật Dân sự (2005),
Luật Thƣơng mại (2005) sửa đổi các văn bản trên, đã đánh dấu những bƣớc phát
triển quan trọng của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Quyền tự do hợp đồng đã
từng bƣớc đƣợc pháp luật bảo vệ. Sau 25 năm đổi mới, hệ thống các văn bản pháp
luật về hợp đồng, về cơ bản, đƣợc xây dựng và hoàn thiện theo hƣớng ngày càng bảo
đảm quyền tự do hợp đồng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển. Tuy nhiên, qua nghiên cứu pháp luật về hợp đồng, nhận thấy còn bộc lộ
những hạn chế, bất cập trong việc Nhà nƣớc can thiệp quá sâu vào quyền tự do hợp
đồng của các bên và trong một số trƣờng hợp nhất định chƣa bảo vệ đƣợc quyền lợi
chính đáng của các bên, đặc biệt là bên yếu thế, bên trung thực, ngay thẳng trong
quan hệ hợp đồng…điều này vừa không bảo đảm công bằng xã hội, vừa hạn chế tính
chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh của mình…
Những hạn chế, bất cập này của pháp luật hợp đồng đặt ra yêu cầu cấp thiết cần đƣợc
tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện kịp thời.
Tự do hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp
đồng, nó bao gồm các quyền nhƣ: tự do giao kết hợp đồng, tự do lựa chọn hình thức
hợp đồng, tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, cũng nhƣ tất cả các
quyền tự do khác, tự do hợp đồng không phải là quyền tự do tuyệt đối mà phải nằm
trong một giới hạn nhất định, khi vƣợt quá giới hạn đó quyền tự do này có thể vi
phạm và ảnh hƣởng đến quyền tự do của các chủ thể khác. Do đó, Nhà nƣớc cần phải
can thiệp, hạn chế quyền tự do hợp đồng của các bên thông qua các quy định của
pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Cụ thể, Nhà nƣớc
quy định các bên đƣợc quyền tự do giao kết hợp đồng nhƣng không đƣợc trái với
pháp luật và đạo đức xã hội. Nhƣ vậy, xuất phát từ lợi ích chung của công cộng và
đạo đức xã hội, Nhà nƣớc không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào đƣợc lợi dụng
sự tự do ý chí để biến những hợp đồng thành phƣơng tiện làm lợi cho mình nhƣng
gây phƣơng hại cho ngƣời khác, hay xã hội.
7
Nhƣ vậy, trong pháp luật hợp đồng liên quan đến quyền tự do hợp đồng có hai
giới hạn. Thứ nhất, giới hạn của tự do hợp đồng mà các bên vƣợt qua nó xem nhƣ là
vi phạm pháp luật. Thứ hai, giới hạn của việc can thiệp của Nhà nƣớc vào tự do hợp
đồng của các bên, nếu can thiệp quá sâu sẽ trở nên bất hợp pháp. Nhƣng để xác định
hai giới hạn này không phải dễ dàng, các giới hạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào
điều kiện, tình hình kinh tế xã hội của một quốc gia. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra cơ
sở khoa học để xác định các nguyên tắc, điều kiện, mức độ can thiệp của Nhà nƣớc
vào các quan hệ hợp đồng. Một mặt, vừa đảm bảo quyền tự do hợp đồng của các chủ
thể, mặt khác, vẫn thể hiện đƣợc sự can thiệp hợp lý của Nhà nƣớc vào quan hệ hợp
đồng, nhằm bảo vệ lợi ích chung cộng đồng, của Nhà nƣớc và xã hội, góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Từ các cơ sở trên tác giả chọn đề tài: "Giới hạn tự do hợp đồng – Những vấn đề
lý luận và thực tiễn” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tự do hợp đồng và giới hạn tự do hợp đồng là những vấn đề thu hút đƣợc sự
quan tâm của khá nhiều học giả. Trong những năm qua, đã có một số công trình
nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài này nhƣ:
- Luận án tiến sĩ Luật học về “Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Phạm Hoàng Giang
(2007).
- Sách chuyên khảo: “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh (2007).
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Tự do hợp đồng và giới hạn tự do
hợp đồng” của tác giả Dƣơng Anh Sơn (2010).
Ngoài ra, còn có một số bài viết đƣợc đăng trên các báo, tạp chí nhƣ: "Điều
kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước" của PGS.TS Nguyễn Nhƣ Phát
(Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 6/2003), "Hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo
đảm nhìn từ quyền tự do hợp đồng" của TS. Nguyễn Am Hiểu (Tạp chí Dân chủ và
pháp luật số 7/2004), “Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do
giao kết hợp đồng” của Phạm Hoàng Giang (Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số
10/2006), “Pháp luật cạnh tranh và quyền tự do giao kết hợp đồng của doanh
nghiệp” của Nguyễn Thanh Tú, Phan Huy Hồng (Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số
3/2008); “Tự do hợp đồng – Từ bàn tay vô hình đến chủ nghĩa can thiệp” của tác giả
Hoàng Vĩnh Long và Dƣơng Anh Sơn (Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số
6/2011)....Nhìn chung, trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đều có
8
những đề cập đến vấn đề tự do hợp đồng và giới hạn tự do hợp đồng nhìn từ nhiều
góc độ khác nhau và trong phạm vi nghiên cứu của mình, có tác giả đã nêu khá đầy
đủ về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn của vấn đề tự do hợp đồng và giới hạn tự do
hợp đồng, đồng thời cũng nêu lên đƣợc một số hạn chế, bất cập trong các quy định
của pháp luật đối với vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề tự do hợp đồng và giới hạn tự do
hợp đồng là vấn đề phức tạp, nhạy cảm và có nhiều ý kiến, quan điểm khác
nhau...cho nên, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những cơ sở khoa học,
làm sáng tỏ vấn đề, nhằm giải quyết tốt mối tƣơng quan giữa việc cần phải có sự can
thiệp của Nhà nƣớc vào quan hệ hợp đồng và việc bảo đảm nguyên tắc tự do hợp
đồng cho các chủ thể.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu toàn diện những vấn đề lý luận và
thực tiễn của tự do hợp đồng và giới hạn tự do hợp đồng, cụ thể nhƣ: khái niệm tự do
hợp đồng; vai trò, ý nghĩa của việc bảo đảm tự do hợp đồng; sự cần thiết phải giới
hạn tự do hợp đồng; các hình thức giới hạn tự do hợp đồng; nội dung giới hạn tự do
hợp đồng; thực trạng các quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng…Trên cơ sở
đó phân tích, so sánh với một số quy định của pháp luật nƣớc ngoài và pháp luật
quốc tế để làm rõ bản chất của vấn đề, từ đó đề xuất các phƣơng hƣớng và giải pháp
hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế
xã hội của đất nƣớc.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về tự do hợp đồng và giới hạn tự do hợp đồng, thực tiễn xây
dựng và áp dụng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng; các quy định của pháp luật nƣớc
ngoài và pháp luật quốc tế về giới hạn tự do hợp đồng, cũng nhƣ các học thuyết, quan
điểm luật học của một số nhà khoa học về tự do hợp đồng và giới hạn tự do hợp
đồng….
- Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật hợp đồng là một lĩnh vực pháp luật có nội
dung rất rộng và phức tạp, không chỉ bao gồm các giao dịch mang tính chất dân sự,
thƣơng mại nhằm mục đích trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà còn liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác nhƣ: đầu tƣ, xây dựng, đất đai, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm,
hàng hải, hàng không, sở hữu trí tuệ...cho nên vấn đề tự do hợp đồng và giới hạn tự
do hợp đồng không chỉ chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật hợp đồng thuần
túy nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại mà còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều
văn bản pháp luật chuyên ngành. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu ba vấn đề: i) Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tự do hợp đồng
và giới hạn tự do hợp đồng; ii) Tính nhất quán của pháp luật hợp đồng đối với vấn đề