Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình vi xử lý, nghề sửa chữa điện tử công nghiệp trình độ 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (VTEP)
GIÁO TRÌNH
VI XỬ LÝ
Mả số : CIO 02 31 00
NGHỀ : SỬA CHỬA ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
Trình độ : 3
HÀ NỘI – 2004
2
Mã tài liệu :
Mã quốc tế ISBN :
Tuyên bố bản quyền
Tài liệu này thuộc loạI sách giáo trình
Cho nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng
cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
MọI mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc
sử dụng vớI mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẻ bị nghiêm cấm
Tổng cục dạy nghề sẻ làm mọI cách để
bảo vệ bản quyền của mình
Tổng cục dạy nghề cám ơn và hoan
nghênh các thông tin giúp cho việc tu sửa
và hoàn thiện tốt hơn tài liệu này
Địa chỉ liên hệ
Dự án giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp
Tiểu ban phát triển chương trình học liệu
3
LỜI TỰA
Tài liệu này là một trong các kết quả của dự án GDKT – DN được tài trợ bởi ngân
hàng phát triển Á châu cho các trường kỹ thuật trọng điễm toàn quốc trực thuộc tổng cục
dạy nghề.
Tài liệu được soạn là một giáo trình phục vụ cho đối tượng công nhân nghề sửa
chửa điện tử công nghiệp. Do đó, trình tự nội dung được sắp xếp từ dể đến khó nhằm
giúp người học tiếp thu một cách dể dàng. Đồng thời đi kèm với tài liệu còn có sổ tay
hướng dẩn dành riêng cho giáo viên trong đó đề nghị các bước thực hiện quá trình giãng
dạy một cách nhất quán từ đó tạo điều kiện cho giáo viên khai thác nội dung giá trình một
cách tốt nhất
Đội ngủ biên soạn là nhóm CDC của trường công nhân kỹ thuật cần thơ, nội dung
của tài liệu là sự kết hợp giữa yêu cầu đào tạo với tình hình công nghệ hiện tại trong thực
tế sản xuất và cũng được tham khảo theo tình hình giãng dạy tại các trường kỹ thuật
cũng như các cơ sở đào tạo nghề có liên quan.
Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun/ môn học thuộc hệ thống mô đun/ môn
học của một chương trình đào tạo hoàn chỉnh nghề sửa chửa thiết bị điện tử công
nghiệp ở cấp trình độ 3 và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo,
cũng có thể được sử dụng cho đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật, các
nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham khảo.
Đây là tài liệu thử nghiệm sẻ được hoàn chỉnh để trở thành chính thức trong hệ
thống dạy nghề.
Hà Nội, ngày tháng năm 2005
Giám đốc Dự án quốc gia
4
MỤC LỤC
LỜI TỰA.............................................................................................................................. 3
MỤC LỤC............................................................................................................................ 4
GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN ................................................................................................... 6
Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun........................................................................................... 6
Mục tiêu của môdun ........................................................................................................ 6
Mục tiêu thực hiện của mô đun ....................................................................................... 6
Nội dung chính của mô đun............................................................................................. 6
SƠ ĐỒ QUAN HỆ THEO TRÌNH TỰ HỌC NGHỀ ............................................................. 7
CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN..................................................... 8
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN............................................................ 8
BÀI 1: CẤU TRÚC HỌ VI XỬ LÝ MCS-80/85 ..................................................................... 9
GIỚI THIỆU......................................................................................................................... 9
MỤC TIÊU THỰC HIỆN...................................................................................................... 9
NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................................................. 9
1. GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................................... 10
1.1 Cấu trúc chung ........................................................................................................ 10
1.2 Đặc tính chung của vi xử lý ..................................................................................... 11
2. VI XỬ LÝ 8085A............................................................................................................ 13
2.1 Chức năng các chân ra ........................................................................................... 13
2.2 Mô tả nguyên lý hoạt động ...................................................................................... 17
BÀI 2: TẬP LỆNH 8085A................................................................................................... 23
GIỚI THIỆU....................................................................................................................... 23
MỤC TIÊU THỰC HIỆN.................................................................................................... 23
NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................................ 23
1. GIỚI THIỆU................................................................................................................... 24
2. TẬP LỆNH.....................................................................................................................24
2.1 Nhóm lệnh truyền dữ liệu ....................................................................................... 24
2.2 Nhóm lệnh số học – logic ........................................................................................ 26
2.3 Nhóm lệnh so sánh.................................................................................................. 35
2.4 Nhóm lệnh nhảy....................................................................................................... 35
2.5 Nhóm lệnh về ngăn xếp........................................................................................... 37
2.6 Nhóm lệnh điều khiển.............................................................................................. 39
BÀI 3: GIAO TIẾP I/O........................................................................................................ 40
GIỚI THIỆU....................................................................................................................... 40
MỤC TIÊU THỰC HIỆN.................................................................................................... 40
NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................................ 40
1. TỔNG QUAN................................................................................................................. 41
1.1 Thiết bị ngoại vi có không gian địa chỉ riêng............................................................ 41
1.2 Thiết bị ngoại vi dùng chung địa chỉ với bộ nhớ...................................................... 41
2. GIẢI MÃ ĐỊA CHỈ CHO THIẾT BỊ NGOẠI VI................................................................. 41
3. CÁC MẠCH CỔNG ĐƠN GIẢN .................................................................................... 42
4. VI MẠCH GIAO TIẾP SONG SONG LẬP TRÌNH ĐƯƠC 8255A.................................. 43
4.1 Mô tả chức năng...................................................................................................... 44
4.2 Các chế độ hoạt động.............................................................................................. 47
4.3 Ứng dụng 82C55A................................................................................................... 56
5. VI MẠCH GIAO TIẾP NỐI TIẾP LẬP TRÌNH ĐƯỢC 8251A ........................................ 60
5.1 Đặc tính ................................................................................................................... 60
5.2 Mô tả chức năng...................................................................................................... 61
5.3 Hoạt động chi tiết..................................................................................................... 66
5.4 Ứng dụng 8251A ..................................................................................................... 73
5
BÀI 4: NGẮT VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ NGẮT ......................................................81
GIỚI THIỆU .......................................................................................................................81
MỤC TIÊU THỰC HIỆN ....................................................................................................81
NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................................81
1. TỔNG QUAN.................................................................................................................82
1.1 Nguyên lý vào/ra dử liệu theo phương pháp thăm dò .............................................82
1.2 Các phương pháp thông dụng.................................................................................82
2. TRAO ĐỔI DỬ LIỆU BẰNG NGẮT................................................................................84
2.1 Tổ chức ngắt............................................................................................................84
2.2 Quy trình xử lý yêu cầu ngắt....................................................................................86
3. VI MẠCH XỬ LÝ NGẮT 8259A .....................................................................................87
3.1 Tóm tắt đặc tính 8259A............................................................................................87
3.2 Sơ đồ khối................................................................................................................88
3.3 Mô tả chức năng ......................................................................................................89
3.4 Lập trình 8259A........................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................106
6
GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN
Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun
• Đây là một mô đun chuyên ngành được học vào năm thứ hai của trình
độ 3 sau khi học viên đã hoàn tất các mô đun hổ trợ trước đó như: Linh
kiện điện tử, mạch điện tử, kỹ thuật số.
• Trong các dây chuyền sản xuất, cung như các thiết bị tự động đơn lẻ
hiện nay việc ứng dụng vi xử lý trong các lỉnh vực này là rất phổ biến
nhằm tăng tính linh hoạt, độ chính xác cũng như độ ổn định của hệ
thống. Do đó, kiến thức về vi xử lý rất cần thiết cho công nhân ngành
sửa chửa thiết bị điện tử công nghiệp.
Mục tiêu của môdun
Sau khi hoàn tất mô-đun này, học viên có năng lực:
• Hiểu, giải thích được nguyên lý làm việc các hệ điều khiển ứng dụng vi
xử lý
• Cải tiến được chức năng của hệ vi xử lý theo yêu cầu
• Phảt triển được các hệ điều khiển trên cơ sở khối trung tâm là vi xử lý
Mục tiêu thực hiện của mô đun
• Vận hành, kiểm tra được các hệ điều khiển ứng dụng vi xử lý
• Sửa chửa được phần mềm và thay thế được linh kiện phần cứng
• Thi công, lắp ráp thiết bị theo sơ đồ có sẳn.
Nội dung chính của mô đun
Mô đun này bao gồm 4 bài học như sau :
1. Cấu trúc họ vi xử lý MCS-80/85
2. Tập lệnh 8085A
3. Giao tiếp I/O
4. Ngắt và chương trình phục vụ ngắt
7
SƠ ĐỒ QUAN HỆ THEO TRÌNH TỰ HỌC NGHỀ
ChÝnh trÞ
PH¸P LUËT
QuèC ßNG
THÓ CHÊT
TIN HäC
ANH V¡N
Atl®
Tổ chức sản
ChÕ t¹o
M¹CH §IÖN Tö
§O L
Ö
L kiÖn ®iÖn tö
§iÖn Kü ThuËt
Đ. tử công suất
Vi điều khiển 1, 2
Đkh l tr plc
Thực hành PLC
Xử lý lổi
profibus
§ÇU VμO ĐẦU RA
C¸c m«n häc chung
Hai m«®un bæ trî
VÏ §IÖN
§I£N C¥ B¶N
Mạch ĐT nâng
cao
Máy điện
Trang bị điện
K.T. Cãm biến
Vi mạch PLD
Kỹ thuật số
Kỹ thuật xung
Vi mạch tương tự
TKM điện-điện tử
Vi xử lý
Tính toán mạch
điện tử cơ bản
8
CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN
Hình thức 1: Học lý thuyết trên lớp
- Tất cả các bài học từ 1 đến 4
- Giải các câu hỏi và bài tập phần lý thuyết
- Viết chương trinh điều khiển
- Phân tích chương trình có sẳn
Hình thức 2: Học thực hành trong xưởng
- Chạy thử các chương trình đả viết trên lớp
- Ráp mô hình thiết bị ngoại vi
- Ráp toàn bộ mạch điều khiển kết hợp mô hình thiết bị ngoại vi và kiểm tra hoạt
động
Hình thức 3: Tự nghiên cứu
- Tự đề ra yêu cầu và thực hiện
- Tham khảo các vấn đề liên quan trên sách báo, internet...
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN
Hiểu và thực hiện được các nội dung sau
- Phân tích được chương trình trên hệ thống thực.
- Phát triển được phần mềm theo yêu cầu
- Lắp ráp, vận hành và sửa chửa được hệ điều khiển dùng vi xử lý
Về thái độ
- Chuyên cần, sáng tạo
- Luôn kiểm tra kết quả bằng nhiều phương pháp khác nhau để tăng mức độ tin
cậy, chính xác.
9
BÀI 1
Tên bài: Cấu trúc họ vi xử lý MCS-80/85 Mã bài: CIO 02 31 01
GIỚI THIỆU
Bài học này tập trung giới thiệu về cấu trúc, đặc tính và nguyên lý hoạt động của
một bộ vi xử lý rất cơ bản của hãng INTEL đó là họ 8085, từ những kiến thức cơ sở đó
người học có thể tự nghiên cứu để hiểu các vi xử lý khác.
Bài học thuần túy lý thuyết chỉ cần nắm được những nội dung cần thiết nhất trong
thời gian học trên lớp.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN
• Hiểu được cấu túc chung của vi xử lý, phân biệt vi xử lý dựa trên các đặc điễm
cơ bản
• Hiểu cấu trúc cụ thể của bộ vi xử lý 8085A
• Hiểu nguyên lý hoạt động các khối chức năng, giải thích được giản đồ thời gian
hệ thống của 8085A
NỘI DUNG CHÍNH
Nội dung bài học tập trung về các chủ đề chính như sau:
• Khái niệm cơ bản về vi xử lý: Các khối cấu tạo chính, các kiểu định địa chỉ dử
liệu
• Đặc tính và cấu tạo bộ vi xử lý 8085A.
• Sơ đồ chân và ý nghĩa các chân ra của 8085A.
• Cấu tạo hệ thống thanh ghi, ý nghĩa các bít trong thanh ghi cờ.
• Chế độ RESET, cách RESET tự động khi mở máy
• Đặc điễm các ngỏ vào ngắt.
• Phương pháp tạo xung đồng hồ hệ thống
• Tạo trạng thái wait cho mỗi chu kỳ máy
• Phân tích thời gian hệ thống, giản đồ thời gian hệ thống.
10
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Vi xử lý là một vi mạch có mật độ tích hợp cao, trong đó gồm các mạch số có khả
năng nhận, xử lý và xuất dữ liệu: Đặc biệt là quá trình xử lý được điều khiển theo một
chương trình gồm tập hợp các lệnh mà người xử dụng có thể thay đổi một cách dể dàng.
Một vi xử lý có thể hiểu được từ một vài trăm cho đến hàng ngàn lệnh. Vì vậy, nó có khả
năng thực hiện được rất nhiều yêu cầu điều khiển khác nhau.
1.1 Cấu trúc chung
Cấu trúc của vi xử lý thường được biểu diển dưới dạng sơ đồ khối. Qua đó, người
xử dụng có thể thấy được các đặc điễm cần thiết để phục vụ cho việc lập trình. Về cơ
bản có thể xem vi xử lý gồm có ba khối chính:
Hình 1.1 Sơ đồ khối cấu tạo vi xử lý
Đơn vị số học -logic (arithmatic-logic unit)
Cơ sở của đơn vị số học-logic là một mạch cộng n bít, mạch cộng này còn được
mở rộng thêm để thực hiện các phép xử lý khác như: Tính số bù bậc 2, phép trừ, các
hàm logic...
Các thanh ghi (registers)
Thanh ghi giống như ô nhớ bên trong vi xử lý, điểm khác biệt ở chổ là thanh ghi
được phân biệt bằng tên thay vì bằng địa chỉ như ô nhớ. Thanh ghi dùng để chứa dữ liệu,
các kết quả trung gian của phép tính, số lượng thanh ghi ảnh hưỡng rất lớn đến tốc độ xử
lý vì số lần truy xuất bộ nhớ sẽ ít đi. Vì vây, các vi xử lý hiện đại thường có nhiều thanh
ghi.
Đơn vị điều khiển (control unit)
Là phần quan trọng nhất trong vi xử lý, mọi hoạt động của máy tính được phối hợp
một cách chặt chẻ bới các tín hiệu được tạo ra từ đơn vị điều khiển.
Máy tính thi hành tuần tự từng chỉ thị của chương trình cho đến khi có lệnh dừng
hoặc thao tác vòng lặp. Chương trình điều khiển được chứa trong bộ nhớ dưới dạng tổ
hợp các bít gọi là mã đối tượng (object code). Nhưng để dể viết chương trình một lệnh
điều khiển thường được viết dưới dạng gợi nhớ (mnemonic).
Ví dụ: Đối với vi xử lý 8085A, chỉ thị truyền dữ liệu từ thanh ghi B sang thanh ghi A
được viết như sau:
Address Register
Data Register
ALU
Instruction Decoder
Program Counter
Logic Control