Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình tổng quan khách sạn
PREMIUM
Số trang
136
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1096

Giáo trình tổng quan khách sạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CN-BM13-QT2-QA2

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

KHOA DU LỊCH

GIÁO TRÌNH

HỌC PHẦN: TỔNG QUAN KHÁCH SẠN

NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:... ……/QĐ-CNTĐ-CN ngày.....tháng.….năm 20…….. của

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021

CN-BM13-QT2-QA2

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản

hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị

nghiêm cấm.

CN-BM13-QT2-QA2

3

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày nay, khi du lịch ngày càng phát triển thì các hoạt động kinh tế du lịch ngày càng gắn bó

và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống chặt chẽ. Du lịch được xem như một ngành công nghệ,

hoạt động mang tính đồng bộ nhịp nhàn giữa các ngành: lữ hành, nhà hàng, khách sạn,…tất cả cùng

mục tiêu chuyển nguồn lực, vốn, nguyên liệu thành những sản phẩm dịch vụ hàng hoá để cung cấp

cho khách du lịch. Đối với một nhân viên khách sạn phải biết được vị trí ngành nghề của mình trong

hoạt động du lịch, có cái nhìn tổng quan về ngành nghề ở Việt Nam hiện nay. Môn tổng quan khách

sạn là một môn học quan trọng và không thể thiếu trong chương trình đào tạo ngành khách sạn.

Chính vì vậy, việc cung cấp các kiến thức trong môn học này cho sinh viên ngành khách sạn là việc

làm hết sức cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu đó, các tác giả đã biên soạn tài liệu giảng dạy: Tổng quan khách sạn.

Nội dung tài liệu cung cấp cho sinh viên mới một sự hiểu biết nhất định về nghề nghiệp mà bản thân

muốn chọn lựa.

Nội dung tài liệu giảng dạy được thiết kế gồm có 03 bài sau:

- Bài 1: Tổng quan du lịch

- Bài 2: Ngành kinh doanh khách sạn

- Bài 3: Phân loại, cơ cấu trong khách sạn

Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng vận dụng những cơ sở lý thuyết và kinh

nghiệm thực tế vào tài liệu. Tuy nhiên, có thể tài liệu vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vì vậy,

chúng tôi xin chân thành tiếp thu và ghi nhận những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp và toàn

thể bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn.

TP.HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2021

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Hân

CN-BM13-QT2-QA2

4

MỤC LỤC

BÀI 1: TỔNG QUAN DU LỊCH...........................................................................................7

2. Các khái niệm cơ bản về du lịch .............................................................................11

2.1. Du lịch.................................................................................................................11

2.2. Khách du lịch .....................................................................................................12

3. Sản phẩm du lịch......................................................................................................15

3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch .............................................................................15

3.2. Các thuộc tính sản phẩm du lịch......................................................................16

4. Kinh doanh lưu trú và ăn uống...............................................................................18

4.1. Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch...............................................................18

4.1.1. Khách sạn ...........................................................................................................19

4.1.2. Biệt thự du lịch...................................................................................................19

4.1.3. Căn hộ du lịch. ...................................................................................................20

4.1.4. Tàu thủy lưu trú du lịch....................................................................................21

4.1.5. Nhà nghỉ du lịch.................................................................................................22

4.1.6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê...........................................................22

4.1.7. Bãi cắm trại du lịch. ..........................................................................................23

4.1.8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác (như Motel, Caraval,…) ...............................24

4.2. Các cơ sở ăn uống du lịch (nằm ngoài khách sạn)..........................................25

4.3. Quy trình kinh doanh lưu trú và ăn uống.......................................................28

5. Lao động du lịch.......................................................................................................30

5.1. Đặc điểm chung..................................................................................................30

5.2. Đặc điểm của cơ cấu du lịch .............................................................................30

5.3. Đào tạo nhân lực du lịch ...................................................................................31

5.3.1. Chuyên ngành Du lịch.......................................................................................31

5.3.2. Nội dung đào tạo ................................................................................................31

CÂU HỎI ÔN TẬP ..............................................................................................................32

BÀI 2: NGÀNH KINH DOANH KHÁCH SẠN................................................................33

1. Lịch sử hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn thế giới.................33

1.1. Từ thời cổ đại đến cuối thể kỷ XIX..................................................................33

1.2. Giai đoạn từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX...................................................35

1.3. Từ đầu thế kỷ XX đến nay................................................................................35

2. Lịch sử hình thành và phát triển của kinh doanh khách sạn Việt Nam.............37

3. Khái niệm và đặc điểm về kinh doanh khách sạn.................................................39

3.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn.....................................................................39

3.2. Đặc điểm sản phẩm khách sạn .........................................................................40

4. Hoạt động kinh doanh khách sạn.....................................................................45

5. Vai trò – vị trí kinh doanh khách sạn ....................................................................49

5.1. Vai trò – vị trí kinh doanh khách sạn trong đời sống kinh tế xã hội............49

CN-BM13-QT2-QA2

5

5.2. Vai trò – vị trí của kinh doanh khách sạn đôi với hoạt động du lịch............51

BÀI 3: PHÂN LOẠI, CƠ CẤU TRONG KHÁCH SẠN ..................................................53

1. Một số thuật ngữ trong khách sạn..........................................................................53

1.1. Từ viết tắc về các loại phòng.............................................................................53

1.2. Từ viết tắt các loại giường.................................................................................54

1.3. Viết tắt về tình trạng phòng..............................................................................54

1.4. Từ viết tắt về các bữa ăn, thức uống................................................................54

2. Phân loại khách sạn .................................................................................................55

2.1. Theo quy mô (scale)...........................................................................................55

2.2. Theo mức độ dịch vụ (Service level) ................................................................55

2.3. Theo hình thức sở hữu ......................................................................................56

2.4. Theo đặc điểm kinh doanh (Physical characteristic) .....................................57

2.4. Theo vị trí địa lý (Location)..............................................................................58

3. Xếp hạng khách sạn .................................................................................................59

3.1. Sự cần thiết của việc xếp hạng khách sạn .......................................................59

3.2. Xếp hạng khách sạn trên thế giới.....................................................................59

3.3. Xếp hạng khách sạn tại Việt Nam....................................................................60

4. Cơ cấu tổ chức lao động khách sạn ........................................................................62

4.1. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức khách sạn.....................................................62

4.2. Các bộ phận và phòng ban trong khách sạn...................................................65

CÂU HỎI ÔN TẬP ..............................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................72

CN-BM13-QT2-QA2

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Ý nghĩa

Sp Sản phẩm

HOTREC Hotels, Restaurants & Cafes in Europe

AA

Automobile Association

MICE Meeting Incentive Convention Exhibition

DANH MỤC BẢNG SƠ ĐỒ

Tên bảng sơ đồ Trang

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của khách sạn nhỏ 62

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của khách sạn trung bình 63

Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức của khách sạn lớn 64

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ tổ chức bộ phận buồng phòng 67

Sơ đồ 3.5: Sơ đồ tổ chức bộ phận ẩm thực 69

CN-BM13-QT2-QA2

GIÁO TRÌNH HỌC PHẦN

Tên học phần: Tổng quan khách sạn

Mã học phần: CSC115040

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của học phần:

- Vị trí: Học phần Tổng quan khách sạn là học phần bắt buộc thuộc phần cơ sở ngành

- Tính chất: Học phần Tổng quan khách sạn là học phần lý thuyết

- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

Mục tiêu của học phần:

- Về kiến thức:

 Trình bày được các khái niệm cơ bản về du lịch, sản phẩm du lịch, kinh doanh lưu trú

và ăn uống trong du lịch và lao động trong du lịch

 Trình bày được quá trình lịch sử phát triển và hình thành ngành kinh doanh khách sạn,

đặc điểm của hoạt động của ngành.

 Trình bày được mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội – môi trường của ngành kinh doanh

khách sạn

 Trình bày được khái niệm khách sạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức khách sạn và chức

năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong khách sạn.

 Liệt kê được một số vị trí việc làm trong ngành khách sạn.

- Về kỹ năng:

 Phân biệt được các hoạt động kinh doanh khách sạn với các ngành nghề trong du lịch.

 Phân loại và xếp hạng được khách sạn theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 Phân biệt được chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và phòng ban trong khách sạn

 Ứng dụng được các thuật ngữ cơ bản khách sạn trong hoạt động nghề nghiệp

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 Hình thành quan điểm nghề nghiệp đúng đắn.

 Chủ động, tích cực tìm hiểu để mở rộng bài được học trên lớp.

Nội dung của học phần:

BÀI 1: TỔNG QUAN DU LỊCH

CN-BM13-QT2-QA2

Giới thiệu: Đây là bài tổng quan về hoạt động du lịch để sinh viên hình dung việc

kinh doanh du lịch là kinh doanh những ngành nghề gì và mối quan hệ kinh doanh

khách sạn với những ngành nghề khác trong du lịch

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về du lịch, sản phẩm du lịch

+ Trình bày được hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống trong du lịch

+ Liệt kê được đặc điểm lao động trong du lịch

- Kỹ năng

+ Phân biệt được các hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch

+ Ứng dụng yêu cầu về ngành nghề để chọn công việc phù hợp.

- Thái độ:

+ Chủ động tìm hiểu xu hướng ngành nghề hiện tại.

+ Hình thành quan điểm nghề nghiệp đúng đắn.

Nội dung chính:

1. Khái quát ngành du lịch ở Việt Nam

Trong những năm tháng chiến tranh, sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960) là

một dấu son lịch sử, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phục

vụ các đoàn khách du lịch ở trong và ngoài nước, đồng thời thể hiện tầm nhìn sâu rộng của

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

Ngày 09/7/1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã thay mặt Hội đồng Chính phủ

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký ban hành Nghị định số 26 CP về việc thành lập Công ty

Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Đây là thời kỳ đất nước còn tạm thời bị chia

cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.

Theo đó, Công ty Du lịch Việt Nam có nhiệm vụ đặt quan hệ và ký kết hợp đồng với các tổ

chức du lịch nước ngoài, phối hợp với các tổ chức có liên quan ở trong nước để tổ chức cho

khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam và khách Việt Nam ra du lịch nước ngoài. Hội đồng

Chính phủ cũng giao Công ty Du lịch Việt Nam tổ chức và quản lý những cơ sở và những

phương tiện cần thiết để phục vụ khách du lịch.

CN-BM13-QT2-QA2

Trên cơ sở Nghị định 26 CP của Hội đồng Chính phủ, ngày 16/3/1963, Bộ Ngoại thương đã

ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công

ty Du lịch Việt Nam.

Về cơ cấu tổ chức, Công ty Du lịch Việt Nam có Giám đốc, các Phó Giám đốc và các

phòng: phòng Nghiệp vụ du lịch, phòng Kế hoạch, phòng Vận chuyển, phòng Tài vụ, kế toán,

phòng Tổ chức, hành chính.

Đồng thời, văn bản của Bộ Ngoại thương cũng nêu rõ, theo mức độ phát triển của ngành Du

lịch, sau khi được Bộ Ngoại thương đồng ý, Công ty có thể thành lập các đại diện của Công ty

ở nước ngoài, các chi nhánh du lịch ở địa phương, các khách sạn và các phương tiện vận

chuyển đặc biệt trực thuộc sự quản lý của công ty. Văn bản này thể hiện tầm nhìn sâu rộng của

lãnh đạo Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày đầu thành lập ngành Du lịch. Thời kỳ này, đối

tượng phục vụ của du lịch Việt Nam được cụ thể hóa gồm có: Khách du lịch từ nước ngoài vào

du lịch trong nước; Khách du lịch ở trong nước đi du lịch nước ngoài; Các đoàn thể cán bộ

công nhân viên chức và nhân dân lao động Việt Nam đi tham quan nghỉ mát trong nước;

Những khách nước ngoài gồm: các đoàn ngoại giao, các nhân viên của các sứ quán, các cơ

quan đại diện, chuyên gia, các đoàn thể và nhân dân nước ngoài trong thời gian công tác tại

Việt Nam. Hoạt động của du lịch Việt Nam được kỳ vọng phát triển nguồn thu ngoại tệ, tăng

tích luỹ cho Nhà nước phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ công nghiệp hoá xã hội chủ

nghĩa, tăng cường quan hệ giao dịch với các tổ chức du lịch nước ngoài góp phần nâng cao địa

vị nước ta trên trường quốc tế. Ngay từ lúc này, du lịch đã được nhận thức rõ ràng với vai trò là

một ngành kinh tế mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với những

nhiệm vụ cụ thể như: nghiên cứu tình hình du lịch quốc tế để khai thác kinh doanh du lịch; mở

rộng các cơ sở và tuyến du lịch để thu hút khách du lịch và phục vụ các yêu cầu của khách du

lịch trong nước trong phạm vi có thể; phối hợp với các tổ chức có liên quan ở trong nước và chỉ

đạo các cơ sở du lịch địa phương để đảm bảo phục vụ khách du lịch nước ngoài về mọi mặt

như: ăn ngủ, vận chuyển, giải trí, tham quan và làm các thủ tục giấy tờ, đổi tiền; tổ chức việc

bán vé máy bay, xe lửa, tàu biển cho các khách kể cả khách ngoại quốc và khách Việt Nam đi

ra nước ngoài. Đồng thời, ngành Du lịch cũng có nhiệm vụ quan trọng là tuyên truyền, giới

thiệu sâu rộng với khách du lịch nước ngoài và khách du lịch trong nước những danh lam thắng

cảnh, những di tích lịch sử, những thành tích cách mạng, công cuộc xây dựng kiến thiết xã hội

chủ nghĩa và truyền thống đấu tranh anh dũng lâu đời của nhân dân ta; đề xuất quy hoạch kiến

thiết, tu sửa, trang trí, bảo quản các danh lam thắng cảnh, các trung tâm du lịch (di tích lịch sử,

di tích cách mạng, di tích văn hoá, suối nước nóng, rừng nguyên thủy, rừng săn bắn...) nhằm

CN-BM13-QT2-QA2

phát triển kinh doanh về du lịch. Bên cạnh đó, Công ty Du lịch Việt Nam cũng được giao đảm

nhiệm thêm một số nhiệm vụ như cùng với các cơ sở du lịch địa phương tổ chức hướng dẫn

tham quan cho khách du lịch trong nước, các thuỷ thủ tàu ngoại quốc cập bến Hải Phòng, Cửa

Ông, Hồng Gai... Chỉ đạo các công ty cung ứng tàu biển địa phương về mặt nghiệp vụ, đôn đốc

thực hiện tốt kế hoạch cung ứng tàu biển. Công ty Du lịch Việt Nam còn có nhiệm vụ kinh

doanh cung ứng các thực phẩm và một số hàng tiêu dùng cho các Đại sứ quán, đại diện thương

mại của ta ở các nước tư bản chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩa và một số nước ta chưa có đại sứ

quán.

Đến ngày 18/8/1969, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP về việc

chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý, đánh dấu một bước

chuyển mới trong tổ chức hoạt động của du lịch Việt Nam. Nghị định nêu rõ chuyển giao Công

ty Du lịch Việt Nam và các tổ chức, các cơ sở thuộc Công ty này do Bộ Ngoại thương quản lý

sang trực thuộc Phủ Thủ tướng. Đồng thời, chuyển các khách sạn Thống Nhất, Hoà Bình do

Cục Phục vụ - Ăn uống Bộ Nội thương quản lý sang Công ty Du lịch Việt Nam thuộc Phủ Thủ

tướng quản lý.

Những ngày đầu thành lập, trong điều kiện rất khó khăn khi đất nước còn chiến tranh,

ngành Du lịch đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi thử thách, từng bước mở rộng các cơ sở du

lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An… Ngành

Du lịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn, chất lượng một lượng lớn khách

của Đảng và Nhà nước, các đoàn chuyên gia các nước Xã hội chủ nghĩa anh em vào giúp Việt

Nam thực hiện 2 nhiệm vụ là xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng Miền Nam

thống nhất đất nước; đồng thời đón tiếp, phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát

của cán bộ, bộ đội và nhân dân.

Ngày 09/7/1960 đã trở thành dấu son lịch sử đối với những thế hệ người làm du lịch.

Ngay từ những ngày đầu, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã xác định cụ thể nhiệm vụ cụ thể và

tầm nhìn cho ngành Du lịch Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 09/7 hàng năm đã được xác định là

ngày truyền thống của ngành Du lịch Việt Nam.

Ngày 31 tháng 7 năm 2007 lại đánh dấu một bước ngoặt lớn của Ngành: Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đa ngành,

đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Du lịch, Tổng

cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần quản lý nhà nước về gia đình từ Ủy ban Dân số,

Gia đình và Trẻ. em.

CN-BM13-QT2-QA2

Từ năm 2009 đến nay, toàn Ngành tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao và

du lịch nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các hoạt động của Chương trình kỷ niệm 1000

năm Thăng Long, Hà Nội; hoàn thành việc xây dựng các đề án lớn triển khai thực hiện

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng và

phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”; đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát

triển văn hóa đến năm 2020; Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm

2020; Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;

Quy hoạch phát triển thể dục thể thao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến

lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện Luật

Phòng, chống bạo lực gia đình v.v… Năm 2014, với tinh thần “Trách nhiệm, kỷ cương,

tiết kiệm, hiệu quả”, phương hướng chung của toàn Ngành là tiếp tục đẩy mạnh việc

thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, thể dục thể thao và du lịch theo các mục tiêu,

nhiệm vụ đã được xác định tại các văn kiện của Đảng, tích cực góp phần cùng Chính

phủ và cả nước hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được

Quốc hội thông qua.

Với những thành tựu to lớn đã đạt được hơn 70 năm qua kể từ ngày thành lập,

ngành đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng Huân chương Sao vàng, Huân

chương Hồ Chí Minh cao quý. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành

các nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước. Nhiều công việc đang đặt ra, đòi

hỏi sự quyết tâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình triển khai thực

hiện nhiệm vụ “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc”.

(Theo trung tâm thông tin du lịch -2020)

2. Các khái niệm cơ bản về du lịch

2.1. Du lịch

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau nói về hoạt động du lịch, một số khái

niệm như sau:

CN-BM13-QT2-QA2

Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of

Official Travel Organization – IOUTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến

một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để

làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: “Du lịch là một trong những

hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này

sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”

Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ

cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động

chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.

Theo luật du lịch 2017 thì du lịch được hiểu:

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường

xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ

dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp

khác.

Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ

quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.

2.2. Khách du lịch

2.2.1. Quan điểm khách du lịch trên thế giới

Năm 1989 tại hội nghị quốc tế về du lịch ở Hà Lan đã đưa ra khái niệm về khách du lịch

như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người đi hoặc sẽ đi tham quan một nước khác, với

các mục đích khác nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là 3 tháng nếu trên 3 tháng, phải

được cấp giấy phép gia hạn. Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc

phải rời khỏi đất nước đó để trở về hoặc đến nước khác; Khách du lịch nội địa là những người

đi xa nhà với khoảng cách ít nhất là 50 dặm vì các lý do khác nhau trừ khả năng thay đổi chỗ

làm việc trong khoảng thời gian cùng ngày hoặc qua đêm”. Và khách du lịch cũng được phân

loại như sau:

- Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác với mục đích

tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng,

mục đích không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến và sau thời gian lưu

trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình.

CN-BM13-QT2-QA2

- Khách du lịch nội địa – Domestic tourist là công dân của một nước (không kể

quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường

xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi

mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến.

2.2.2. Quan điểm khách du lịch ở Việt Nam

Tại khoản 2 điều 3 luật Du lịch 2017 đã đưa ra khái niệm về khách du lịch như

sau:

“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để

nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch

quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài”

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và

khách du lịch ra nước ngoài:

- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du

lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở

nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt

Nam đi du lịch nước ngoài.

2.3. Tài nguyên du lịch

2.3.1. Khái niệm

Tài nguyên du lịch trong tiếng Anh được gọi là Travel resources. Tài nguyên du lịch là

khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm

về tài nguyên du lịch như:

Trong cuốn Địa lý du lịch, Nguyễn Minh Tuệ cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể

tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể

lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được

sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”(NXB Thành phố

Hồ Chí Minh, 2014).

Khoản 1 (Điều 15, chương 1) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “là cảnh

quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du

lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!