Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình tối ưu hóa - Chương 3 docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
44
Chương III
Bài toán đối ngẫu và một số ứng dụng
1. Phát biểu bài toán đối ngẫu
1.1. Phát biểu bài toán
Tương ứng với mỗi BTQHTT (còn gọi là bài toán gốc) có một bài toán đối ngẫu. Bài toán
đối ngẫu của BTQHTT cũng là một BTQHTT. Như vậy, bài toán gốc và bài toán đối ngẫu của nó
lập thành một cặp BTQHTT, tính chất của bài toán này có thể được khảo sát thông qua bài toán
kia. Nhiều quy trình tính toán hay phân tích được hoàn thiện khi xem xét cặp bài toán trên trong
mối liên quan chặt chẽ của chúng, mang lại lợi ích trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ
thực tế. Với mục đích tìm hiểu bước đầu, chúng ta xét bài toán gốc là bài toán quy hoạch tuyến
tính (BTQHTT) dạng Max với các ràng buộc chỉ có dấu ≤ và các biến đều thoả mãn điều kiện
không âm.
Bài toán gốc
Max z = c1x1 + c2x2 + .... + cnxn
với các điều kiện ràng buộc
a11x1 + a12x2 + ... + a1nxn ≤ b1
a21x1 + a22x2 + ... + a2nxn ≤ b2
...
am1x1 + am2x2 + ... + amnxn ≤ bm
x1, x2, ..., xn ≥ 0.
Lúc đó BTQHTT sau đây được gọi là bài toán đối ngẫu của BTQHTT trên.
Bài toán đối ngẫu
Min u = b1y1 + b2y2 + .... + bmym
45
với các điều kiện ràng buộc:
a11y1 + a21y2 + ... + am1ym ≥ c1
a12y1 + a22y2 + ... + am2ym ≥ c2
...
a1ny1 + a2ny2 + ... + amnym ≥ cn
y1, y2, ..., ym ≥ 0.
Các biến y1, y2, ..., ym được gọi là các biến đối ngẫu. Trong trường hợp này, do bài toán gốc
có m ràng buộc, nên bài toán đối ngẫu có m biến đối ngẫu. Biến đối ngẫu yi tương ứng với ràng
buộc thứ i của bài toán gốc.
1.2. Ý nghĩa của bài toán đối ngẫu
Ví dụ 1. Xét bài toán gốc
Max z = 2x1 + 4x2 + 3x3
với các ràng buộc
3x1 + 4x2 + 2x3 ≤ 60
2x1 + x2 + 2x3 ≤ 40
x1 + 3x2 + 2x3 ≤ 80
x1, x2, x3 ≥ 0.
Cần tìm các giá trị của các biến quyết định x1, x2, x3 để các ràng buộc được thoả mãn và
hàm mục tiêu đạt giá trị lớn nhất.
Bài toán này có ý nghĩa kinh tế như sau: Giả sử một xí nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm I,
II và III. Để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm I cần có 3 đơn vị nguyên liệu loại A, 2 đơn vị
nguyên liệu loại B và 1 đơn vị nguyên liệu loại C. Các chỉ tiêu đó cho một đơn vị sản phẩm loại II
là 4, 1 và 3. Còn cho đơn vị sản phẩm loại III là 2, 2 và 2. Lượng nguyên liệu dự trữ loại A và B
hiện có là 60, 40 và 80 (đơn vị). Hãy xác định phương án sản xuất đạt lợi nhuận lớn nhất, biết lợi
nhuận / đơn vị sản phẩm bán ra là 2, 4 và 3 (đơn vị tiền tệ) cho các sản phẩm loại I, II và III.
Giả sử có một khách hàng muốn mua lại các đơn vị nguyên liệu loại A, B và C. Bài toán
đặt ra là cần định giá các đơn vị nguyên liệu. Rõ ràng rằng giá các nguyên liệu được quy định bởi
giá trị của sản phẩm mà chúng tạo nên. Nếu các sản phẩm này mang lại lợi nhuận lớn trên thị
trường thì giá ước định của các nguyên liệu này phải cao, còn nếu trái lại thì giá ước định của
chúng là thấp. Mặt khác, lợi nhuận của các sản phẩm thu được trên thị trường lại phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: giá cả các sản phẩm được bán trên thị trường (đã được thị trường chấp nhận),
lượng dự trữ nguyên liệu hiện có, hệ số chi phí sản xuất …
Như vậy, giá ước định của các nguyên liệu A, B và C phụ thuộc vào:
– Hệ số hàm mục tiêu của bài toán gốc: c1 = 8, c2 = 4 và c3 = 63.
– Ma trận ràng buộc các hệ số chi phí sản xuất:
46
A =
342
212
132
⎡ ⎤
⎢ ⎥
⎢ ⎥
⎢ ⎥ ⎣ ⎦
.
– Hệ số dự trữ các loại nguyên liệu:
b =
60
40
80
⎡ ⎤
⎢ ⎥
⎢ ⎥
⎢ ⎥ ⎣ ⎦
.
Tuy nhiên, mối phụ thuộc đó không dễ dàng xác định được. Để giải quyết vấn đề này hoàn
toàn có thể dựa vào việc phân tích bài toán đối ngẫu. Gọi y1 là giá ước định một đơn vị nguyên
liệu loại A, y2 là giá ước định một đơn vị nguyên liệu loại B, còn y3 là giá ước định một đơn vị
nguyên liệu loại C (y1, y2, y3 ≥ 0).
Chúng ta hãy đi xét bài toán đối ngẫu:
Min u = 60y1 + 40y2 + 80y3
với các điều kiện ràng buộc
3y1 + 2y2 + y3 ≥ 2
4y1 + y2 + 3y3 ≥ 4
2y1 + 2y2 + 2y3 ≥ 3
y1, y2, y3 ≥ 0.
Thật vậy, u = 60y1 + 40y2 + 80y3 chính là tổng chi phí phải bỏ ra nếu người khách hàng
muốn mua 60 đơn vị nguyên liệu loại A, 40 đơn vị nguyên liệu loại B và 80 đơn vị nguyên liệu
loại C. Tất nhiên người khách hàng muốn tổng chi phí u càng bé càng tốt.
Xét ràng buộc thứ nhất. Vế trái là 3y1 + 2y2 + y3 chính là số tiền khách hàng phải bỏ ra để
mua 3 đơn vị nguyên liệu loại A, 2 đơn vị nguyên liệu loại B và 1 đơn vị nguyên liệu loại C. Đây
là số nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm loại I. Rõ ràng rằng, người khách
hàng không thể mua được số nguyên liệu này thấp hơn lợi nhuận mà một đơn vị sản phẩm loại A
mang lại khi được bán ra trên thị trường (2 đơn vị tiền tệ). Điều này dẫn đến ràng buộc thứ nhất
3y1 + 2y2 + y3 ≥ 2. Tương tự chúng ta có thể lập luận được ý nghĩa kinh tế của ràng buộc thứ hai
cũng như ràng buộc thứ ba của bài toán đối ngẫu.
1.3. Quy tắc viết bài toán đối ngẫu tổng quát
Xét cặp bài toán gốc và bài toán đối ngẫu trong ví dụ 1 được cho trong bảng III.1.
Nhận xét. BTG là bài toán Max ⇒ BTĐN là bài toán Min.
– Các hệ số hàm mục tiêu của BTG ⇒ Các hệ số vế phải của BTĐN.
– Các hệ số vế phải của BTG ⇒ Các hệ số hàm mục tiêu của BTĐN.
– Ma trận hệ số của BTG là A ⇒ Ma trận hệ số của BTĐN là AT
.
– Biến ≥ 0 của BTG (3.2) ⇒ Ràng buộc ≥ của BTĐN (3.2’).