Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình thục hành kỹ năng y khoa
PREMIUM
Số trang
265
Kích thước
54.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1453

Giáo trình thục hành kỹ năng y khoa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

GT .0000027 099

ỈNG ĐẠI HỌC Y Dược - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ MÔN HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG Y KHOA

.BS NGUYỄN VĂN S0N (Tổng chủ biên) - TS.BS VI THỊ THANH THỦY (Chủ biên)

Giáo trình

(Tài liệu dùng cho sinh viên Y khoa)

NHÀ XUẤT BẢN ĐAI HOC THÁI NGUYÊN

T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C Y Dược - Đ Ạ I H Ọ C T H Á I N G U Y Ê N

B ộ M Ô N H U Á N L U Y Ệ N K Ỹ N A N G Y K H O A __I_______________________________________ ĩ_________________________________________

G S.TS.BS NGUYÊN VĂN SƠN (Tổng chủ biên)

TS.BS VI THỊ THANH THỦY (Chủ biên)

GIÁO TRÌNH

THựC HÀNH KỸ NĂNG Y KHOA

(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN Y KHOA)

NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NĂM 2017

CHỦ BIÊN

GS. TS. BS Nguyễn Vãn Sơn (Tổng chù biên)

TS. BS Vi Thị Thanh Thủy (Chù biên)

THAM GIA BIÊN SOẠN

1. TS. BS V i Thị Thanh Thủy, bộ môn Huấn luyện kỹ năng Y khoa

2. ThS. BS Nguyễn Ngọc Hà, bộ môn Huấn luyện kỹ năng Y khoa

3. ThS. BS Bùi Thị Hợi, bộ môn Huấn luyện kỹ năng Y khoa

4. PGS. TS N guyễn Trọng Hiếu, bộ môn Nội

5. PGS. TS Lưu Thị Bình, bộ môn Nội

6. TS. BS Phạm Kim Liên, bộ môn Nội

7. BSCKII Nguyễn Văn Sừu, bộ môn Ngoại

8. TS. BS Vũ Thị Hồng Anh. bộ môn Ngoai

9. ThS. BSCKII Nguyễn Thị Bỉnh, bộ môn Sàn

10. ThS. BS Đỗ Thị Lệ Hằng, bộ môn Điều dưỡng Cộng đồng

0 1 -9 0

MÃ S Ớ :---------------------

Đ H T N -2 0 1 7

2

M Ụ C L Ụ C

Lời giới th iệu .............................................................................................................................. 4

1. Kỹ năng giao tiếp cơ b à n ................................................................................................... 6

2. Kỹ năng hỏi b ệ n h ...............................................................................................................20

3. Khám hệ hô h ấ p ..................................................................................................................31

4. Khám hệ tuần h o à n ........................................................................................................... 52

5. Khám hệ tiêu h ó a ...............................................................................................................73

6. Khám hệ tiết n iệ u .............................................................................................................100

7. Khám toàn th â n ............................................................................................................... 115

8. Khám hệ thần k in h ...........................................................................................................138

9. Khám hệ vận đ ộ n g ...........................................................................................................160

10. Khám v ú ............................................................................................................................181

11. Dụng cụ phẫu thuật cơ bàn và kỹ thuật khâu buộc c h i.........................................191

12. Xử trí vết thuơng phần mềm đến sớ m .....................................................................201

13. Mờ - đóng bụng đường trắng giữa trên rốn và thăm dò, khâu lỗ thủng dạ

dày - ruột................................................................................................................................ 207

14. KI thuật sơ cứu gẵy xương và cầm m áu.................................................................. 217

15. Kỹ năng chọc hút dịch ổ bụng - chọc hút dịch và khí khoang màng phổi......244

TÀI LIỆU THA M K H Ả O .................................................................................................. 261

3

LỜI GIỚI THIỆU

Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái N guyên là nơi đào tạo các cán bộ y

tế có trình độ đại học và sau đại học có đù năng lực nghề nghiệp và đạo đức để

làm việc m ột cách hiệu quả nhất trong công tác chăm sóc sức khòe phục vụ cho

người dân.

Trong chương trình đào tạo y khoa, việc dạy và học các kỹ năng thực hành

có vị trí đặc biệt quan trọng, luôn được các trường Đại học Y khoa coi đó là giải

pháp hàng đầu nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Liên đoàn giáo dục

y khoa của Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các trường Đại học Y cần phải

xây dựng chương trình đào tạo, sao cho các sinh viên y khoa sớm được học thực

hành và trước khi thực hành trên người bệnh, sinh viên cần được rèn luyện các kỹ

năng cơ bản trong những điều kiện mô phỏng.

Huấn luyện kỹ năng y khoa trong môi trường mô phỏng (Skills lab) là một

giải pháp tốt nhằm tạo môi trường học tập và thực hành giống như thật. Dạy - học

kỹ năng tại Skillslab sù dụng nguời bệnh là các mô hình và bệnh nhân giả. Sinh

viên sẽ được học và thực hành thành thạo các kỹ năng y khoa cơ bản trước khi tiếp

xúc với người bệnh thật tại bệnh viện.

H uấn luyện kỹ năng y khoa được dạy và học vào năm thứ ba Đại học Y, là

môn học tiền lâm sàng, giảng dạy các kỹ năng cơ bản cho sinh viên ngành Bác sỹ

Đa khoa, ngành Y học dự phòng, ngành Rãng hàm mặt.

Cuốn sách “G iáo trình Thực hành kỹ năng y khoa” gồm 15 bài hướng dẫn

các kỹ năng giao tiếp với người bệnh khai thác các triệu chứng cơ năng, cách thăm

khám lâm sàng đề phát hiện các ữ iệu chứng thực thể, và một số thủ thuật y khoa

cơ bản.

X in trân ữọng gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô - đã dành tâm huyết biên soạn

nên cuốn sách này. Cảm om Trường Đại học Y Dược Thái N guyên đã ủng hộ,

cũng như hỗ trợ trong các hoạt động để cuốn sách này đến được tay bạn đọc.

Do khả năng và thòi gian hạn chế, cuốn sách không tránh khỏi có những

thiếu sót, còn nhiều điểm cần hoàn thiện hơn nữa, mong nhận được ý kiến đóng

góp từ bạn đọc.

Thay m ặt Ban biên soạn và nhóm lác giá

TS. Vi Thị Thanh Thủy

4

HƯỚNG DÃN S Ử DỤNG TÀI LIỆU

Cuốn sách “ Giáo trinh Tlụrc hành kỹ năng y khoa”, bao gồm 15 kỹ năng y

khoa được chia thành 3 phần: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thăm khám lâm sàng, kỹ

nàng thú thuật.

Cấu trúc chung của các bài bao gồm: Tên kỹ năng, kiến thức đại cương liên

qian đến kỹ năng, các bước thực hiện kỹ năng, bảng kiểm dạy/học tập, m ột số bài

k) năng có bài tập tình huống để các em tự luyện tập.

T rong chương trình đào tạo Học phần Huấn luyện kỹ năng Y khoa tại

Tiường Đại học Y Dược - Đại học Thái N guyên, sinh viên sẽ có 5 giờ học cùng

gùng viên cho m ột kỳ năng. Do vậy, chúng tôi đưa ra m ột số gợi ý sau đây giúp

các em học kỹ năng đuợc hiệu quả:

- Sinh viên cần có sách “Giáo trình Thực hành kỹ nâng y khoa” trước khi bẳt

đìu khóa học.

- Theo dõi lịch học cụ thế tại Bộ m ôn Huấn luyện kỹ năng y khoa

- Đ ọc các bài học trước mỗi buổi thực hành.

- Khi đến giờ học, sinh viên cần tập trung quan sát giảng viên thực hiện mẫu

k\ năng theo bàng kiểm dạy - học. Sau đó, các bạn sinh viên sẽ được chia nhóm

Ví' tự thục hành từng buớc kỹ năng theo bàng kiểm dưới sự hướng dẫn cùa các

thiy/cô

Bàng kiểm dạy - học cho các bạn biết trình tự các bước cần thực hiện trong

rrụt kỹ năng. Phần ý nghĩa, cho các bạn biết thực hiện mỗi bước thi sẽ có ý nghĩa

nlư thế nào trong cả quy trinh. Phần tiêu chuẩn phải đạt, cho các bạn biết mỗi

bvớc trong bàng kiểm sẽ phải đạt được tiêu chuẩn như thế nào thì mới được coi là

thic hiện tốt.

Chúc các em trờ thành những bác sĩ giòi trong tương lai.

Thay m ặt Ban biên soạn và nhóm lác giá

TS. Vi Thị T hanh Thủy

5

KỸ NĂNG GIAO TIÉP c ơ BẢN

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Thực hiện được đặt câu hói, lắng nghe, và phàn hồi trong giao tiếp.

2. Vận dụng kỹ năng giao liếp có hiệu quả trong các tình huống cụ thế.

3. Nhận thức được tầm quan trọng cùa việc giao tiếp có hiệu quá trong thực

hành nghề nghiệp.

NỘI DUNG

Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm, thông tin với một hoặc nhiều nguời.

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm, bao gồm tập họp những qui tắc, nghệ

thuật, cách ứng xử. Trong y học sử dụng kỹ nàng giao tiếp hiệu quả sẽ tạo được

mối quan hệ tốt khi tiếp xúc với đồng nghiệp, người dân hay người bệnh (NB).

Giao tiếp bao gồm các kỹ năng sau:

- Quan sát.

- Đặt câu hỏi.

- Lắng nghe.

- Phản hồi.

Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hòi người sừ dụng phải thực hành

thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp

của mình.

I - KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI

1. Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi

M ột ừong những mục tiêu cùa giao tiếp là thu được những thông tin để từ đó

nhân viên y tế có thể khai thác bệnh sử - tiền sử, và cung cấp sự giúp đỡ về y tế

phù họp vói nhu cầu của NB. Thông tin thu được từ NB phái chính xác, đầy đú và

6

càng hợp lý càng tốt. Để đạt được mục tiêu này, nhân viên y tế cần thiết phải có

kỹ năng đặt câu hỏi tốt.

* Cách đặt câu hỏi:

Đặt câu hòi nhằm để thu thập được thông tin chính xác và đầy đù từ NB

Một trong những bí quyết thành công cùa cuộc giao tiếp nam trong nghệ thuật đặt

câu hỏi, làm thế nào để NB trả lời các câu hỏi một cách thoải mái là tốt nhất.

- Các câu hỏi cùa nhân viên y tế cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Thề hiện rõ

mục đích cùa câu hỏi. Câu hỏi phải có đù chủ ngũ và vị ngữ. Sù dụng ngôn từ phù

hợp Không nên sừ dụng thuật ngữ y khoa vì sẽ làm cho người bệnh lúng túng, sợ

hãi, bối rối.

- Nên hỏi từng câu một. Không nên trong một câu hỏi nhiều ý vì dễ làm

người bệnh cung cấp thông tin nhầm lẫn.

- Câu hòi phải phù họp với trình độ cùa đối tượng.

- Phối hợp các dạng câu hỏi đóng, mớ, gợi ý phù hợp với mục đích câu hòi.

Hòi xen kẽ các loại câu hỏi để thu thập được đủ thông tin.

- Sau khi hỏi, dành thời gian cho người bệnh trả lời. Không hòi liên tục nhiều

câu hỏi một lúc. Ket hợp sứ dụng ngôn ngữ không lời phù hợp.

* Các điểm cần lu u ỷ k h i đặt câu hỏi:

- Câu hỏi phù hợp với trình độ của đối tượng.

- Tìm hiểu về từ ngữ cùa địa phương để đàm bào khi đặt câu hòi người nghe

có thế hiếu được.

- Lựa chọn và sắp xếp các câu hỏi theo những ừình tự nhất định

- Câu hòi phải rõ ràng, đù ý để người nghe trả lời đúng hướng.

- Lựa chọn thời điểm thích hợp đề đặt câu hòi.

- Dừng câu hòi hoặc thay đổi câu hòi đúng lúc.

2. C ác d ạn g câu hỏi thư ỉm g dùng: Có 2 loại câu hỏi thường được sừ dụng

2.1. Câu h ỏ i m ở

Câu hỏi m ở là câu hỏi bát đầu bằng những từ để hỏi như: Cái gì, ở đâu, như

thế nào, khi n ào ... được dùng để hỏi về những thông tin chung chung. Loại câu

hci này được dùng khi m ở đầu cuộc phòng vấn hoặc khi muốn đổi đề tài. Câu hỏi

7

m ở cho phép người bệnh nói về vấn đề cùa họ một cách tự phát, thoái mái và

không có định hướng trước sự trà lời. Tuy nhiên nếu người bệnh nói quá dài thi

nhân viên y tế phái biết kiểm soát một cách tế nhị.

Ví dụ: - Hôm nay chị thấy ừong người thế nào?

* ư u điểm:

- Giúp khai thác được nhiều thông tin.

- Người bệnh sẽ cảm thấy lôi cuốn và gắn kết hơn trong cuộc nói chuyện. Họ

có thể tự nhiên bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và mong đợi của mình.

* Hạn chế:

- Người bệnh có thể sẽ nói nhiều, nói cả những vấn đề không cần thiết liên

quan đến cuộc giao tiếp, mất thời gian, nên đôi khi nhân viên y tế (NVYT) khó

kiểm soát được cuộc giao tiếp.

2.2. Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng có đặc điềm là câu trả lời ngắn gọn và thường yêu cầu trá lời

thông tin cơ bàn. Câu hỏi đóng thường áp dụng sau giai đoạn hỏi những câu hỏi

mờ, nhân viên y tế nên trực tiếp chú ý vào những “vấn đề” đặc biệt đã thu được

trong suốt giai đoạn hòi câu hỏi mở. Các câu hòi này nhằm tạo cơ hội để người

bệnh khẳng định (có hoặc không) các vấn đề trên. Câu hỏi đóng thường được trả

lời bằng một từ hoặc bàng một câu ngắn như là: “có” hoặc “không”; “đúng” hoặc

“sai” .

* P hân lo ạ i câu h ỏ i đàng:

- Câu hòi đóng thường được sừ dụng là câu hỏi trả lời có/không: Câu hòi này

cho phép câu trả lời chi là có hoặc không (Ví dụ: Bác cảm thấy đau ờ bờ suờn bên

phải không?).

- Câu hòi đóng có hai lựa chọn trà lời: Với câu dạng này, người trả lời chỉ

được lựa chọn ữong số những câu trả lời được đưa ra (Ví dụ: Bác bị ợ hoi hay ợ

chua?).

- Câu hòi đóng để xác định: Đ ây là dạng m ờ rộng hơn cùa câu hòi hai lựa

chọn. Trong trường hợp này, câu trả lời sẽ theo hướng m ờ hơn (Ví dụ: Bác

sống ờ đâu?).

8

- Câu hòi đóng đê khẳng định hoặc nghi vấn những thông tin đang được hỏi

(Ví dụ: Có phải bác vừa nói bác đau hơn khi nằm, đúng không?).

* ư u điểm :

- Khai thác được những thông tin mà người bệnh không cung cấp.

- Sú dụng hữu ích khi cần phải khai thác thông tin trortg một thời gian ngấn

(Ví dụ: Các chấn thirơng do tai nạn, các trường hợp bệnh cấp cứu...)-

* H ạn chế:

- Thông tin thu đuợc giới hạn.

- Nội dung cuộc nói chuyện hoàn toàn phụ thuộc vào người hòi.

- Người được hòi ít có cơ hội bày tỏ nhũng vấn đề thuộc về ý kiến, cảm xúc.

Bảng 01. Vi dụ tình huống sừ dụng câu hỏi niở và đóng

Tình huống câu hòi đóng Tình huống câu hòi mà'

BS A: Tôi nhìn thây trên giây ghi bác bị

đau ngực. Bác có còn đau nữa không?

NB: Không, bây giờ thi không?

BS A: Bác thấy đau âm ì hay đau nhiều?

NB: Tôi cảm thấy đau âm i.

BS A: Có đau dọc xuống cánh tay không?

NB: Không.

BS A: Bác có cảm thấy đau hơn khi tập thể

dục không?

NB Không, không đau hơn

BS B: Tôi nhìn thây trên giây ghi bác bị

đau ngực, vậy hãy nói cho tôi biết bác đau

như thế nào?

NB: Tôi cảm thấy đau ngực và càng đau

khi tôi ngồi vào bàn làm việc. Cứ đau âm ỉ

bẽn trái Tôi đã bị như vậy mấy lẩn rồi và

thường hay bị vào lúc làm việc.

BS B: Bác có nói bác đau hơn khi ngồi làm

việc Vậy hãy nói cho tôi biết cụ thể thì

trong hoàn cành nào thi bác thấy bị đau

hơn?

NB: Vâng tôi cũng đang nghĩ đến điều đó.

Gần đây tôi rất bận rộn với công việc, và

thường đau khi tôi làm báo cảo kế toán

gấp. Cũng thường đau khi tôi thường lo

lắng về một điều gì đấy.

2.3. Loại câu hỏi nên tránh

* Câu h ò i g ợ i ý: Loại câu hỏi này sẽ gợi ý hướng câu trà lời cho câu hòi.

Ví dụ: “ Bác có thấy đau cánh tay trái khi mà bác bị đau ngực không?” . Cách

tốt hơn NVYT nên hỏi trong trường hợp này là: “Khi bác bị đau ngực, bác có cảm

thấy đau ở bất kỳ nơi nào khác không?” .

9

* Câu hỏ i “tại sa o ”: Loại câu hòi này mang tính phê phán buộc người bệnh

phải giái thích, và có thể làm người bệnh khó chịu.

Vi dụ: “Tại sao bác không dùng thuốc theo đơn ?” .

Thầy thuốc không nên hỏi tại sao, nhưng nhiều khi thầy thuốc phải biết lý do

cụ thề để giải thích cho vấn đề của NB, qua đó để truyền thông những điều tích

cực cho người bệnh, giúp NB không lập lại những việc hoặc suy nghĩ không phù

hợp với sức khỏe của NB.

* Câu hỏ i kép “p h ứ c ”: Loại câu hòi này bao gồm nhiều vấn đề trong một

câu hòi, người bệnh dễ bị lẫn lộn và trả lời không đúng.

Vi dự. “Anh có bao nhiêu anh chị em, và trong số họ có ai bị hen suyễn, hay

viêm phổi, hay bị lao hay không ?”.

* Câu hỏi dẫn hoặc câu h ỏ i định kiến: Là gợi ý câu trá lời mà người phỏng

vấn mong đợi.

Ví dụ: “Bác chưa sử dụng bất kỳ loại thuốc nào phải không?” câu này hàm ý

rằng người phỏng vấn không tán thành việc sừ dụng thuốc cùa người bệnh, Với

cách hỏi này, nếu người bệnh đã dùng thuốc, họ không dám công nliận.

II - KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Đề đối tượng giao tiếp của bạn cảm thấy được tôn trọng, để thầy thuốc và

NB hiểu rõ hơn về các thông tin cùng trao đồi thi người thầy thuốc cần có kỹ năng

lắng nghe và có sự phản hồi. Lắng nghe có hiệu quà là một trong những kỹ năng

khó, cần phái được rèn luyện.

Bác sĩ cần phải biết lắng nghe tích cực. Thể hiện là người đang tập trung chú

ý lắng nghe thông qua ngôn ngữ không lời bằng cà ánh mắt, nét mặt, cử chi.

1. Khái niệm và tầm quan trọng lắng nghe

Nghe là hoạt động thường ngày cùa con người nên chúng ta thường bỏ qua,

ít quan tâm tới rèn luyện kỹ năng này mà cho rằng đã có sẵn. N ghe và lắng nghe

khác nhau. Bời vậy, cần phải phân biệt nghe và láng nghe.

- Nghe: Là một quá trình cảm nhận theo đó sóng âm truyền đến não và con

người nhận thức được âm thanh. Đây là quá trình hoàn toàn tự nhiên, và là hoạt

động vô ý thức của con người.

10

- Lắng nghe: Là chù tâm, chù động. Lắng nghe trong giao tiếp là m ột quá

trình thu nhận âm thanh của lời nói phát ra từ nguời được hòi đến tai cúa người

đặt câu hỏi. Thông qua lắng nghe thầy thuốc sẽ nhận những thông tin mà họ quan

tâm và xử lý các thông tin, rồi lưu giữ các thông tin vào bộ não, sắp xếp một cách

trật tự, logic, và phàn hồi lại cho người bệnh. Lắng nghe tốt sẽ thu thập được đầy

đủ thông tin và đảm báo cho cuộc giao tiếp có hiệu quả

Lẳng nghe tích cực: Là hình thức cao nhất trong lẳng nghe, khi nghe cần đặt

minh vào vị trí, hoàn cành cùa người khác để thấu hiểu được tâm tư, tinh cám cùa

họ. Trong giao tiếp, lắng nghe tích cực sẽ tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn thông tin.

Lắng nghe tích cực còn có thể nghe được những gì m à người ta không nói bằng

lời. Lang nghe sẽ làm thỏa mãn người nói, thể hiện mình tôn trọng người nói.

Lắng nghe sẽ nhận được nhiều thông tin hơn, giúp cho việc ra quyết định chính

xác hơn. Lang nghe người khác sẽ làm cho người khác có cám tình với mình, thản

thiện với minh khi làm việc. Lắng nghe giữa hai bên tạo không khí trao đồi thẳng

than, hiểu nhau dẫn tới giài quyết mâu thuẫn, tìm kiếm giải pháp nhanh hơn.

2. Rèn luyện kỹ nãng lang nghe tích cực

Muốn thực hiện kỹ năng lắng nghe tốt, hiệu quá thì thày thốc cần tập luyện.

Sau đây là một số lời khuyên để có thể cải thiện kỹ năng lắng nghe cùa thầy thuốc:

- Chăm chú khi nghe: Nhìn thẳng, trực tiếp vào NB, tập trung đón nhận từng

lời. Ánh mắt là phương tiện hữu hiệu thề hiện rằng bạn đang lắng nghe. Đồng thời

nó giúp ta hiểu được người bệnh muốn nói gì và tránh việc cả hai cùng nói. Các

chuyên gia khuyên rằng người nghe nên nhìn vào người nói ít nhất 25-30% thời

gian nói chuyện, và nên tập trung trong suốt cuộc nói chuyện.

- Nghe cho hết lời hết ý người nói: Không sốt ruột, nôn nóng; không ngắt lời

người nói vì sẽ làm người bệnh hiểu rằng bác sĩ thiếu tôn trọng họ. Trong trường

hợp người bệnh nói lan man dài dòng thì cần để cho người bệnh nói hết câu rồi

khéo léo chuyển cuộc đối thoại theo hướng bác sĩ mong muốn.

- C ừ chi cơ thế: Thỉnh thoảng thầy thuốc gật đầu khi NB nói chuyện với thầy

thuốc, gật đầu cũng là hỉnh thức thề hiện rằng thầy thuốc đang chú ý lắng nghe

NB nói. Thông qua động tác gật đầu, đã khuyến khích NB tiếp tục nói câu chuyện

cùa họ, NB sẽ cảm thấy bạn rất muốn nghe họ nói tiếp. Tư thế cùa người nghe

cũng thể hiện sự cởi m ở và khuyến khích người nói hòa m ình vào câu chuyện,

thầy thuốc nên ngồi hoi ngả về phía người bệnh.

11

- Ngôn ngữ phối hợp: Thể hiện thầy thuốc theo dõi từng lời nói cùa người

bệnh thông qua lời nói cùa bạn “Vâng, tôi hiếu. Anh/chị tiếp tục đi” hoặc đặt các

câu hòi ngay sau câu nói cùa người bệnh.

- Ghi chép: Để nhớ thông tin một cách chính xác bạn có thể ghi chép.

- Tổng hợp và xử lý thông tin khi nghe: Phân tích nhanh, đối chiếu với thông

tin đã biết.

- Khách quan khi lắng nghe, đừng chú trọng quá vào phong cách người nói,

nên chú ý nội dung, chỗ nào người bệnh nhấn mạnh.

- Trao đổi phản hồi với người nói khi họ nói xong, có thể tóm tắt nội dung đã

nghe được đế khắng định thông tin với người nói.

- Loại bỏ các nhiễu vật lý: Tiếng ồn, người đi lại, phương tiện, vị trí ngồi

Khi tiếp xúc với người bệnh, chúng ta lẳng nghe và biểu lộ cảm xúc thông

qua ánh mẳt, nét mặt, cử chi cùa minh. Bạn nên có cách ăn mặc, dáng đi, tư thế,

vè mặt phù hợp và liên tục chú ý đến nét mặt, ánh mắt, cử chì, giọng nói cùa

người bệnh trong suốt quá trình hòi bệnh.

Báng 02. Những điều nên và không nên làm khi lắng nghe

Nên làm Không nên làm

- Bày tỏ môi quan tâm

- Kiên nhẫn

- Cố hiểu vấn đề

- Thể hiện khách quan

- Biểu lộ đồng cảm

- Giữ im lặng khi đang nghe

- Ghi chép nhanh và vấn tẳt rồi tiếp tục

lăng nghe.

- Làm việc khác khi đang chú ý lăng nghe.

Tránh nhìn đi nơi khác, tránh nói chuyện

với người khác khi người bệnh đang nói

chuyện với mình

- Tránh đột ngột ngắt lời người bệnh khi họ

đang nói.

- Thúc giục người bệnh.

- Tranh cãi với người bệnh.

- Nhanh chóng đưa ra phàn hồi khi chưa rõ

vấn đề.

- Lên giọng khi khuyên bảo.

- Vội vàng kết luận.

* Ví dụ thể hiện lắng nghe tích cực:

BS: - Chào chị. Mời chị ngồi. Chị có vấn đề gi về sức khỏe vậy?

NB: - Tôi bị nhức đầu.

12

BS: - Hãy kề cho tôi nghe về chứng nhức đẩu cùa chị.

NB: - Vâng, nó bắt đầu từ khi mẹ tôi mất, và ngày càng nặng dần khiến tôi

không chịu nồi. Tôi rất lo lắng về vấn đề này.

BS: - Chị lo lắng về những gì?

(Bác sĩ đà nhận ra và đặt câu hỏi đúng thời điểm. Tuy nhiên, bác sĩ đã bó qua

một chi tiết đó là cám xúc người bệnli sau khi mẹ mất).

Hãy đặt mình vào vị trí của người bệnh và thề hiện cho họ thấy rang bạn

hiểu những khó chịu về thể chất và tinh thần mà họ đang mắc phải, hiểu những lo

lắng và mong đợi của họ, và bạn sẽ cố gắng hết khả năng để giúp họ vượt qua

bệnh tật

III - KỸ NĂNG PHẢN HÒI

1. Tầm quan trọng cũa phản hồi

Phán hồi là hoạt động truyền đi một thông điệp tù người nghe tới ngirời nói

trong hoặc sau quá trình người nói trình bày. Phản hồi không những chứng tỏ chúng

ta đang tập trung lắng nghe, đang thấu hiểu và đang tương tác với họ mà còn giúp

kiểm chứng mức độ hiểu vấn đề mà người nói đang trình bày; thêm nữa, ngirời

nhận phán hồi sẽ nhận biết đirợc những điều mà họ đã làm có phù hay không.

1.1. N h ữ n g điếm cần chú ỷ k h i thự c hiện ph ủ n hồi

Trong giao tiếp, việc phán hồi là rất tế nhị và không phải dễ dàng thục hiện

để mang lại hiệu quả. Phán hồi chi có hiệu quả khi người bệnh đón nhận nó với

lâm lý llioài mái đẻ lliay đổi liànli vi của họ tlico kiến thức mói nhận. D ua ra phàn

hồi có nghĩa là những hành vi đirợc so sánh dựa trên các tiêu chí, hoặc khoa học.

- Tập trung vào hành vi thực tế, không chú trọng vào tính tình, thái độ, hoặc

nhân cách cùa người bệnh

- Trước khi phán hồi, nên mô lá lại hành vi của ngirời nhận phan hòi và tác

hại đổi với sức khỏe cùa họ, nhưng tránh nói theo kiểu phán xét, trách móc: Nên

mô tà lại hành vi có hại của người bệnh theo cách riêng của bạn (Ví dụ: Thay vì

nói: “Anh ăn uống không theo qui luật nào cà nên anh bị đau dạ dày”, hãy nói:

“ Anh có nói anil thường bò bữa, và ăn không đúng giờ trong thời gian gần đây.

Việc anh ăn uống không theo giờ sẽ làm cho dạ dày của anh phải làm việc gắng

sức, tính trạng này kéo dài sẽ dẫn tới dạ dày bị đau, loét, nặng hơn có thể gây ra

thúng dạ dày).

13

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!