Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình thổng quan về Du lịch
PREMIUM
Số trang
168
Kích thước
6.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1419

Giáo trình thổng quan về Du lịch

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

TS. vữ ĐỨC MINH (Chủ biên)

Giáo trìnH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

TS. vc ĐỨC MINH (Chủ biên)

Giáo trình

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ - 2008

LỜI GIỚI THIỆU

Du lịch ngày nay là một trong những ngành kính tế năng động

nhất của thếgiới, theo Tổ chức Du lịch Thếgiới (UNWTO) năm 2006

đã có 842 triệu khách đi du lịch quốc tểvới doanh thu đạt được 735 tỷ

USD; đến năm 2007 sốkhách du lịch quốc tếđạt gần 900 triệu khách,

tăng 6% so với năm 2006.

Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có sự phát

triển đáng khích lệ. Năm 2007 ngành du lịch Việt Nam thu hút được

xấp xỉ 4,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 19,2 triệu lượt khách du

lịch nội địa, thu nhập từ du lịch dạt 56 nghìn tỷ đồng.

Đểdạt được các chỉ tiêu trên, ngành du lịch Việt Nam đã mỏ rộng

thị trường; tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch; tạo ra các sản

phẩm, dịch vụ du lịch hấp dẫn đối với du khách; nâng cao chất lượng

dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có

trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong

tiến trình hội nhập khu vực và thếgiới.

Nhằm góp phần cung cấp cho sinh viên đang theo học chuyên

ngành vê khách sạn - du lịch của trường Đại học Thương mại những

kiến thức căn bản và khái quát về du lịch, giáo trình Tổng quan về du

lịch lần đầu biên soạn năm 1999 do TS. Vũ Đức Minh làm chủ biên và

trực tiếp biên soạn chương mở đầu, mục 4 chương I và các chương 111,

ỈV, V, Vỉ; TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng biên soạn chương II; TS. Hà

Văn Sự biên soạn chương ỉ và mục ỉ.ỉ chương VI. Trong lần tái bản

nàyf chủ biên giáo trình đã chuẩn hóa một số thuật ngữ, cập nhật số

liệu, đồng thời cô' gắng kế thừa và phát triển các kiêh thức trong và

ngoài nước về du lịch nhằm đảm bảo cho giáo trình vừa mang tính hiện

đại, vừa phù hợp với đặc điểm phát triển du lịch ở Việt Nam. Có thể

nói: Tổng quan về du lịch là một bức tranh phác họa tương đối hoàn

chỉnh và sinh động các nguyên lý căn bản và thiết yếu nhất về du lịch.

3

Thông qua nội dung của 6 chương, bạn đọc sẽ được tiếp cận một

cách khái quát từ những khái niệm cơ bản vê du lịch, cơ sở hình thành

và lịch sử phát triển du lịch, động cơ và loại hình du lịch đến những

vấn đề cụ thể như điểm đến, điểm hấp dẫn du lịch, các tác động tích

cực và tiêu cực của du lịch; cùng với các vấn đề mang tính định hướng

như quy hoạch và phát triển du lịch.

Giáo trình đã được một số nhà khoa học trong ngành, dặc biệt là

tập thể bộ môn Quản trị Doanh nghiệp Du lịch nhận xét, đóng góp

nhiều ỷ kiến quý báu cho các tác giả. Do đó, có thể khẳng định đây là

một công trình có giá trị và đáng trân trọng. Tuy nhiên, do sự hạn chế

vê tài liệu tham khảo và của người biên soạn, nên giáo trình không thể

tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được góp ý từphía độc giả.

Xin trăn trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bộ môn Quản trị Doanh nghiệp Du lịch

Trường Đại học Thương mại

4

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

MÔN HỌC TỔNG QUAN VỂ DU LỊCH

1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Du lịch là hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một

nơi thường là xa lạ không nhằm mục đích định cư hay kiếm sống (làm

việc) mà nhằm thoả mãn trí tò mò, nâng cao sự hiểu biết hoặc đơn thuần

chỉ là một sự giải trí, nghỉ ngơi và thư giãn. Thực ra, hoạt động này đã

xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài người. Lúc

đầu, có thể là những hiện tượng riêng lẻ và cá biệt, sau đó trở thành một

hiện tượng xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu của con người.

Du lịch trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học

như xã hội học, tâm lý học và sau này thêm các nhà kinh tế học; dần

dần hình thành một khoa học về du lịch - du lịch học - mang tính

liên ngành. Du lịch học có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khoa học

khác nhau kể cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên hoặc sự kết

hợp của hai lĩnh vực khoa học này. Để có thể nghiên cứu được các

môn khoa học về du lịch cũng như có thể tham gia hoạt động kinh

doanh trong lĩnh vực du lịch, những người quan tâm trước hết cần

phải nắm vững được những khái niệm và những vấn đề cơ bản nhất

về du lịch với cách tiếp cận nó là một hiện tượng, một hoạt động xã

hội phổ biến trên cả hai phương diện cung và cầu trong nền kinh tế

thị trường. Những nội dung cơ bản đó, ở các quốc gia có ngành và

hoạt động du lịch phát triển, thường được đề cập trong các môn

Khái luận về du lịch (Overview of Tourism) hoặc Tổng quan về du

lịch (Introduction to Tourism).

Du lịch đồng thời còn là một trong những ngành kinh tế dịch vụ

được Đảng và Nhà nước ta tập trung đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển.

Các chuyên ngành đào tạo về khách sạn và du lịch ở bậc đại học cần có

những môn học đặc thù, có chiều sâu và hoàn chỉnh trong lĩnh vực này.

5

Chính vì vậy, giáo trình Tổng quan về du lịch được biên soạn lần

này nhằm giới thiệu một cách có hệ thống, toàn diện và hiện đại các

vấn đề vừa căn bản, vừa khái quát về du lịch cho sinh viên trước khi đi

sâu nghiên cứu, tìm hiểu các học phần chuyên môn khác. Trong các

chương trình đào tạo đại học chuyên ngành về du lịch của nhiều nước

trên thế giới thì Tổng quan vê' du lịch là một trong các học phần

chuyên môn đặc thù và bắt buộc.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC

Tổng quan về du lịch là môn học thuộc khoa học xã hội và nhân

văn, có đối tượng nghiên cứu là các khái niệm, các phạm trù cơ bản

nhất liên quan đến hoạt động du lịch của con người. Trên cơ sở đó có

thể hiểu rõ bản chất và rút ra được các quy luật hoặc tính quy luật vận

động của các hiện tượng và hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch bao

gồm hoạt động của người đi du lịch và hoạt động của người cung cấp

các hàng hóa và dịch vụ cho người đi du lịch. Những hoạt động này

không mang tính riêng lẻ mà có tính xã hội phổ biến trên cả hai

phương diện cung và cầu về du lịch trong điều kiện tồn tại và phát triển

sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường.

Tổng quan về du lịch còn nghiên cứu du lịch với tính chất của một

hệ thống. Hệ thống du lịch bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối

liên hệ bên trong cũng như bên ngoài hệ thống. Sự phát triển của hệ

thống du lịch phải dựa trên cơ sở sự phát triển của các phần tử trong hệ

thống. Ngược lại, sự phát triển của mỗi yếu tố cấu thành phải tuân theo

sự phát triển chung của toàn bộ hệ thống. Môn học sẽ giúp chỉ ra bản

chất của các mối liên hệ này.

Ngoài ra, môn học còn đề cập đến việc sử dụng hoặc vận dụng các

khái niệm, các phạm trù, các mối liên hệ cơ bản đó trong thực tiễn

hoạt động du lịch ở Việt Nam. Đây là vấn đề hết sức cần thiết và quan

trọng vì du lịch Việt Nam mới đang ở những chặng đầu của sự phát

triển. Vì thế, nhận thức đúng đắn các vấn đề lý luận căn bản về du lịch

và biết vận dụng nhuần nhuyễn trong thực tế sẽ giúp cho ngành du lịch

có thể hội nhập khu vực và thế giới một cách nhanh chóng trong quá

trình phát triển.

6

Khi đề cập đến nội dung của môn học, có bao nhiêu tác giả thì có

bấy nhiêu ý kiến khác nhau. Với tính chất là một môn mở đầu, giới

thiệu và cung cấp những kiến thức căn bản và chung nhất về du lịch,

nên có thể đề cập rất nhiều nội dung khác nhau. Những nội dung được

đề cập trong giáo trình này trước hết dựa trên cơ sở đề cương học phần

đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa Khách sạn - Du lịch

và của trường Đại học Thương mại thông qua. Ngoài ra, những người

biên soạn chú ý đến những nội dung, vấn đề đang rất phổ biến trên thế

giới (đặc biệt ở các nước có ngành du lịch phát triển cao) nhưng ít

hoặc chưa được đề cập ở Việt Nam. Đồng thời, những người biên soạn

cũng chú ý tránh đi sâu những nội dung đã được trình bày khá kỹ

lưỡng và sâu sắc trong một số giáo trình chuyên ngành mà các trường

đại học đào tạo về du lịch đang sử dụng. Với tinh thần đó, giáo trình

được biên soạn với kết cấu 6 chương tương ứng với thời lượng dành

cho học phần theo quy định. Ngoài chương mở đầu giới thiệu đối

tượng và phương pháp nghiên cứu môn học, chương I cố gắng khái

quát hóa các quan niệm khác nhau về du lịch, các bộ phận cấu thành

của nó, cũng như các cơ sở hình thành và lịch sử phát triển du lịch.

Chương II giới thiệu hai vấn đề cơ bản nhất là động cơ và loại hình du

lịch. Hai vấn đề này là nền tảng cho hai vế cầu và cung trên thị trường

du lịch sau này. Chương III đi sâu tìm hiểu về điểm đến du lịch, đổng

thời một yếu tố quan trọng nhất của điểm đến còn ít được đề cập trong

các giáo trình tương tự ngay cả ở các nước có ngành và khoa học về du

lịch phát triển đó là điểm (sự) hấp dẫn du lịch. Chương IV vừa khái

quát hóa và cụ thể hóa ba tác động chủ yếu của du lịch về kinh tế, văn

hóa - xã hội và môi trường đối với một điểm đến du lịch. Hai chương

còn lại V và VI về thực chất là một, vì quy hoạch bao giờ cũng đi đôi

với phát triển du lịch. Với nội dung khá phong phú và để đi sâu nghiên

cứu nên vấn đề quy hoạch phát triển du lịch được tách thành hai

chương nối tiếp nhau.

Tổng quan về du lịch là học phần chuyên môn cơ sở cho tất cả các

chuyên ngành đào tạo về du lịch và dịch vụ. Đồng thời, nó cũng rất

cần thiết trong các chương trình đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn cho

những người mới hoặc đã làm việc trong ngành vì tính chất nền tảng và

căn bản của nó.

7

3. PHUÖNG PHÁP NGHIÊN cúu MÔN HỌC

Là môn khoa học xã hội nên phương pháp luận về duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử được sử dụng nghiên cứu môn Tổng quan về

du lịch. Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi việc nghiên cứu các

sự vật và hiện tượng không ở trạng thái tĩnh mà trong mối quan hệ tác

động qua lại với các sự vật và hiện tượng khác. Thông qua sự tương tác

đó mà bản chất của sự vật hiện tượng mới dễ dàng bộc lộ. Trong khi

đó, phương pháp duy vật lịch sử đòi hỏi xem xét sự vật hiện tượng ở

thực tại nhưng trong mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử của sự vật và

hiện tượng đó. Nhờ đó mà có thể dự đoán được xu hướng vận động và

phát triển của sự vật và hiện tượng trong tương lai.

Du lịch là một hệ thống với sự tham gia của nhiều yếu tố cấu

thành. Do đó, phương pháp tiếp cận hệ thống cũng cần thiết sử dụng

trong quá trình nghiên cứu môn học. Phương pháp đòi hỏi việc nghiên

cứu đi từ các yếu tố riêng lẻ để cuối cùng có được sự hiểu biết đầy đủ,

khái quát mang tính tổng thể của toàn bộ hệ thống. Mặt khác, trên cơ

sở nghiên cứu tìm hiểu toàn bộ hệ thống một cách tổng thể để có thể

xử lý các yếu tố cấu thành một cách phù hợp nhằm đảm bảo phát triển

toàn bộ hệ thống cũng như từng yếu tố cấu thành trong hệ thống.

Ngoài ra, môn học còn sử dụng các phương pháp điều tra xã hội

học, điều tra tâm lý, phân tích thống kê và mô hình hóa nhằm làm rõ

một số nội dung cần thiết và đặc thù.

Tổng quan về du lịch có mối liên hệ mật thiết về kiến thức với

các môn học khác như Tâm lý học, Xã hội học, Địa lý du lịch, Văn

hóa du lịch...

8

CHƯƠNG I

Sự HÌNH THÀNH VÀ LỊCH sử PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. BẢN CHẤT CỦA DU LỊCH

1.1. Các quan niệm về du lịch

Con người vốn tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm

hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ động thực vật và nền văn hóa

của những nơi khác. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một

hiện tượng khá quan trọng trong đời sống của con người. Đến nay,

du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân

hay của một nhóm người nào đó, mà du lịch đã trở thành một nhu

cầu xã hội phổ biến đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời

sống vật chất, tinh thần cho con người. Tuy nhiên, khái niệm du lịch

có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau. Sau

đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến.

1.1.1. Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người

- Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ XIX, đến đầu thế kỷ XX

du lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giầu có, quí tộc

và người ta chỉ coi đây như là một hiện tượng cá biệt trong đời sống

kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, người ta coi du lịch như một hiện

tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức

của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường

xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục

đích lìm kiếm việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó họ phải tiêu

tiền mà họ đã kiếm được. Các giáo sư Thụy Sĩ là Hunziker và Krapf đã

khái quát: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy

sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương -

những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ

hoạt động kiếm tiền nào'. Quan niệm này được Hiệp hội quốc tê' các

chuyên gia khoa học về du lịch (AIEST) thừa nhận.

1 Trong: S.L.J. Smith. Tourism Analysis: A Handbook. Longman Scientific & Technical,

Essex (England). 1991.

9

Với quan niệm này, du lịch mới chỉ được giải thích ở hiện tượng đi

du lịch, tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định

người đi du lịch và là cơ sở hình thành cầu về du lịch sau này.

- Du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison, du lịch là một

hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới (một nước, hay ranh

giới một vùng, một khu vực) để nhằm mục đích giải trí hoặc đi công

việc và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Như

vậy, có thể xem xét du lịch thông qua những hoạt động đặc trưng mà

con người mong muốn trong các chuyến đi. Du lịch có thể được hiểu

“là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm

hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định."2

2 Luật Du lịch. Điều 4. Chương I. NXB Chính trị Quốc gia. 2005.

Từ các góc độ nói trên, bản chất của du lịch được chỉ rõ thông qua

5 đặc điểm chính như sau:

1. Du lịch nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở các

nơi đến khác nhau.

2. Có hai yếu tố chính trong hoạt động du lịch: Hành trình tới nơi

đến và lưu lại, trong đó bao gồm cả các hoạt động ở nơi đến.

3. Chuyến đi và lưu trú xảy ra bên ngoài nơi cư trú và làm việc

thường xuyên, do đó du lịch làm nảy sinh những hoạt động của

người đi du lịch ở nơi đến khác biệt với những hoạt động của

cư dân sinh sống và làm việc ở đây.

4. Sự di chuyển tới nơi đến mang tính tạm thời, thời gian ngắn và

sau đó quay trở về trong khoảng vài ngày, vài tuần hoặc vài

tháng.

5. Chuyến đi với nhiều mục đích song không vì mục đích định cư

hoặc tìm kiếm việc làm tại nơi viếng thăm.

Với các cách tiếp cận nói trên, bản chất của du lịch chủ yếu mới

chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt động

thuộc nhu cầu của khách du lịch.

- Du lịch dưới góc độ là khách du lịch: Một quan niệm khác xem

xét khái niệm và bản chất của du lịch dưới góc độ người đi du lịch.

Theo cách tiếp cận này, nhà kinh tế học người Anh, Ogilvie khái niệm

10

khách du lịch là “tất cả những người thoả mãn Jiai-4ịồtrkiệnX rời khỏi

nơi ở thường xuyên trong một khoản thời gian dưới một năm và chi

tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó.”1*3 Khái

niệm này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa làm rõ được mục đích của người

đi du lịch và qua đó để phân biệt được với những người cũng rời khỏi

nơi cư trú của mình nhưng lại không phải là khách du lịch.

1 Trong: C.L. Morley. “What is Tourism? Definitions, Concepts and Characteristics” The

Journal ofTourism Studies, Vol.l. No.l, May 1990, pp. 3- 8.

q Trong: C.L. Morley, Tài liệu đã dàn.

Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm khách du lịch là “một người

đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ

những điều mới lạ và thay đổi thu nhận được trong một chuyến đi

tương đối xa và không thường xuyên.”4 Khái niệm này cho phép phân

biệt du lịch với những dạng di chuyển của những người không phải là

khách du lịch qua 7 đặc điểm sau:

1. Tính nhất thời để phân biệt với sự đi lại thường xuyên của

những người du mục, du canh du cư.

2. Tính tự nguyện để phân biệt với chuyến đi bắt buộc của những

người bị đi đày và tỵ nạn.

3. Có sự quay về để phân biệt với chuyến đi một chiều của những

người di cư.

4. Có khoảng cách và thời gian tương đối dài để phân biệt với

chuyến đi của những người đi tham quan và dạo chơi.

5. Không lặp lại thường xuyên để phân biệt với chuyên đi lặp lại

của những người chủ sở hữu nhà nghỉ.

6. Không mang tính chất là phương tiện để phân biệt với việc đi

lại như là phương tiện nhằm mục đích kinh doanh, đại diện bán

hàng và hành hương.

7. Nhằm vào sự mới lạ và thay đổi để phân biệt với chuyến đi có

mục đích khác như học tập, nghiên cứu.

Quan niệm của Cohen không được thừa nhân rộng rãi trong lĩnh

vực khoa học về du lịch ở các đặc điểm 4, 5 và 7. Nhấn mạnh mục

đích mới lạ và thay đổi như là động cơ của khách du lịch là quá hẹp.

Các đặc điểm 4 và 5 không phù hợp với thực tiễn phát triển của du lịch

hiện nay.

11

Hội nghị liên hợp quốc về du lịch tại Rome (1963) thống nhất

quan niệm về khách du lịch ở hai phạm vi quốc tế và nội địa, sau này

được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) chính thức thừa nhận.

1. Khách du lịch quốc tế(International tourist): Là một người lưu

trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc

gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau

ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến.

2. Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Là một người đang

sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một

nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia

đó, trong thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm với

các mục đích có thể là giải trí, đi công việc, hội họp, thăm thân

nhân ngoài hoạt động làm việc để lĩnh lương ở nơi đến.

Quán triệt quan niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới, trong Luật Du

lịch của Việt Nam có quy định: “Khách du lịch quốc tế là người nước

ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch;

công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước

ngoài du lịch” và “khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người

nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ

Việt Nam”5.

5 Luật Du Uch. Điều 34, Chương V, NXB Chính trị Quốc gia, 2005.

1.1.2. Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kỉnh tế

Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch phát triển từ hiện tượng

có tính đơn lẻ của một bộ phận nhỏ trong dân cư thành hiện tượng có

tính phổ biến và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của

mọi tầng lớp trong xã hội. Lúc đầu, người đi du lịch thường tự thoả

mãn các nhu cầu trong chuyến đi của mình, về sau, các nhu cầu đi lại,

ăn ở, giải trí... của khách du lịch đã trở thành một cơ hội kinh doanh và

du lịch lúc này được quan niệm là một hoạt động kinh tế nhằm thoả

mãn các nhu cầu của du khách. Một ngành kinh tế được hình thành

nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người trong chuyến đi rời khỏi nơi

cư trú thường xuyên - đó là ngành du lịch. Theo các học giả Mỹ

Mclntosh, Goeldner và Ritchie, du lịch là một ngành tổng hợp của các

12

lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển và tất cả các yếu tố cấu thành

khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu và mong

muốn đặc biệt của khách du lịch/Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch

năm 1971 cũng đi đến thống nhất cần phải quan niệm rộng rãi ngành

du lịch như là người đại diện cho tập hợp các hoạt động công nghiệp

và thương mại cung ứng toàn bộ hoặc chủ yếu các hàng hóa và dịch vụ

cho tiêu dùng của khách du lịch quốc tế và nội địa.

Như vậy, khi tiếp cận du lịch với tư cách là một hệ thống cung ứng

các yếu tố cần thiết trong các hành trình du lịch thì du lịch được hiểu

là một ngành kinh rê'cung ứng các hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở kết

hợp giá trị các tài nguyên du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu và mong

muốn đặc biệt của du khách.

1.1.3. Tiếp cận du lịch một cách tổng hợp

Các quan niệm trên tiếp cận du lịch dưới góc độ một hiện tượng,

một hoạt động với các yếu tố tách biệt. Với cố gắng xem xét du lịch

một cách toàn diện hơn, các tác giả Mclntosh, Goeldner và Ritchie cho

rằng cần phải cân nhắc tất cả các chủ thể (thành phần) tham gia vào

hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu được bản chất của du

lịch một cách đầy đủ. Các chủ thể (thành phần) đó bao gồm:

1. Khách du lịch: Đây là những người tìm kiếm các kinh nhiệm

và sự thoả mãn về vật chất hay tinh thần khác nhau. Bản chất

của du khách sẽ xác định các nơi đến du lịch lựa chọn và các

hoạt động tham gia, thưởng thức.

2. Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch: Các

nhà kinh doanh coi du lịch là một cơ hội để kiếm lợi nhuận

thông qua việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp

ứng cho nhu cầu của thị trường khách du lịch.

3. Chính quyền sở tại: Những người lãnh đạo chính quyền địa

phương nhìn nhận du lịch như là một nhân tố có tác dụng tốt

cho nền kinh tế thông qua triển vọng về thu nhập từ các hoạt

động kinh doanh cho dân địa phương, ngoại tệ thu được từ

khách quốc tế và tiền thuế thu được cho ngân quỹ một cách

trực tiếp hoặc gián tiếp.

13

4. Dân cư địa phương: Dân cư địa phương thường coi du lịch là

một nhân tố tạo ra việc làm và giao lưu văn hóa. Một điều quan

trọng cần nhấn mạnh ở đây là hiệu quả của sự giao lưu giữa số

lượng lớn du khách quốc tế và dân cư địa phương. Hiệu quả

này có thể vừa có lợi và vừa có hại.

Như vậy, để phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện các hoạt động,

các mối quan hệ của du lịch, theo cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là

tổng hợp các hiên tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua

lại giữa khách du lịch, các nhà kình doanh, chính quyền và cộng đồng

dân cưđịa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.

Với cách tiếp cận này, khách du lịch là nhân vật trung tâm làm nảy

sinh các hoạt động và các mối quan hệ để trên cơ sở đó thoả mãn mục

đích của các chủ thể tham gia vào các hoạt động và các mối quan hệ đó.

Tóm lại, du lịch là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận xuất phát từ

tính chất phong phú và sự phát triển của hoạt động du lịch. Chính vì vậy,

tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng các quan

niệm đó một cách phù hợp. Với tư cách là một môn học chuyên môn cơ

sở, giáo trình này sử dụng khái niệm du lịch được tiếp cận một cách tổng

hợp làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu các nội dung tiếp theo.

1.2. Một sô khái niệm có liên quan

Để hiểu đầy đủ hơn về bản chất của du lịch, cần phân biệt một số

khái niệm có liên quan như du lịch với lữ hành, du lịch với khách sạn,

các khái niệm về khách như lữ khách, khách thăm, khách tham quan...

- Lữ hành (Travel): Theo nghĩa chung nhất là sự đi lại, di

chuyển từ nơi này đến nơi khác của con người. Như vậy, trong hoạt

động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả

các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Ở Việt Nam, quan niệm lữ

hành là một lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch liên quan đến

việc tổ chức các chuyến đi (các tour) cho du khách.

- Ngành khách sạn (Hospitality Industry): Với thuật ngữ bằng

tiếng Việt, khái niệm này chỉ được hiểu là lĩnh vực kinh doanh lưu trú

khách sạn trong ngành du lịch. Tuy nhiên, với thuật ngữ bằng tiếng

14

Anh thì nó có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Khái niệm này được thừa nhận

rộng rãi là nó bao gồm hoạt động của tất cả các loại hình cơ sở phục

vụ lưu trú và ăn uống cho những người đi xa nhà. Có một số ít tác giả

khác lại cho rằng nội hàm của khái niệm này còn rộng hơn nữa. Nó

bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến sự đón tiếp và phục vụ một

người khách từ nơi khác đến. Như vậy, tồn tại hai quan điểm trái

ngược nhau: thứ nhất, ngành khách sạn (với nội hàm rộng) sẽ bao trùm

lên lĩnh vực du lịch, và thứ hai, khách sạn là một lĩnh vực hoạt động

(kinh doanh) trong ngành du lịch. Quan điểm thứ hai phổ biến ở nhiều

nước cũng như À Việt Nam. Ngoài ra, ở một số nước có hoạt động du

lịch phát triển tạo nên sự chuyên môn hóa cao các lĩnh vực phục vụ

khách du lịch thành các ngành riêng biệt như ngành công nghiệp

khách sạn, ngành công nghiệp lữ hành (du lịch), ngành công nghiệp

giải trí...

Trong công tác thống kê người ta thường phân biệt khách du

lịch với các loại khách khác và các đối tượng không phải là khách

du lịch (xem sơ đồ 1.1).

- Lữ khách (Traveller): Những người thực hiện một chuyến đi từ

nơi này đến nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, vì bất cứ lý do gì, có

hay không trở về nơi xuất phát lúc đầu.

- Khách thăm (Visitor): Những người thường được nhấn mạnh ở

tính chất tạm thời của việc ở lại một hoặc nhiều điểm đến, không xác

định rõ lý do của việc đi và thời gian chuyến đi nhưng có sự quay trở

về nơi xuất phát.

- Khách tham quan (Excursionist or Same Day Visitor): Những

người thăm viếng chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không

quá 24 giờ đổng hồ.

Những trường hợp ngoại lệ không được tính là khách du lịch:

người làm việc ở biên giới, di cư, du mục, tỵ nạn, hành khách quá

cảnh, lực lượng vũ trang, quân sự, đại diện ngoại giao, lãnh sự.

15

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!