Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình thiết kế cơ sở dữ liệu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
VŨ ĐỨC THÁI
GIÁO TRÌNH
THIÉT KẾ Cơ SỞ DỮ LIỆU
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NĂM 2016
. 01-42 MÃ SO:-----—----------
ĐHTN-2016
2
MỤC LỤC
Lòi nói đầu 06
Bảng thuật ngữ 08
Chương 1: Hệ thống thông tin
1.1. Hệ thống và hệ thống kinh doanh 10
1.2. Hệ thống thông tin 13
1.3. Vai trò của hệ thống thông tin và cơ sở dũ liệu 15
1.4. Kết luận 16
Câu hỏi và bài tập chương 1 17
Chương 2. Mô hình liên kết thực thể
2.1. Hệ cơ sờ dữ liệu 18
2.2. Mô hình hóa dữ liệu 18
2.3. Thục thể (entity) 22
2.4. Thuộc tính (attribute) 24
2.5. Miền trị của thuộc tính 26
2.6. Liên kết thực thể (relationship) 27
2.7. Các ký hiệu trong sơ đồ quan hệ thực thể 29
2.8 Mối quan hệ giữa thuộc tính và liên kết thục thể 35
2.9. Kết luận 35
Câu hỏi và bài tập chương 2 36
Chương 3. Thiết kế mô hình liên kết thực thê
3.1. Xác định thực thể 39
3.2. Xác định thuộc tính 41
3.3. Tên thực thể và tên thuộc tính 47
3.4. Kiểu thục thể con (subtype) 47
3 .5. Xác định liên kết thực thể 51
3
3.6. Dư thừa liên kết 59
3.7. Phân tách thuộc tính và liên kết thục thể 59
3.8. Phân rã liên kết n-n 61
3.9. Cung (Arc) 64
3.10. So sánh cung và kiểu con 67
3.11. Kết luận 70
Câu hỏi và bài tập chương 3 71
Chưoug 4. Một số kỹ thuật xử lý nâng cao trong mô hình
liên kết thực thể
4.1. Ràng buộc trong cơ sờ dữ liệu 76
4.2. Mô hình theo thời gian thực 82
4.3. Kết luận. 90
Câu hỏi và bài tập chương 4 91
Chương 5. Chuyển đổi sơ đồ liên kết thực thể
5.1. Chuyển đổi sơ đồ liên kết thực thề sang mô hình dữ liệu quan hệ 94
5.2. Một số mô hình mẫu 105
5 .3 . Kỹ thuật xử lý nâng cao 111
5.4. Kỹ thuật phá chuẩn 114
5.5. Chuyển đổi sơ đồ sang dạng dữ liệu bán cấu trúc 120
5.6. Mô hình xử lý song song và phân tán 124
5.7. Kết luận 128
Câu hỏi và bài tập chương 5 129
Tài liệu tham khảo 133
PHỤ LỰC 134
Phụ lục 1. Tối UTI các câu lệnh xử lý
1. Vấn đề tối ưu trong xù lý 135
2. Nguyên nhân các xử lý chua hiệu quả 135
3. Một số chiến lược tối ưu 136
4
4. Các tniờng hợp và giải pháp 137
5. Câu hỏi và bài tập 143
Phụ lục 2. Hướng dẫn giải một số bài tập
Chương 1 145
Chương 2. 145
Chương 3. 147
Chương 4 151
Chương 5. 154
5
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện tại có nhiều giáo trình được viết về lĩnh vực cơ sờ dữ liệu (CSDL)
và phần lớn các giáo trình đi vào lý thuyết khái quát, trừu tượng hóa và các
dạng bài tập có tính học thuật và lý luận tổng quát. Người học được trang bị
kiến thức và khả năng trao đổi học thuật, cài đặt thuật toán, giải bài tập rất hiệu
quả. Tuy nhiên khi đi vào phân tích triển khai cho một hệ thống trong thực tế
thì người học thiếu kỹ năng, kinh nghiệm và mò hình ứng dụng nên gặp nhiều
lúng túng.
Việc đào tạo chương trình cao học hiện nay cũng đang chuyển hướng
sang trang bị kỹ thuật, kỹ năng vận dụng các mô hình, thiết bị công nghệ vào
giải quyết bài toán trong thực tế. Do vậy, giáo trinh “Thiết kế cơ sở dữ liệu”
nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo mới góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục
và việc giảng dạy đại học, sau đại học nói riêng.
Với sự tham khảo nhiều giáo trình từ các cơ sở đào tạo trên thế giới nhất
là các chuyên gia triển khai dự án tin học hóa. Giáo trinh đã đưa ra nội dung
hoàn toàn theo hướng ứng dụng cho người học để có thể dễ dàng, vận dụng
triển khai phân tích xây dựng CSDL cho một tổ chúc doanh nghiệp.
Nhũng vấn đề trình bày trong giáo trình kèm theo các ví dụ, CASE
STUDY minh họa thực tế dễ hiểu, dễ vận dụng và có hẳn một số mô hình mẫu
để người học có thể chọn lựa sử dụng cho từng dạng bài toán. Giáo trinh gồm 5
chương, Chương 1 giới thiệu về hệ thống kinh doanh để thấy các chức năng
kinh doanh cần có các dữ liệu tác nghiệp. Dữ liệu tổ chức nhằm phục vụ cho
các chức năng theo quan điểm “cần gì phải có nấy”. Chương 2 nêu các khái
niệm, thuật ngữ cơ bản sử dụng trong việc xây dụng một CSDL. Các khái niệm
như thực thể, thuộc tính, liên kết thực thể... là vấn đề cần xác định chuẩn xác
đảm bảo cho hệ thống làm việc ổn định lâu dài và có khả năng phát triền.
Chương 3 trình bày các bước, các kỹ năng, công cụ, sơ đồ được sử dụng trong
phân tích xây dựng nên các thực thể và mối liên kết thực thể xuất phát tứ nhu
cầu quản lý. Chương 4 đưa ra kỹ thuật phân tích các khía cạnh xuất phát từ các
6
bài toán thực tế và các kinh nghiệm phân tích các tính huống xảy ra và giải
pháp xử lý đảm bảo sự nhất quán, chặt chẽ trong hệ thống. Chương 5 trinh bày
các bước chuyển đổi từ mô hình thiết kế sang mô hình cài đặt; các kỹ thuật xử
lý; các dạng mô hinh mẫu có thể áp dụng triển khai dễ dàng trong thực tế. Phần
Phụ lục giói thiệu một số bài toán mẫu và kỹ thuật tối ưu các thao tác dữ liệu là
kiến thức, kỹ năng rất hữu ích cho nguời làm thực tế.
Giáo trình có hệ thống các bài tập đa dạng giúp kiểm ừa đánh giá kết quả
học tập và cũng nhiều hướng mờ cho giáo viên nghiên cứu sâu hơn. Trong sụ
phát triển các mô hình dữ liệu khác sẽ tiếp tục đuợc nghiên cứu phát triển để
đáp ứng nhu cầu quản lý cùa các doanh nghiệp lớn ừong nền kinh tế toàn cầu.
Do khả năng có hạn giáo trinh không thể tránh khỏi những nhược điểm
(một số ví dụ chưa điển hình, diễn đạt chua hấp dẫn người đọc..). Tác giả rất
mong đuợc các nhà nghiên cứu, đồng nghiệp góp ý kiến đề có thể bổ sung
hoàn thiện hơn.
Tác giả trân ừọng cám ơn các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ thông
tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Công nghệ
thông tin thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; các giảng viên ừong Đại học Thái
Nguyên đã có ý kiến góp ý quý báu để tác giả hoàn thành giáo trinh này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả
7
BẢNG THUẬT NGỮ
Tiếng Anh/Viết tắt Giải nghĩa
Modeling Mô hình hóa
Conceptual Model Mô hình khái niệm
Physical Model Mô hình vật lý
Entity - E Thực thể
Attribute - A Thuộc tính
Instance - 1 Thể hiện
Domain Miền trị
Relationship - RS Liên kết
Entity Relation - ER Liên kết thực thể
Entity Relation Model - ERM Mô hình liên kết thực thể
Entity Relation Diagram- ERD Sơ đồ liên kết thực thể
Primary key Khóa chính
Foreign key Khóa ngoài
Nontransferability Không thay đồi
Madantory - M Bắt buộc
Optionality - 0 Tùy chọn (không bắt buộc)
Many - n Nhiều
One - 1 Một
Tiếng Anh/Viết tắt Giải nghĩa
Primaiy Unique IdentiSer - PUID Đinh danh cơ sờ
Supertype Kiểu cha
Subtype Kiểu con
Arc Cung
Data Design Model-DDM Mô hình thiết kế dữ liệu
Normal -1NF, 2NF, 3NF, BCNF Chuần hóa
Denormalisation Phá chuẩn
9
Chưong 1
HỆ THỐNG THÔNG TIN
1.1. Hệ thống và hệ thống kinh doanh
Hệ thống là tập hợp gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn
nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung, (ví dụ một cỗ máy là
một hệ thống các chi tiết liên kết với nhau thực hiện chức năng của cỗ máy...)-
Nghiên cứu hệ thống là nghiên cứu xem hệ thống biến đổi cái gì, biên đôi như
thế nào, hay nói cách khác phải làm rõ chức năng cùa hệ thống là làm như thế
nào và được mục tiêu gì.
Hệ thống có những thuộc tính cơ bản sau:
- Hệ thống luôn có mục tiêu, các phần tử trong hệ thống hoạt động phải
hướng về một mục đích chung là hoàn thành mục tiêu cùa hệ thống.
- Phần tử trong hệ thống bao gồm các phuơng tiện, vật chất và nhân lực, mỗi
phần tử đều có thuộc tính đặc trưng quyết định vai trò cùa nó trong hệ thống.
- Hệ thống có giới hạn xác định những phần tù trong và ngoài hệ thống,
tính giới hạn mang tính chất mở. Trong một hệ thống còn có thể có những hệ
thống con tuy nhiên không nên quá nhiều mức.
- Giữa các phần tử luôn có mối quan hệ, mối quan hệ này có thề là bàn
chất vật lý hoặc thông tin. Mỗi khi thêm bớt phần tử sẽ làm biến đồi các mối
quan hệ.
- Hệ thống có tính kiểm soát (cân bằng và tự điều chinh) điều đó đảm bảo
tính thống nhất, ổn định và để theo đuổi mục tiêu của mình.
- Hệ thống nằm trong một môi trường, trong đó có một số phần từ của hệ
tương tác với môi trường bẽn ngoài. Để phân biệt môi trường với hệ thống ta
cần phải xác định giới hạn của hệ thống.
Trong một số trường hợp, không dễ xác định ranh giới cùa một hệ thống
(như hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống giao thông) đó là các phần từ cùa hệ
10
thông có những ranh giới mờ về không gian, thời gian, tính chất. Do vậy, để
xác định hệ thống ta đưa ra khái niệm môi trường. Môi trường của một hệ
thống là các phần tử không thuộc hệ thống nhưng có liên hệ với hệ thống bằng
cách nào đó. Ờ đây không phải phép loại trừ nghĩa là những phần tò không
thuộc hệ thống thì chưa hẳn là môi trường. Trong phạm trù xét hệ thống và môi
ttường là chi mối tương quan với nhau, những phần tủ không thuộc hệ thống
nhung cũng có thể không là môi trường đối với hệ thống đó. Các phần từ cùa
môi trường tuy có mối quan hệ với hệ thống nhưng tồn tại có tính độc lập
không ảnh hưởng đến sự tồn tại vận động và mục tiêu của hệ thống. Ví dụ, độc
giả là môi trường của hệ thống Quản lý thư viện, độc giả là những nguời có
làm thẻ thư viện, có quan hệ với thu viện thông qua việc mượn trả sách. Nếu
thẻ của độc giả nào đó hết hạn, độc giả đó không gia hạn, nghĩa là không có thẻ
sử dụng sách thi thư viện vẫn tồn tại phục vụ cho độc giả khác. Độc giả trên
không được gọi là môi trường của hệ thống quản lý thư viện.
Hình 1.1. Minh hoạ hệ thống và môi trường
Hệ thống kinh doanh (có thé viét ngằn gọn là hệ kinh doanh, hay thông
thướng ta gọi chung là doanh nghiệp) xét về cấu trúc là một hệ thống nhằm
mục tiêu kinh doanh đem lại lợi nhuận. Hệ thống kinh doanh gồm con người,
cơ sờ vật chất, tài chính, phương tiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất, cung
cấp dịch vụ, để thu lợi nhuận. Hệ thống kinh doanh ở đây hiểu theo nghĩa mọi
tổ chức kinh tế xã hội như một công ty, nhà máy, cửa hàng, siêu thị, một trung
tâm dịch vụ, một trường học, bệnh viện, một tồ chức xã hội như một sờ, phòng
chức năng... vi xét cho cùng các tồ chức trên đều có cấu trúc hệ thống có nhiều
bộ phận nham thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào đó mang lại lợi ích cho tập
thể, xã hội cho dù lợi ích đó có thể là cụ thể, trước mắt hoặc trừu tượng lâu dài
11
(ví dụ mục tiêu của một trường học là đào tạo bồi dưỡng, rèn luyện cho một
luợng trẻ em hình thành nhân cách, tri thức khoa học... phục vụ cho đất nước
trong tương lai). Hệ thống kinh doanh là một hệ thống phức tạp có cấu trúc
nhiều lớp. Các thành phần của hệ thống kinh doanh bao gồm:
• Hệ quyết định: Là hệ chủ đạo của hệ kinh doanh, có quyền lực trong
hệ kinh doanh, là nơi đưa ra các quyết định về chiến lược, các kế hoạch và chi
đạo thực hiện kế hoạch. Hệ quyết định cần thông tin ở nhiều mức (trong hệ
thống lãnh đạo của doanh nghiệp).
• Hệ tác nghiệp: Là nơi thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp ưong hệ thống
(sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, phục vụ...). Hệ tác nghiệp cần các thông tin về
kế hoạch, quy định, nguồn nguyên, nhiên liệu, sản phẩm, phụ phẩm, kết quả...
để thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao trong toàn hệ thống
• Hệ thống thông tin: Là nơi thu thập, lưu trữ, xử lý kết xuất thông tin cung
cấp cho các hệ khác trong hệ kinh doanh và có thể cung cấp cho môi ữường.
Giữa các phần tử của hệ kinh doanh (thực chất là các hệ thống con) luôn
luôn có sự trao đổi thông tin với nhau để đảm bảo thống nhất hành động trong
hệ kinh doanh, một trong các phần từ trên bị sự cố là ảnh hường đến hiệu quả
cùa hệ thống. Ngoài ra việc trao đổi thông tin với môi truờng (các đối tác kinh
doanh của một doanh nghiệp) cũng rất quan trọng.
Kiến trúc điển hình của một hệ kinh doanh được mô tả trong Hình 1.2, hệ
bao gồm các hệ con và mối quan hệ giữa các hệ ừong sự hoạt động chung của
hệ thống.
12
Thông tin ra
trương
Hình 1.2. Mô hình hệ kinh doanh
1.2. Hệ thống thông tin
Trong hệ kinh doanh thì hệ thống thông tin có vai trò tiung gian không
trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, dịch vụ cũng không đóng vai trò chi
đạo nhưng có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Trong thực tế các doanh nghiệp muốn phát triển quy mô lớn thi
không thể xem nhẹ vai trò của hệ thống thông tin. Vói các hệ thống thông tin
hiện đại còn có khả năng trợ giúp ra các quyết định về ra chủ trương, định
hướng, chiến lược kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp đã và đang đầu tư tài
chính cho hệ thống thông tin chiếm tỉ trọng không nhỏ.
Hệ thống thông tin có chúc năng hỗ trợ cho các nhà quản lý để họ có thể
đưa ra những sách lược, chiến lược trong việc chi đạo. Hỗ trợ cho các bộ phận
tác nghiệp nắm được các thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh giúp cho
thực hiện hiệu quả từng nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
- Thu thập, cập nhật đầy đủ kịp thòi các thông tin đầu vào để có đủ điều
kiện xử lý theo các luật lệ, quy định cùa doanh nghiệp.
- Lưu trữ đầy đủ, an toàn tin cậy trong hệ thống lưu trữ.
- Cung cấp cho bộ phận quyết định và bộ phận tác nghiệp các thông tin
phản ánh tình trạng nội bộ của cơ quan, tổ chức và tình trạng hoạt động kinh
doanh của hệ thống. Thông tin cần cung cấp tuỳ theo chức năng nghiệp vụ cụ
thể cùa hệ thống hay bộ phận cùa hệ thống. Thông tin phải mềm dẻo thích ứng
13