Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình thanh toán trong thương mại điện tử
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
6.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
731

Giáo trình thanh toán trong thương mại điện tử

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh

Giáo trình

TRONG THIÍONG MẠI ĐIỆN TỬ

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ

TRƯỎNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

PGS.TS. Nguyễn Vãn Thanh

Giáo trình

THANH TOÁN

TRONG THUNG MẠI ĐIỆN TỬ

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ

HÀ NỘI, 2011

LỞI NÓI ĐẨU

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển một

cách hết sức nhanh chống và đang có vai trò ngày càng tăng lên

trong thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam, thương mại điện tử cũng

đang phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các doanh nghiệp đã ứng dụng

thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình ở các mức độ

khác nhau. Theo kết quả điều tra của Bộ Công Thương, một nửa số

doanh nghiệp cho biết đã đầu tư cho những ứng dụng thương mại

điện tử trong đơn vị mình. Hơn 60% doanh nghiệp tin rằng doanh thu

của họ nhờ thương mại điện tử sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian

tới chứng tỏ niềm tin và sự lạc quan của doanh nghiệp đối với việc

ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, hơn 40% doanh

nghiệp đã lập vvebsite riêng và khoảng 15% doanh nghiệp có các

hoạt động e-marketing. Đểhoạt động thương mại điện tử có thểphát

triển, cần có sự phát triển của cả những yếu tố mang tính kỹ thuật

thuộc lĩnh vực điện tử và sự phát triển của những yếu tố mang tính

thương mại. Trong đó, hoạt động thanh toán điện tử đóng một vai trò

quan trọng. "Giáo trình Thanh toán trong thương mại điện tử"

được viết mới mong muốn trang bị cho người học những kiến thức và

kỹ năng cơ bản về hệ thống thanh toán điện tử, các phương tiện chủ

yếu trong thanh toán diện tử và những vấn đề chủ yếu cần quan tâm

khi lựa chọn hệ thống thanh toán điện tửphù hợp với hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Giáo trình được cấu trúc thành 5 chương:

Chương 1. Tổng quan về Thương mại điện tử và Thanh toán

điện tử

Chương 2. Các phương tiện thanh toán trong thương mại

điện tử

3

Chương 3. Hệ thống thanh toán điện tử

Chương 4. An ninh trong thanh toán điện tử

Chương 5. Lựa chọn giải pháp trong thanh toán điện tử

Trong đố, TS. Nguyễn Hoàng biên soạn Chương 1 và Chương 2;

PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh chủ biên, biên soạn các chương 3,4,5.

Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được

sự góp ý đáng quỷ của các giảng viên trong Bộ môn Quản trị tài

chính. Đặc biệt, chúng tôi cũng đã nhận được các ý kiến đóng góp

sâu sắc của PGS.TS Nguyễn Văn Minh, Trưởng khoa Thương mại

điện tử và của PGS.TS Đàm Gia Mạnh, Trưởng khoa Tin học thương

mại của Trường Đại học Thương mại; PGS.TS Phan Thu Hà,

Trường ĐH Kinh tếquốc dân và PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên,

Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng Trường ĐH Thương mại. Bên

cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được sự động viên và khuyến khích

rất lớn của Ban Giám hiệu và Phòng Khoa học đối ngoại của

trường. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những góp ỷ và động viên

của các cá nhân và đơn vị trên.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã có nhiều nỗ lực

nhằm đảm bảo nội dung khoa học và tính hiện đại của giáo trình.

Tuy nhiên, do những hạn chế về năng lực cá nhân cũng như thời

gian, giáo trình không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi rất

mong nhận được sự đóng góp, phê bình của các quý độc giả để

chúng tôi có thể hoàn thiện hơn giáo trình này trong các lần xuất

bản tiếp theo.

TM. TẬP THỂ TÁC GIẢ

PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

1.1. Tổng quan vê' thunng mại điện tử

1.1.1. Khái niệm và các loại hình thương mại điện tử

1.1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử

Hiện nay trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về

“thương mại điên tử” nhưng tựu trung lại có hai quan điểm lớn như

nêu ra dưới đây.

Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp.

Theo nghĩa hẹp, thương mại điên tử bao gồm các hoạt động

thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như:

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh

tế đưa ra các khái niêm về thương mại điên tử theo hướng này.

Theo WTO thì thương mại điên tử bao gổm việc sản xuất, quảng

cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên

mạng Internet, kể cả được giao nhận một cách hữu hình cả các sản

phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua

mạng Internet.

Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc đưa ra khái

niệm: thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch

thương mại dựa trên việc truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông

như Internet.

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa

hẹp thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được

5

thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện

điện tử khác như điện thoại, fax, telex... Thương mại điện tử là hình

thức mua bán mà hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internet và

được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Qua hình thức mua bán và thanh

toán này, thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm

thay đổi cách thức mua sắm .

Thương mại điện tử theo nghĩa rộng.

Đạo luật mẫu về thương mại điện tử (TMĐT) của ủy ban Liên

Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) đã nêu: “Đạo

luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi hoạt động thông tin dưới

dạng thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mạiũ.

Theo cách hiểu này, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất rộng, bao

quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế và TMĐT là việc sử dụng

các phương pháp điện tử để làm thương mại.

ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: Thương

mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kình doanh qua các

phương tiện điện tử, dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới

dạng text, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử gổm nhiều hành

vi, trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương

tiện điện tử, hợp tác thiết kế, tài- nguyên mạng, mua sắm công cộng,

tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng, giao

nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, mua bán cổ phiếu điện tử,

vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, chuyển tiền điên tử. Thương mại

điện tử được thực hiện đoi với cả thương mại hàng hóa (hàng tiêu

dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (dịch vụ

cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính).

Tóm lại, theo nghĩa hẹp TMĐT chỉ bao gồm các hoạt động

thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet, còn theo nghĩa

rộng, TMĐT được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng

phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử

và các hoạt động gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.

6

Như vậy, thương mại điện tử là một khái niệm dùng để chỉ quá

trình mua và bán một sản phẩm (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình)

thông qua một mạng điện tử (electronic network), phương tiên trung

gian phổ biến nhất của thương mại điện tử là Internet. Qua môi trường

mạng, người ta có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua bán bất cứ

sản phẩm gì từ hàng hoá cho đến dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng.

I.I.I.2. Các loại hỉnh thương mại điện tử

Thương mại điện tử có các hình thái hoạt động chủ yếu sau:

a. Thư điện tử

Các đối tác (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính

phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách "trực

tuyến" thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, gọi tắt là e￾mail). Đây là một thứ thông tin ở dạng "phi cấu trúc" (unstructured

form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả

thuận trước (khác với "trao đổi dữ liệu điện tử" sẽ nói dưới đây).

b. Thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền

thông qua thông điệp điện tử (electronic message). Sự hình thành và

phát triển của TMĐT đã hướng thanh toán điên tử mở rộng sang các

lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu điện tử tài chính, tiền mặt

Internet, túi tiền điện tử hay két điên tử, thẻ thông minh, giao dịch

ngân hàng số hoá.

c. Trao đổi dữ liệu điện tử

Trao đổi dữ liêu điện tử (Electronic Data Interchange - EDI) là

việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" (structured form) từ

máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ công ty,

hay giữa các công ty (hay tổ chức) đã thoả thuận buôn bán với nhau

theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con

người (gọi là dữ liệu có cấu trúc, vì các bên đối tác phải thoả thuận từ

trước khuôn dạng cấu trúc của các thông tin). Ưỷ ban Liên hiệp quốc

về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã đưa ra định nghĩa pháp lý

sau đây: "Trao đổi dữ liệu điện tử" (EDI) là việc chuyển giao thông tin

7

từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện

điện tử trong đó sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận về cấu

trúc thông tin."

Trên bình diện này, nhiều khía cạnh còn phải tiếp tục xử lý, đặc

biệt là buôn bán giữa các nước có quan điểm, chính sách, và luật

pháp thương mại khác nhau về căn bản, đòi hỏi phải có từ trước một

dàn xếp pháp lý trên nền tảng thống nhất quan điểm vể tự do hoá

thương mại và tự do hoá việc sử dụng Internet; chỉ như vậy mới đảm

bảo được tính khả thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của trao đổi

dữ liệu điện tử (EDI).

d. Giao gửi sốhoá các dung liệu

Dung liệu (content) là các hàng hoá mà cái người ta cần đến là

nội dung của nó (hay nói cách khác chính nội dung là hàng hoá) chứ

không phải là bản thân vật mang nội dung, ví dụ như: tin tức, sách

báo, nhạc, phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương

trình phần mềm. Các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim xem hát,

hợp đồng bảo hiểm, v.v... nay cũng được đưa vào danh mục các dung

liệu. Đồng thời, trên giác độ kinh tế-thương mại, các loại thông tin

kinh tế và kinh doanh trên Internet đều có ở mức phong phú, do đó

một nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin ngày nay là khai thác

trực tiếp được lượng thông tin trên Web và phân tích tổng hợp.

e. Bán lẻ hàng hoá hữu hình

Để tận dụng tính năng đa phương tiên (multimedia) của môi

trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các "cửa hàng ảo"

(Virtual shop) để thực hiện việc bán hàng. Người sử dụng Intemet/Web

tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hoá hiển thị trên màn hình, lựa

chọn hàng, xác nhân mua, và trả tiền bằng thanh toán điện tử. Vì là

hàng hoá hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các

phương tiện gửi hàng truyền thống để đưa hàng tới tay khách; điều

quan trọng nhất là: khách có thể mua hàng tại nhà (home shopping),

mà không cần phải đích thân đi tới cửa hàng.

Thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh, theo các dự báo:

thương mại điện tử hiên nay và trong một vài năm tới chủ yếu được

8

ứng dụng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tiếp đó đến du lịch, kinh

doanh bán lẻ, và quảng cáo; thương mại điên tử trong lĩnh vực buôn

bán hàng hữu hình còn rất hạn chế.

1.1.2. Một số mô hình chủ yếu về hệ thống TMĐT

1.1.2.1. Mô hình tổng quan các thành viên tham gia TMĐT

của một quốc gia

Thương mại điện tử không chỉ được áp dụng đối với kinh doanh

của các doanh nghiệp mà nó từng bước thâm nhập vào tất cả các lĩnh

vực xã hội, với trình độ ngày càng cao hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả

hơn. Nước nào áp dụng các hình thức giao dịch thương mại điện tử

càng nhiều với mức độ càng cao thì nước đó càng có lợi thế phát triển

và trở thành người dẫn đầu trong một nền kinh tế thế giới số hóa.

Mỗi quốc gia có thể áp dụng một loại hình TMĐT đặc thù,

nhưng nhìn chung tuân thủ mô hình tổng quan sau:

UVSlSSdS tk.<

Nguỡi tham gia Thanh toán

Banks/Financial Institute/

Credit Cards/ Smart Cards

Cơ quan Công chúng Điện tử

cho nguời tham gia

Các thành viên tham gia Thương mại Điện tử

Các nhà vận chuyến

1*1 E-Money/

Tiền điện tử

Mạng mở

Công 'nghệ mãhoá/

Hình 1.1: Mô hình tổng quan các thành viên tham gia hệ thống thương mại

điện tử của một quốc gia.

Công ty Bảo hiểm/ Thuế

Chính phủ/

Nhà nuớc

E-Money/

Tiền điện tử

Cơ quan Câp phát chứng nhận CA

Doanh nghiệp/Công ty

Chư ký điện tữ

Hệ thống của hàng

9

Theo mô hình này ta thấy rằng khi thực hiện TMĐT thì đối tượng

cần tham gia đầu tiên là nhà nước, các đơn vị cung ứng cơ sở hạ tầng;

Tham gia vào phần dịch vụ là các tổ chức đảm nhận thanh toán và tạo

dịch vụ như ngân hàng, tổ chức tài chính-tín dụng, tổ chức thẻ (các

loại thẻ...), các công ty bảo hiểm;

Người tiêu dùng sau khi đã được cấp xác thực để tham gia vào hệ

thống này có thể sử dụng tất cả các dịch vụ có sẵn trên đó. Vì ở đây

tiền điện tử đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện các giao dịch

điện tử bằng cơ sở hạ tầng nói trên, cho nên, đảm bảo mọi thành viên

trong xã hội đều có quyền tham gia sau khi đã được xác nhận.

Với mô hình này, thành viên có lợi nhiều nhất trên TMĐT là các

tổ chức/các nhà đảm trách phần vận chuyển hàng hoá do lưu lượng

hàng hoầ và khả năng lưu thông qua TMĐT rất lớn nên nó giúp đẩy

nhanh chu trình sản xuất, rút ngắn vòng quay vốn đầu tư, tạo ra nhiều

sản phẩm mới mang sức cạnh tranh và thuyết phục người tiêu dùng

hơn. Hơn nữa, việc quy định mã số về quy cách phẩm chất-chất lượng

theo tiêu chuẩn quốc tế của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sẽ làm

tăng uy tín của các nhà sản xuất đồng thời làm yên lòng người tiêu

dùng, từ đó tạo ra dòng luân chuyển lưu thông hàng hoá ngày một tăng

và hiệu suất lớn hơn.

Ngoài ra, khi thực hiện thương mại điện tử còn có thể tạo mối liên

hệ trực tuyến mang tính quốc tế, thúc đẩy việc trao đổi và lưu thông

hàng hoá với bên ngoài, đẩy nhanh quá trình tiến tới toàn cầu hoá.

I.I.2.2. Mô hình hệ thông TMĐT của một doanh nghiệp

Mô hình tổng quan về hệ thống TMĐT của một doanh nghiệp

được thể hiện tại sơ đồ sau:

10

Electronic Ecommerce = World Wide Manuíacturing Web

+ Borderless Marketing

taũteMoũg] BÊ)

Intranet

Dịch vụ

Thông tin

Trự: tuyến

Hệ thống

Thanh toán

Điện tử

Xác nhận

Điện tử

Internet

Hệ thống

Thanh toán

Điện tử

Call Centre

Xác nhận

Điện tử

Hình 1.2: cấu trúc hệ thống hỗ trợ thương mại điện tử trên Internet

của doanh nghiệp

Một khi đã tham gia vào hoạt động kinh doanh trên môi trường

Internet, phải nhìn nhận vấn đề thương mại điên tử như là nền tảng và

là chỗ dựa vững chắc trong quá trình phát triển kinh doanh của mình.

Trong bối cảnh đó, hệ thống thông tin trên Internet tạo dựng cho

doanh nghiệp nhiều điều kiện thuận lợi trong việc canh tranh và đưa ra

các dịch vụ cũng như sản phẩm có giá trị đối với người tiêu dùng;

giảm chi phí cho việc tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng

và giảm tính chất cát cứ địa phương. Thông qua Internet, một doanh

nghiệp có thể tiếp thị sản phẩm của mình theo đúng nghĩa “không biên

giới”, làm cho người tiêu dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, cũng có

thể lựa chọn được các sản phẩm của doanh nghiệp theo ý của mình

cùng các với dịch vụ kèm theo.

Trên phương diện đó, việc ứng dụng công nghê thông tin kết hợp

với định hướng chiến lược làm cho các nhà quản lý tạo cho mình một

11

tầm nhìn tổng quan hơn. Đổng thời mô hình trên tạo đà cho doanh

nghiệp thấy được chiều hướng phát triển của mình, nhìn nhận lại quá

trình sản xuất để có những sản phẩm và dịch vụ mới mang tính cạnh

tranh hơn đồng thời thuyết phục người tiêu dùng hơn.

1.1.2.3. Mô hình giao dịch thương mại điện tửB2B và B2C

Trong TMĐT quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa

doanh nghiệp với người tiêu dùng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Mối quan hệ khăng khít do TMĐT tạo nên qua việc thực hiện

mua, bán, giao dịch đã tạo đà cho việc phát triển những hê thống thanh

toán tự động, làm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng gần gũi

nhau hơn, ràng buộc trách nhiệm hơn, đồng thời phát huy mạnh chức

năng của các tổ chức tài chính và ngân hàng trong việc tạo ra các dịch

vụ đem lại hiệu quả trong sản xuất của doanh nghiệp, tăng nhanh chu

trình tái sản xuất.

12

Như vậy, thương mại điên tử đã đem lại những lợi ích tiềm tàng

không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với hệ thống ngân

hàng, các tổ chức và người tiêu dùng. Khách hàng có thêm thông tin

phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí, dễ dàng tạo dựng và

củng cố mối quan hệ; rút ngắn chu trình sản xuất, tái - tạo nhiều sản

phẩm mới trên quan điểm chiến lược lâu dài; giúp và thúc đẩy cho sự

phát triển công nghê thông tin trong giai đoạn chuyển tiếp sang kinh tế

số hoá, kinh tế tri thức - một xã hội thông tin với một xu thế tất yếu

không thể đảo ngược.

1.2. Tổng quan về thanh toán điện tử

1.2.1. Khái niệm

Thanh toán điện tử (Electronic Payment): Là việc thanh toán

tiền qua thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc giao

tay tiền mặt.

Theo cách hiểu như trên, thanh toán điện tử (TTĐT) là hệ thống

thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Việc thanh toán

được thực hiện qua máy tính và mạng máy tính, nối mạng với các đơn

vị thành viên tham gia thanh toán. Việc chuyển những chứng từ bằng

giấy thành những Uchứng từ điện tửn đã làm cho khoảng cách giữa

các đơn vị thành viên được thu hẹp lại như trong cùng một ngân hàng,

giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu chu

chuyển vốn của khách hàng và nền kinh tế.

1.2.2. Những ưu thế và sự phát triển tất yếu của thanh toán

điện tử

So với các hình thức thanh toán truyền thống, hệ thống thanh

toán điện tử có một số ưu thế nổi trội sau:

• Thanh toán điện tửkhông bị hạn chếbởi thời gian và không gian.

Dưới giác độ của thương mại điện tử, hoạt động thương mại

không chỉ hạn chế trong phạm vi một địa bàn, một quốc gia mà được

thực hiện với hệ thống thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường tài

13

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!