Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình sửa chữa thiết bị điện - điện tử
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
GIÁO TRÌNH
HỌC PHẦN: SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:... ……/QĐ-CNTĐ-CN ngày.....tháng.….năm
20…….. của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
TP. Hồ Chí Minh, năm 2021
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình này được biên soạn dựa theo đề cương môn học Sửa chữa thiết bị
điện- điện tử của Khoa Điện – Điện tử Trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức.
Sửa chữa thiết bị điện- điện tử là một môn học rất cần thiết và quan trọng cho
sinh viên học ngành điện. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về sửa chữa,
bảo trì, cải tiến các thiết bị điện, điện tử; phân loại và tìm các nguyên nhân hư hỏng,
lên kế hoạch sửa chữa, bảo trì định kỳ các thiết bị điện, điện tử xảy ra trong máy điện
và ứng dụng trong thực tế. Để giúp sinh viên hiểu và dễ dàng tiếp thu kiến thức môn
học, giáo trình biên soạn nội dung một cách cơ bản, ngắn gọn, sau mỗi chương đều
có câu hỏi ôn tập và bài tập để giúp sinh viên có thể tự kiểm tra lại những vấn đề mình
đã học.
Xin cảm ơn Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ đức đã hỗ trợ để tác giả hoàn
thành giáo trình này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song sai sót là khó tránh. Tác giả rất mong nhận được
các ý kiến phê bình, nhận xét của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.
TP. HCM, ngày 12 tháng 10 năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Lê Minh Tân
2. Lê Minh Phong
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỬA CHỮA, BẢO TRÌ ..........................................1
1.1. Mở đầu về sửa chữa, bảo trì ..................................................................................1
1.2. Định nghĩa và nội dung của sửa chữa, bảo trì. ....................................................2
1.2.1. Định nghĩa bảo trì ..............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu của bảo trì ...........................................................................................2
1.2.3. Bảo trì phòng ngừa: ...........................................................................................7
1.3. Chi phí chu kỳ sống ................................................................................................8
1.4. Kinh tế bảo trì và các chi phí sửa chữa, bảo trì...................................................9
1.5. Lập kế hoạch công việc sửa chữa, bảo trì. .........................................................10
1.5.1. Sơ đồ kế hoạch bảo trì. ....................................................................................11
1.5.2. Quy trình sửa chữa, bảo trì. .............................................................................11
1.6. Đánh giá hiệu quả công tác bảo trì. ....................................................................15
1.6.1. Định nghĩa độ tin cậy.......................................................................................15
1.6.2. Tầm quan trọng của độ tin cậy.........................................................................15
1.6.3. Độ tin cậy là một đặc tính chất lượng..............................................................15
1.6.4. Độ tin cậy của hệ thống ...................................................................................16
1.6.5. Chỉ số khả năng sẵn sàng.................................................................................16
1.6.6. Chỉ số hỗ trợ bảo trì .........................................................................................16
1.6.7. Chỉ số khả năng bảo trì ....................................................................................16
1.6.8. Thời gian ngừng máy trung bình .....................................................................16
1.7. Hệ thống quản lý sửa chữa, bảo trì bằng máy tính. ..........................................17
CHƯƠNG 2 CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ GIÁM SÁT TÌNH TRẠNG THIẾT
BỊ...................................................................................................................................18
2.1. Mở đầu về phân tích nguyên nhân các tác động của hư hỏng và giám sát tình
trạng thiết bị.................................................................................................................18
2.2. Kỹ thuật chẩn đoán cơ bản, tập hợp chứng cứ và phân tích dữ liệu...............19
2.3. Nguyên nhân hư hỏng và sai sót..........................................................................19
2.4. Hư hỏng thiết bị và nhà máy. ..............................................................................20
2.5. Các loại phân tích hư hỏng và rủi ro. .................................................................20
2.6. Kỹ thuật giám sát rung động, giám sát hạt và tình trạng lưu chất. ................25
2.6.1. Phân tích rung động .........................................................................................25
2.6.2. Giám sát hạt và tình trạng lưu chất..................................................................27
2.7. Giám sát tiếng ồn. Giám sát khuyết tật và kiểm tra không phá hủy...............32
2.8. 5S trong bảo trì công nghiệp................................................................................33
2.8.1. Sàng lọc............................................................................................................34
2.8.2. Sắp xếp.............................................................................................................34
2.8.3. Sạch sẽ .............................................................................................................35
2.8.4. Săn sóc: ............................................................................................................36
2.8.5. Sẵn sàng: ..........................................................................................................37
CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT SỬA CHỮA, BẢO TRÌ MÁY BIẾN ÁP, ĐỘNG CƠ
ĐIỆN VÀ BỘ BIẾN TẦN ...........................................................................................41
3.1. Sửa chữa, bảo trì máy điện quay ........................................................................41
3.1.1. Hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hư hỏng ................41
3.1.2. Tháo lắp động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha..............................................46
3.2. Kỹ thuật sửa chữa, bảo trì động cơ xoay chiều KĐB 3 pha .............................50
3.2.1. Khi đóng điện động cơ không quay, không có tiếng kêu................................50
3.2.2. Đóng điện, động cơ không quay, có tiếng rú hoặc động cơ quay nhưng không
đạt tốc độ định mức....................................................................................................51
3.2.3. Đóng điện vào động cơ, các thiết bị bảo vệ tác động ngay .............................51
3.2.4. Động cơ chạy không tải được, khi mang tải động cơ không khởi động được 52
3.2.5. Đóng điện, động cơ khởi động khó khăn, có tiếng rú lớn, dòng trong các pha
không bằng nhau........................................................................................................52
3.2.6. Động cơ vận hành, nhiệt độ stator cao quá qui định .......................................52
3.2.7. Khi động cơ vận hành, phía ngoài ổ bi phát nóng nhiều .................................53
3.2.8. Độ rung của động cơ quá trị số qui định..........................................................53
3.3. Vận hành, tính toán bảo vệ và sử dụng động cơ không đồng bộ 3 pha...........54
3.3.1. Xác định cực tính các đấu dây động cơ xoay chiều 3 pha...............................54
3.3.2. Bảo dưỡng ổ bi, bạc đỡ động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha.......................62
3.3.3. Bảo dưỡng bộ dây quấn stator động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha
....................................................................................................................................63
3.4. Kỹ thuật sửa chữa, bảo trì bộ điều khiển động cơ KĐB 3 pha – bộ biến tần .65
3.4.1. Giới thiệu chung về biến tần............................................................................65
3.4.2. Bảo trì, bảo dưỡng biến tần..............................................................................68
3.4.3. Biến Tần LS IG5A...........................................................................................70
3.5. Kỹ thuật sửa chữa, bảo trì máy biến áp .............................................................82
3.5.1. Bảo dưỡng máy biến áp có điện ......................................................................82
3.5.2. Bảo dưỡng máy biến áp đã ngắt điện ...............................................................82
3.6. Kỹ thuật sửa chữa, bảo trì hệ truyền động Servo .............................................88
3.6.1. Động cơ Servo .................................................................................................88
3.6.2. Nguyên nhân – cách sửa lỗi driver động cơ motor servo bị hư hỏng..............89
3.6.3. Vận Bảo trì, sữa chữa bộ điều khiển động cơ Servo Mitsubishi .....................91
CHƯƠNG 4 KỸ THUẬT SỬA CHỮA, BẢO TRÌ CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐIỀU
KHIỂN........................................................................................................................105
4.1. Mở đầu về sửa chữa, bảo trì hệ thống cảm biến và mạch điều khiển ...........105
4.1.1. Khái niệm cơ bản về các bộ cảm biến ...........................................................105
4.2. Các loại cảm biến................................................................................................106
4.2.1. Cảm biến nhiệt độ (Sensor temperature) .......................................................106
4.2.2. Cảm biến áp suất (Pressure transmitter) ........................................................113
4.2.3. Cảm biến siêu âm (Sensor Ultrasonic) ..........................................................114
4.2.4. Cảm biến tiệm cận (Sensor proximity)..........................................................115
4.2.5. Cảm biến trọng lượng (Loadcell) ..................................................................116
4.2.6. Cảm biến tiệm cận (Proximity Sensor)..........................................................118
4.3. Một số ứng dụng của cảm biến: ........................................................................118
4.3.1. Điều khiển tốc độ động cơ theo nhiệt độ, điều khiển biến tần thông qua nhiệt
độ..............................................................................................................................119
4.3.2. Ứng dụng của loadcell cân trọng lượng:........................................................120
4.4. Hư hỏng, sửa chữa, bảo trì hệ thống cảm biến và mạch điều khiển..............121
4.4.1. Kiểm tra nguyên nhân vì sao lại dẫn đến có sự cố về bộ điều khiển và cảm
biến...........................................................................................................................121
4.4.2. Lắp đặt, kiểm tra vận hành bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các khí cụ điện
trong các mạch điều khiển và động lực ...................................................................122
4.4.3. Bảo quản, bảo dưỡng, Kiểm tra, hiệu chỉnh và sửa chữa các khí cụ điện hạ áp:
..................................................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................129
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Bảng phân loại sự cố...............................................................................................22
Bảng 2. 2: Ví dụ so sánh 2 thiết bị có cùng chức năng và quy trình sữa chữa.........................24
Bảng 3. 1: Tiêu chuẩn về khe hở không khí giữa rotor và stator (mm) ứng với công suất do
Việt nam sản xuất .....................................................................................................................42
Bảng 3. 2: Bảng vật tư thiết bị..................................................................................................57
Bảng 3. 3: Bảng chuẩn đoán lỗi cho máy biến áp khô .............................................................83
Bảng 3. 4: Bảng chuẩn đoán lỗi sau dành cho hầu hết loại biến áp ngâm dầu..............................85
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ các giao đoạn tuổi đời của thiết bị ..................................................................8
Hình 1. 2: Biểu đồ chi phí chu kỳ sống ......................................................................................9
Hình 1. 3 Lợi nhuận chu kỳ sống ...............................................................................................9
Hình 1. 4: Sơ đồ kế hoạch bảo trì.............................................................................................11
Hình 2. 1 Các tác hại của rung động.........................................................................................25
Hình 2. 2: Vòng giữ bi bị hỏng.................................................................................................27
Hình 2. 3: Khớp cầu hỏng do tình trạng mỡ bôi trơn không được giám sát tốt ......................29
Hình 2. 4: Vết nứt tế vi được tạo ra và lan rộng từ những vết lõm do mài mòn .....................29
Hình 2. 5: Kiểm tra bằng siêu âm.............................................................................................33
Hình 2. 6: Thiết bị nghe vòng bi Ultraprobe 201M Grease Caddy ..........................................33
Hình 2. 7: Sàng lọc ...................................................................................................................34
Hình 2. 8: Sắp xếp ....................................................................................................................35
Hình 2. 9 Sạch sẽ ......................................................................................................................36
Hình 2. 10: Săn sóc...................................................................................................................37
Hình 2. 11:Một số hình ảnh về thực hiện 5s.............................................................................39
Hình 3. 1: Quy trình tháo động cơ (a. Bên trái, b. Bên phải) ...................................................47
Hình 3. 2: Rotor và stator sau khi tháo động cơ .......................................................................47
Hình 3. 3: Lắp vòng bi..............................................................................................................49
Hình 3. 4: Lắp rotor và nắp vào động cơ..................................................................................49
Hình 3. 5: Bố trí các đầu dây trên hộp đấu nối.........................................................................50
Hình 3. 6: Bố trí các đầu dây của động cơ KĐB 3 pha ...........................................................54
Hình 3. 7: Sơ đồng bố trí các cuộc dây động cơ.......................................................................55
Hình 3. 8: chiều từ thông a do pha A.....................................................................................57
Hình 3. 9: Sơ đồ thí nghiệm dùng nguồn xoay chiều ...............................................................57
Hình 3. 10: Sơ đồ thí nghiệm dùng nguồn xoay chiều .............................................................58
Hình 3. 11 Sơ đồ thí nghiệm dùng nguồn một chiều................................................................58
Hình 3. 12: Các bố trí đầu dây trên hộp nối .............................................................................59
Hình 3. 13: Sơ đồ mạch điện ....................................................................................................60
Hình 3. 14: Lắp Vòng bi vào trục động cơ...............................................................................63
Hình 3. 15: Đo cách điện stator và lõi thép ..............................................................................65
Hình 3. 16 Đo cách điện giữa các pha......................................................................................65
Hình 3. 17: Sơ đồ nguyên lý biến tần .......................................................................................66
Hình 3. 18: Cấu trúc của biến tần gián tiếp ..............................................................................67
Hình 3. 19: Mạch chuyển đổi DC-AC......................................................................................68
Hình 3. 20 Cấu trúc biến tần trực tiếp ......................................................................................68
Hình 3. 21: Biến tần LS IG5A..................................................................................................70
Hình 3. 22 Cấu tạo động cơ servo ............................................................................................89
Hình 3. 23: Sơ đồ đấu nối driver MR-JE-10A .........................................................................92
Hình 4. 1: Hệ thống đo lường và điều khiển ghép PC............................................................106
Hình 4. 2: Cảm biến nhiệt điện trở kim loại...........................................................................107
Hình 4. 3: Cảm biến nhiệt điện trở kim loại...........................................................................108
Hình 4. 4: Mạch đo dùng cảm biến nhiệt điện trở..................................................................108
Hình 4. 5: Thermistor .............................................................................................................109
Hình 4. 6: Mạch cảnh báo nhiệt độ dùng thermistor ..............................................................109
Hình 4. 7: Hình dạng, sơ đồ chân của vi mạch LM 335.........................................................110
Hình 4. 8: Tiếp giáp P-N. Phương trình chuyển đổi của tiếp giáp P –N ................................110
Hình 4. 9: Mạch nguyên lý của cảm biến vi mạch .................................................................110
Hình 4. 10: Mạch đo nhiệt độ dùng vi mạch bán dẫn.............................................................111
Hình 4. 11: Cấu tạo của Thermocouple..................................................................................111
Hình 4. 12: Một số dạng thermocouple trong công nghiệp....................................................111
Hình 4. 13: Quan hệ vào ra của thermocouple .......................................................................112
Hình 4. 14: Mạch đo nhiệt độ dùng Thermocouple bù nhiệt dùng LM 335...........................113
Hình 4. 15: Cấu tạo cảm biến áp suất.....................................................................................113
Hình 4. 16: Cấu tạo cảm biến áp suất .....................................................................................114
Hình 4. 17: Một số hình ảnh về cảm biến siêu âm .................................................................115
Hình 4. 18: Nguyên lý cảm biến tiệm cận ..............................................................................115
Hình 4. 19: Cảm biến quang điện...........................................................................................116
Hình 4. 20: Một số loại load cell thông dụng .........................................................................117
Hình 4. 21: Cấu tạo Strain gauge............................................................................................117
Hình 4. 22: Kết nối 2 loadcell qua bộ junction box................................................................118
Hình 4. 23: Cảm biến tiệm cận...............................................................................................118
Hình 4. 24: Ứng dụng cảm biến nhiệt điều khiển động cơ.....................................................120
Hình 4. 25: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống cân......................................................120
Hình 4. 26: Loadcell dùng trong cân định lượng....................................................................121
Hình 4. 27: Tủ điện công nghiệp ............................................................................................122
GIÁO TRÌNH HỌC PHẦN
Tên học phần: SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Mã học phần: CNC112230
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của học phần:
- Vị trí: Học ở học kỳ 5
- Tính chất:
+ Nội dung học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về sửa chữa, bảo
trì, cải tiến các thiết bị điện, điện tử.
+ Phân loại và tìm các nguyên nhân hư hỏng, lên kế hoạch sửa chữa, bảo trì định
kỳ các thiết bị điện, điện tử.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
Mục tiêu của học phần:
- Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức cơ sở chuyên ngành về điện và điện tử vào sửa chữa,
bảo trì thiết bị điện, điện tử.
+ Trình bày được quy trình, nội dung sửa chữa thiết bị điện, điện tử.
- Kỹ năng:
+ Sửa chữa, bảo trì trì máy biến áp, động cơ điện và bộ biến tần.
+ Sửa chữa, bảo trì cảm biến và mạch điều khiển.
+ Lắp ráp, vận hành máy biến áp, động cơ điện và bộ biến tần.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, chủ động, tích cực.
+ Đạo đức nghề nghiệp, trung thực, thăng thắn.
+ Tuân thủ quy trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn trong nghề nghiệp.
+ Tự học, cập nhật thiết bị, kỹ thuật mới
+ Làm việc theo nhóm đảm bảo quy trình an toàn
1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỬA CHỮA, BẢO TRÌ
Giới thiệu :
Chương 1 Tổng quan về sữa chữa, bảo trì trình bày về các nội dung sữa chữa, bảo trì hiện
đại, các mục tiêu, hệ thống quản lý bảo trì, lập kế hoạch công tác bảo trì, hệ thống quản
lý sữa chữa bảo trì.
Mục tiêu của học phần:
- Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức cơ sở chuyên ngành về điện và điện tử vào sửa chữa,
bảo trì thiết bị điện, điện tử.
+ Trình bày được quy trình, nội dung sửa chữa thiết bị điện, điện tử.
- Kỹ năng:
+ Lập được kế hoạch bảo trì sữa chữa.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, chủ động, tích cực.
+ Đạo đức nghề nghiệp, trung thực, thăng thắn.
+ Tuân thủ quy trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn trong nghề nghiệp.
1.1. Mở đầu về sửa chữa, bảo trì
Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ.
Mới được coi trọng đúng mức khi có sự gia tăng khổng lồ về số lượng và chủng loại của
các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp (vài thập
niên qua). Theo tạp chí Control Megazine (Tháng 11 năm 1996) các nhà sản xuất trên toàn
thế giới chi 69 tỉ USD cho bảo trì mỗi năm và con số này sẽ không ngừng gia tăng
(Maintenance – Bảo trì)
Những phát triển mới của bảo trì gồm:
- Các công cụ hỗ trợ quyết định: nghiên cứu rủi ro, phân tích dạng và hậu quả hư
hỏng và hệ thống chuyên gia.
- Áp dụng kỹ thuật bảo trì mới như giám sát tình trạng.
- Thiết kế máy móc quan tâm đến độ tin cậy và khả năng dễ bảo trì.
- Một sự nhận thức mới về mặt tổ chức công tác bảo trì theo hướng thúc đẩy sự
tham gia của mọi người, làm việc theo nhóm và tính linh hoạt khi thực hiện -
Total Productive Maintenance (TPM)
2
1.2. Định nghĩa và nội dung của sửa chữa, bảo trì.
1.2.1. Định nghĩa bảo trì
Các định nghĩa về bảo trì:
- Theo Afnor (Pháp): Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi
một máy móc/thiết bị ở tình trạng nhất định hoặc đảm bảo một dịch vụ xác định.
+ Tập hợp các hoạt động: bao gồm các phương tiện, các biện pháp kỹ thuật để
thực hiện công tác bảo trì
+ Duy trì: phòng ngừa các hư hỏng xảy ra để duy trì tình trạng hoạt động của
máy móc/thiết bị
+ Phục hồi: sửa chữa hay phục hồi trở lại trạng thái ban đầu của máy móc/thiết
bị
+ Tình trạng nhất định hoặc dịch vụ xác định: các mục tiêu được xác định và
định lượng.
- Theo BS 3811: 1984 (Anh): bảo trì là tập hợp tất cả các hoạt động kỹ thuật và quản
trị nhằm giữ cho thiết bị luôn ở, hoặc phục hồi nó về một tình trạng trong đó nó có
thể thực hiện các chức năng yêu cầu.
- Theo Total Productivity Development AB (Thụy Điển): Bảo trì gồm tất cả các hoạt
động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị hoạt động một trạng thái nhất định hoặc
phục hồi thiết bị về trạng thái này.
- Theo Dimitri Kececioglu (Mỹ): Bảo trì là bất kỳ hoạt động nào nhằm duy trì các
thiết bị không bị hư hỏng ở một tình trạng vận hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy
và an toàn. Nếu chúng bị hư hỏng thì phục hồi chúng về tình trạng này.
1.2.2. Mục tiêu của bảo trì
- Ngăn ngừa sự cố trong quá trình vận hành
- Ngăn ngừa sự mòn của chi tiết máy
- Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
- Tối đa hiệu suất hoạt động
- Giảm thời gian chờ do máy hư
- Nâng cao hiệu quả hoạt động
- Giảm chi phí Bảo trì
1.2.3 Vai trò của bảo trì
- Phòng ngừa để tránh cho máy móc bị hỏng.
3
- Cực đại hóa năng suất.
- Làm cho tuổi thọ của máy lâu hơn nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu
- Nâng chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy ít nhất để
chi phí bảo trì nhỏ nhất.
- Tối ưu hóa hiệu suất của máy
- Làm cho máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít hơn,
đồng thời làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn.
- Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.
1.2.4 Những thách thức đối với bảo trì
Kỹ thuật càng phát triển, máy móc và thiết bị sẽ càng đa dạng và phức tạp hơn.
Những thách thức chủ yếu đối với những nhà quản lý bảo trì hiện đại bao gồm:
- Lựa chọn kỹ thuật bảo trì thích hợp nhất.
- Phân biệt các loại quá trình hư hỏng.
- Đáp ứng mọi mong đợi của người chủ thiết bị, người sử dụng thiết bị và của toàn
xã hội.
- Thực hiện công tác bảo trì có kết quả nhất.
- Hoạt động công tác bảo trì với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của mọi người có liên
quan
❖ Quản lý bảo trì hiện đại là:
- Giữ cho thiết bị luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà bộ phận sản xuất đã lên
kế hoạch.
- Thiết bị phải sẵn sàng hoạt động để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng.
- Nhà quản lý bảo trì và sản xuất phải xác định được chỉ số khả năng sẵn sàng để từ
đó đề ra chỉ tiêu sản xuất hợp lý nhất.
1.2.5 Phân loại bảo trì
1.2.5.1 Bảo trì không kế hoạch
Được hiểu là công tác bảo trì được thực hiện không có kế hoạch hoặc không có
thông tin trong lúc thiết bị đang hoạt động cho đến khi hư hỏng. Nếu có hư hỏng xảy ra thì
sẽ được sửa chữa hoặc thay thế.
Bảo trì phục hồi: Là loại bảo trì không thể lập kế hoạch được. Một công việc được
xếp vào loại bảo trì phục hồi không kế hoạch khi mà thời gian dùng cho công việc ít hơn
8 giờ. Vì vậy không thể lập kế hoạch làm việc một cách hợp lý mà thực hiện đồng thời với
4
công việc. Các hoạt động bảo trì được thực hiện khi có hư hỏng đột xuất để phục hồi thiết
bị về trạng thái hoạt động bình thường nhằm thực hiện các chức năng yêu cầu.
Bảo trì khẩn cấp: Là bảo trì cần được thực hiện ngay sau khi có hư hỏng xảy ra để
tránh những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo
Chi phí cho bảo trì cao.
Bảo trì không kế hoạch làm cho chi phí bảo trì trực tiếp và chi phí bảo trì gián tiếp
cao do các lần ngừng máy không biết trước được.
1.2.5.2 Bảo trì có kế hoạch
Là bảo trì được tổ chức và thực hiện theo một chương trình đã được hoạch định và
kiểm soát.
a. Bảo trì phòng ngừa: là hoạt động bảo trì được lập kế hoạch trước và thực hiện theo
trình tự nhất định để ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra hoặc phát hiện các hư hỏng trước khi
chúng phát triển đến mức làm ngừng máy và gián đoạn sản xuất. Có hai giải pháp thực
hiện chiến lược bảo trì phòng ngừa:
Bảo trì phòng ngừa trực tiếp (Fixed-Time Maintenance/FTM): được thực hiện định
kỳ (theo thời gian hoạt động, theo số km...) nhằm ngăn ngừa hư hỏng xảy ra bằng cách tác
động và cải thiện một cách trực tiếp trạng thái vật lý của máy móc, thiết bị: thay thế các
chi tiết, phụ tùng, kiểm tra các bộ phận, bôi trơn, thay dầu mỡ, lau chùi, làm sạch máy
móc...
Bảo trì phòng ngừa gián tiếp: được thực hiện để tìm ra các hư hỏng ngay trong giai
đoạn ban đầu trước khi hư hỏng có thể xảy ra. Thay cho việc tác động đến trạng thái vật lý
của thiết bị là những kỹ thuật giám sát tình trạng khách quan và chủ quan được áp dụng để
tìm ra hoặc dự đoán các hư hỏng (còn gọi là bảo trì trên cơ sở tình trạng máy CBMCondition Based Maintenance).
Để xác định chính xác tình trạng và điều kiện hoạt động của thiết bị ở mọi thời điểm
người ta sử dụng kỹ thuật giám sát tình trạng. Nhằm cung cấp các thông tin để xác định
xem đó là vấn đề gì và quan trọng hơn là nguyên nhân đã gây ra vấn đề đó.
Giám sát tình trạng chủ quan: là giám sát được thực hiện bằng các giác quan của
con người: nghe, nhìn, sờ, nếm, ngửi để đánh giá tình trạng của thiết bị.
Giám sát tình trạng khách quan: là giám sát được thực hiện thông qua việc đo đạc
và giám sát bằng nhiều thiết bị khác nhau: