Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình nghiệp vụ thuế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
GIÁO TRÌNH
NGHIỆP VỤ THUẾ ■ ■
(Tái bản lần thứ nhát, có sửa chữa và bổ sung)
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu
NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
Hà Nội - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lài nói dầu
Lời nói đầu
(Cho lần tái bản thứ nhất)
Thuế Nhà nước là môn học đã được đưa vào chương trình giảng dạy
củ? Học viện Tài chính (trưốc đây là Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội)
từ năm 1990, nhằm đào tạo cử nhân chuyên ngành thuế thay cho cử
nhân chuyên ngành thu quốc doanh trước đây. Để phục vụ công tác đào
tạo chuyên ngành thuế và các chuyên ngành khác, Học viện đã tổ chức
biên soạn giáo trình thuế ba lần vào các năm 1994, 200Í và 2005. Trong
lần xuất bản năm 2005, Học viện Tài chính tổ chức bién soạn mới hai
cuốn Giáo trình Lý thuyết thuế và Giáo trình Nghiệp vụ Thuế. Theo đó,
toàn bộ nội dung lý luận chung về' thuế được trình bày trong Giáo trình
Lý thuyết thuế; Giáo trình Nghiệp vụ Thuế trình bày các nội dung về
chính sách thuế và tổ chức quản lý thu thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên, kể
từ thòi gian xuất bản cuốn giáo trình Nghiệp vụ thuế năm 2005 đến nay,
đã có nhiều thay đổi trong chính sách thuế. Bởi vậy, năm 2008, Học viện
Tài chính quyết định tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn Giáo trình
Nghiệp vụ thuế.
Giáo trình Nghiệp vụ thuế được biên soạn trên cơ sở kê thừa có
chọn lọc nội dung của cốc giáo trình trước, đồng thời, bổ sung nhiều nội
dung mới trong công tác quản lý thu thuế. Trong phần trình bày các
chính sách thuế, chúng tôi cố gắng lột tả cơ sở lý luận và thực tiễn của
chính sách thuê và trình bày tóm tắt các nội dung cơ bản của mỗi sắc
thuê để người đọc có thể thực hành tính thuế và hiểu các nội dung quản
lý thuế.
Giáo trình do PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, Trưởng Khoa Thuê và Hải
quan kiêm Trưởng Bộ môn Thuế và PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng
Ban Quản lý Khoa học đồng chủ biên. Tham gia biên soạn giáo trình
gồm có:
- PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, Trưởng Khoa Thuế và Hải quan kiêm
Trưởng Bộ môn Thuế, viết chương 4.
■ PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng Ban Quản lý Khoa học, đồng
tác giả chương 5.
Học viện tài chính 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
- TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài, Phó trưởng Bộ môn Thuế, viết
chương 1.
- TS. Hoàng Văn Bằng, giảng viên Bộ môn Thuế, đồng tác giả các
chương 5 và chương 14.
■ Th.s. Vương Thị Thu Hiền, giảng viên Bộ môn Thuế, viết chương
2, đồng tác giả chương 12.
- Th.s. Nguyễn Thị Minh Hằng, giảng viên Bộ môn Thuế, viết
chương 3, đồng tác giả chương 12.
■ Th.s. Tôn Thu Hiền, giảng viên Bộ môn Thuế, viết chương 6.
■ Th.s. Lý Phương Duyên, giảng viên Bộ môn Thuế, viết chương 7.
- TS. Nguyễn Việt Cường, Trường ban Khảo thí và Kiểm định
CLĐT kiêm giảng viên Bộ môn Thuế, viết chương 8.
- Th.s. Ngô Thanh Hoàng, giảng viên Bộ môn Quản lý tài chính
công, viết chương 9.
- TS. Lê Xuân Trường, Phó trưởng Khoa Thuế và Hải quan, viết các
chương 10 và 13.
■ Th.s. Nguyễn Thị Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuê, viết
chương 11.
■ NCS. Nguyễn Đinh Chiến, giảng viên Bộ môn Thuế, đồng tác giả
chương 14.
Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà quản
lý đã có những ý kiến quý báu để hoàn thiện giáo trình. Quản lý thuê là
một trong những vấn đề phức tạp nhất trong công tác quản lý của Nhà
nước, trong khi đó, trình độ của các tác giả có hạn nên cuốn sách không
thể tránh khỏi khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý của các nhà
khoa học, các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp và quý độc giả đê chúng
tôi hoàn thiện cuốn giáo trình này trong các lần xuất bản sau.
Hà Nội, tháng 6 nám 2008
BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Học viện tài chính
Chương ì: Thuế giá trị gia táng
Chương 1
T H U Ế GIÁ TRỊ GIA TÁNG
l ẻ Giới th iệu ch u n g về th u ế GTGT
1.1. K h á i n iệm , d ặ c đ iểm củ a th u ế G T G T
ThuếG TG T là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuê GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
- T huế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không
trùng lắp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình
sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm
của mỗi giai đoạn. Tổng sô’ thuê thu được của tất cả các giai đoạn
đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho ngưòi tiêu dùng cuối cùng.
Giá trị gia tăng là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Đại lượng này có thể được xác định bằng phương
pháp cộng hoặc phương pháp trừ. Theo phương pháp cộng, GTGT
là trị giá các yếu tô’ cấu thành giá trị tăng thêm bao gồm tiền công
và lợi nhuận. Theo phương pháp trừ, GTGT chính là khoản chênh
lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ trừ đi tổng giá trị hàng
hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng giá trị gia tăng ở tất cả các
giai đoạn luân chuyển đúng bằng giá bán sản phẩm ở giai đoạn
cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ỏ từng giai đoạn tương
đương vói sô’ th u ế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Thuê' GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT
không phải là yếu tô’ chi phí mà đơn thuần là yếu tô’ cộng thêm
Học viện tài chính 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
ngoài giá bán của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. T huế GTGT
không bị ảnh hưởng trực tiếp bổi kết quả kinh doanh của người
nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tê;
sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tông sô
thuế GTGT phải nộp của tấ t cả các giai đoạn không thay đôi.
- Thuế GTGT là một sắc th u ế thuộc loại th u ế gián thu. Đôi
tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hoá, dịch vụ, ngưòi
chịu th u ế là người tiêu dùng cuối cùng. Thuê GTGT là một khoản
tiền được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người mua phải
trả khi mua hàng.
- T huế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập. Thuế
GTGT đánh vào hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hoá, dịch
vụ là người phải trả khoản th u ế đó, không phân biệt thu nhập cao
hay thấp đều phải trả số th u ế như nhau. Như vậy, nếu so sánh
giữa số th u ế phải trả so vối thu nhập thì người nào có thu nhập
cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại.
- T huế GTGT có tính lãnh thổ, đối tượng chịu th u ế là người
tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
I.2 ẵ N guyên tắc th iế t lập th u ế G T G T
Thuế GTGT được nhiều nưâc trên th ế giối áp dụng xuất phát
từ những ưu điểm của nó. 0 các nưóc khác nhau thì việc xây dựng
các quy định về th u ế GTGT là không hoàn toàn giông nhau, tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nưóc. Tuy nhiên, có những
nguyên tắc cơ bản cần cân nhắc khi thiết lập sắc th u ế này. Đó là:
- Đối tượng chịu th u ế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng
hoá, dịch vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Như trên đã trình bày, th u ế GTGT có tính trung lập kinh tế
cao do nó là th u ế gián thu, chỉ là một khoản cộng thêm vào giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Học viặn tài chính
Chương I: Thuế giá trị gia làng
bán, không phải là một yếu tô' chi phí, số thu từ thuê GTGT không
chịu ảnh hưởng bởi sự phân chia các chu trình kinh tế, nên mục
tiêu sử dụng thuế GTGT chủ yếu là nhằm động viên một phần thu
nhập của đại bộ phận người tiêu dùng trong xã hội vào ngân sách
nhà nưốc. Do đó, có thể coi thuê GTGT có mục tiêu chủ yếu là tạo
nguồn thu cho ngân sách. Muốn đạt được mục tiêu ấy, đôi tượng
chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hoá, dịch vụ.
Điều này cũng có nghĩa là, việc quy định đôi tượng không chịu
thuế GTGT chỉ nên giói hạn trong một số hàng hoá, dịch vụ nhất
định mà những hàng hoá này có số thu không lốn, là sản phẩm
của những ngành rất khó khăn, việc tổ chức quản lý thu nộp
không dễ dàng...
- Cơ sờ tính th u ế GTGT chỉ là phần giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu luân chuyển.
Đây có thể coi là một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết
lập th u ế GTGT, nó phản ánh linh hồn của sắc thuế này - không
đánh trùng thuế, thuế đánh trên nhiều giai đoạn nhưng chỉ tính
trên phần giá trị tăng thêm. Nguyên tắc này được thể hiện trong
việc xác định giá tính thuế và lựa chọn phương pháp tính thuế.
Giá tính th u ế phải là giá chưa có thuế giá trị gia tăng. Mọi giao
dịch vì lý do khách quan chỉ thể hiện giá đã có th u ế GTGT trên
hoá đơn, chứng từ (chẳng hạn như các loại chứng từ đặc thù: tem
thư, vé máy bay...) phải được quy đổi về giá chưa có thuếGTGT để
tính thuế. Việc lựa chọn phương pháp tính thuế phải đảm bảo xác
định được giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn, v ề mặt lý thuyết có 4
phương pháp tính thuê GTGT là:
(1) Phương pháp cộng trực tiếp
T huế GTGT Lơi Tiền Thuế
phải nộp ” [nhuận côngJ x suất
Học vlộn lài chính 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
(2) Phương pháp cộng gián tiếp
T huế GTGT Lợi Thuế = X
phải nộp nhuận suất
(3) Phương pháp trừ trực tiếp (phương pháp trực tiếp)
T iền T huế
+ _ X công su ãt
T huế GTGT
phải nộp
Doanh sô
bán ra
Doanh số
m ua vào
T hu ế
su ất
(4) Phương pháp trừ gián tiếp (phương pháp khấu trừ)
Thuế
__ ___ Doanh
GTGT = . , 7 X sô bán ra
T huế suất D oanh số T hu ế suất
đầu ra m ua vào đầu vào
phải nộp
Từ công thức trên, có thể viết lại một cách đơn giản là:
T huế GTGT
phải nộp
T huế GTGT
đầu ra
T huế GTGT
đầu ra
T huế GTGT
đầu vào
Giá bán hàng T huế suất
hoá, dịch vụ x th u ế GTGT
Hai phương pháp đầu phản ánh chính xác nhất giá trị gia
tăng của hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, chúng đều đòi hỏi phải xốc
định được lợi nhuận ở mỗi khâu luân chuyển. Lợi nhuận chỉ có thể
xác định khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
mà không thể xác định ngay sau khi bán hàng hoá, dịch vụ. M ặt
khác, rất khó xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì
vậy, hai phương pháp đầu chỉ tồn tại về m ặt lý thuyết. Phương
pháp khấu trừ thực chất tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá
dịch vụ nếu thuế suất đầu ra bằng thuế suất đầu vào. Phương
pháp trực tiếp thực chất cũng tính trên phần giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ cho dù nó có những sai sô' nhất định, nhưng có
thể chấp nhận được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Học viện tài chinh
Chương /: Thuế giá trị gia tăng
- Đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế tự kiểm soát giữa các khâu
của quá trình sản xuất - lưu thông - tiêu dùng.
Trong hại phương pháp tính thuế GTGT thông dụng, phương
pháp khấu trừ có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi. Tuy
nhiên, phương pháp khấu trừ đòi hỏi ở mỗi khâu tính thuế phải có
đầy đủ hoá đơn, chứng từ để xác định scí thuế đã nộp ỏ các khâu
trưóc làm cơ sở khấu trừ thuê đầu vào. Điều này có nghĩa là, khi
thiết kế thuế GTGT phải đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế tự kiểm
soát giữa các khâu của quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng. Tức là, phải đảm bảo để khâu trưốc là cơ sở khấu trừ của
khâu sau và việc khấu trừ ở khâu sau là cơ sở kiểm soát khâu
trưóc. Việc quy định thuế tiêu thu đăc biêt không chịu th u ế GTGT
n h u trựớc đây khiến cho khâu tính thuế GTGT sạq khâu sản xuất
hàng hoá chịu thuê tiêu thu đăc bìêt không xác định được chính
xác thuê GTGT đã nộp ỏ khâu trưóc. Vì vậy, không nên làm đứt
đoạn cơ chế liên hoàn này.
- Hạn chế tối đa sốlượng mức thuế suất th u ế GTGT.
Số lượng các mức thuế suất là một vấn đề được xem xét kỹ
lưỡng khi hoạch định thuế GTGT. Việc áp dụng nhiều mức th u ế
suất có thể góp phần đảm bảo công bằng trong việc điều tiết thu
nhập. Tuy nhiên, việc có nhiều mức thuế suất th u ế GTGT trước
hết làm cho việc hoạch địch chính sách thêm phức tạp vì phải thực
hiện xác định cơ cấu thuế suất và phân loại các nhóm hàng hoá,
dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau, trong nhiều trường
hợp việc lựa chọn cơ cấu th u ế suất thường mang tính tuỳ tiện và
có thể làm nảy sinh tranh cãi về công bằng thuế. Hơn nữa, nhiều
mức th u ế suất dẫn đến chi phí hành chính và chi phí chấp hành
luật cao. Trên thực tế, việc xác định sô' th u ế phải nộp không hoàn
toàn đơn giản do việc chọn các tiêu thức để phân định các hàng
Học viện tài chính 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
GIÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
hoá, dịch vụ theo từng mức th u ế suất rất khó bởi ranh giới giữa
những phân định này không phải lúc nào cũng rõ ràng mà thường
mang tính tương đối. Do vậy, khả năng sai sót và không chấp
hành đúng các quy định về th u ế suất thưòng hay xẩy ra, các đối thượng nộp thuê có nhiều cơ hội trốn, tránh thuế. Khối lượng công
việc của cơ quan th u ế cũng tăng lên do phải xử lý các công việc
liên quan đến hoàn th u ế nhiều lúc bất hợp lý gây ra bởi cơ chế
nhiều th u ế suất và công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phát hiện
các hiện tượng gian lận đòi hỏi tăng lên rấ t nhiều. Đặc biệt, việc
áp dụng nhiều mức th u ế suất có thể “bóp méo” giá cả tương đốỉ
giữa các hàng hoá chịu th u ế suất khác nhau, dẫn đến làm “bóp
méo” hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, vói nhiều mức thuê suất khác
nhau dẫn đến khối lượng th u ế hoàn và truy thu cũng tăng lên.
Việc hạn chê tối đa số lượng th u ế suất th u ế GTGT, m à lý
tưởng nhất là áp dụng cơ chế một mức th u ế suất (không kể mức
thuê suất đặc biệt 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất
khẩu) khắc phục nhiều điểm bất lợi của cơ chế nhiều th u ế suất.
Nó đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính trung lập của
th u ế GTGT và do đó sẽ không làm bóp méo hành vi và quyết định
tiêu dùng. Rõ ràng là, cơ chế một th u ế suất sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác quản lý, thu thuế, góp phần làm giảm chi phí
hành chính. Việc hạn chế sô' lượng mức th u ế suất dẫn đến không
đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, song mục tiêu chính
của th u ế GTGT không phải là điểu tiết thu nhập. Mục tiêu điểu
tiết thu nhập được thực hiện bởi các sắc th u ế khác và các công cu
tài chính khác.
- Cần tuân thủ nguyên tắc điểm đến trong việc thiết k ế th u ế
GTGT.
Là sắc th u ế thuộc loại th u ế tiêu dùng nên hầu hết các quốc
gia đều sử dụng nguyên tắc điểm đến khi đánh thuê' GTGT. Theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Học viện tài chinh
Chương 1: Thuế glá trỊgla tăng
đó, đối với các sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng thì quyển đánh
thuê thuộc về quốc gia nơi hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng, bất
kể nó được sản xuất ở đâu. Điều này có nghĩa là, cần phải hoàn
th u ế GTGT cho hàng xuất khẩu, kể cả hàng không chịu thuê
GTGT xuất khẩu và hàng hoá, dịch vụ bán vào khu chế xuất.
Muốn vậy, cần đưa các hàng hoá, dịch vụ này vào diện áp dụng
th u ế suất 0% để thực hiện khấu trừ thuế GTGT đặ nộp ở các khâu
trước. Đồng thời, không phân biệt hàng hoá nhập khẩu vói hàng
hoá sản xuất trong nưỏc khi xác định đốỉ tượng chịu th u ế và
phương pháp tính thuế, đã là hàng hoá được tiêu dùng ở lãnh thổ
Việt Nam thì phải là đốỉ tượng chịu thuế GTGT của Việt Nam, bất
kể nó được sản xuất trong nưốc hay nhập khẩu.
Thuế GTGT có nguồn gôc từ thuế doanh thu, vào năm 1918
người đầu tiên nghĩ ra thuế này là một người Đức tên là CARL
FRIEDRICH VON SIEMENS. Mặc dù vậy, ông không thuyết phục
được Chính phủ Đức áp dụng vào thời bấy giò. Sau Đại chiến thê
giói lần II, th u ế này lại được tiếp tục nghiên cứu và năm 1947 một
nhà kinh tế Mỹ để cập trong tác phẩm vê' cải tổ hệ thông thuế.
Năm 1958, ở N hật người ta cũng nghiên cứu và đề ra một bộ luật
về th u ế GTGT nhưng khi đó cũng không được Quốc hội thông qua.
Nưốc đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế GTGT là Pháp, bắt đầu
áp dụng thí điểm trong một sô' ngành cá biệt từ 01/07/1954 và đến
01/01/1968 đưa vào áp dụng chính thức. Ngay từ buổi đầu áp dụng
ở Pháp, th u ế GTGT đã đáp ứng được hai mục tiêu cơ bản là đảm
bảo sô" thu kịp thời vào NSNN và khắc phục tình trạng trùng lắp
của thuê doanh thu trước đây. Do có những ưu việt nổi trội của
th u ế GTGT nên nó được nhanh chóng áp dụng rộng rãi tại nhiều
nưóc trên th ế giới. Nếu như đến năm 1988 mói chỉ có 47 nước áp
dụng sắc th u ế này thì đến nay đã có hơn 120 nước đã đưa thuế
GTGT vào hệ thông thuế của mình vối những tên gọi khác nhau
Học viện tòi chính 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
như TVA (Pháp); VAT (Anh); thuế hàng hoá, dịch vụ (úc, Canada,
Niudilân, Singapore); thuế tiêu dùng (Nhật Bản). Đặc biệt, thuê
GTGT được áp dụng tại nhiều nưốc có nền kinh tế chuyển đổi như
Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Ba Lan,...
ở Việt Nam, th u ế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải
cách thuế bưóc 1 (năm 1990). Việc áp dụng thí điểm thuê GTGT
được triển khai ở 11 đơn vị thuộc ngành đường, dệt, xi m ăng từ
tháng 9/1993. Việc áp dụng thí điểm thuế GTGT đã giúp rú t ra các
bài học, làm cơ sở quan trọng để xây dựng, tổ chức thực hiện Luật
thuế GTGT ỏ nưóc ta sau này.
Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông
qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.
Các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành Luật th u ế GTGT đã được
ban hành. Luật th u ế GTGT là một Luật thuê mới nên việc áp
dụng sắc thuê này ỏ nưóc ta đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc,
trong quá trình thực hiện đã phải điều chỉnh một số quy định tại
các văn bản hưóng dẫn thi hành Luật th u ế GTGT như điều chỉnh
về phạm vi áp dụng, về th u ế suất, về khấu trừ thuế, hoàn thuế...
Mặc dù việc sửa đổi này làm cho sắc th u ế này hoàn thiện hơn,
nâng cao tính khả thi của sắc th u ế này, đã góp phần tháo gõ khó
khăn cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,
cũng cần nhận thấy rằng, việc sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật thuê GTGT chưa th ật sự cơ bản, còn mang tính xử lý tình
thế và cũng còn một sô' điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế
Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, để góp phần phát huy tác
dụng tích cực của th u ế GTGT đối vói đòi sống kinh tế- xã hội
Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 tháng 5/2003 đã thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật th u ế GTGT và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/ 01/2004.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Học viện lài chính
Chương I: Thuế giá trị gia tăng
2. Nội dung cơ bản của th u ế GTGT hiện hành ở V iệt Nam
Các văn bản chủ yếu quy định về thuế GTGT hiện hành bao
gồm:
- Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua
ngày 10/5/1997 có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuê GTGT sô
07/2003/QH11 ngày 17/6/2003, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004.
- Luật quản lý thuế số 78/2006/QHll ngày 29/11/2006
- Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số
148/2004/ NĐ-CP ngày 23/7/2004, Nghị định 156/2005/ NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuê
GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
- Nghị định sô" 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một sô' điều của Luật quản lý thuế
- Thông tư số 32/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị
định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004, NĐ số 156/2005/NĐ-CP
ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
th u ế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
GTGT.
- Thông tư số 60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành một sô' điều của Luật quản lý thuế và hưóng dẫn thi
hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật một số điều của Luật quản lý thuế
Nội dung cơ bản của thuế GTGT được quy định trong các văn
bản trên bao gồm:
Học viện tòi chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 13
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
2.1. P h ạ m vi áp d ụ n g
2.1.1. Đối tượng chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa,
dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nưốc ngoài), trừ các đổi tượng
không chịu thuê GTGT.
Tại các văn bản pháp luật về th u ế GTGT hiện hành quy định
có 29 trường hợp thuộc diện không chịu th u ế GTGT. Nhìn chung,
các trường hợp này thường có một trong các tính chất cơ bản sau
đây:
- Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ
nhu cầu đời sông sản xuất cộng đồng không đặt vấn đề điều tiết
tiêu dùng như dịch vụ y tế; văn hoá, giáo dục, đào tạo; vận chuyển
hành khách công cộng bằng xe buýt;...
- Là hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì
mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh như
hàng nhập khẩu trong các trường hợp hàng viện trợ nhân đạo,
viện trợ không hoàn lại; quà tặng từ nưốc ngoài; phát sóng truyền
thanh, truyền hình theo chương trình, bằng nguồn tiền Ngân sách
nhà nưóc cấp,...
- Các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích
như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng
đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới sơ chế
thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và
ỏ khâu nhập khẩu; sản phẩm muôi; thiết bị, máy móc phương
tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật
tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu
đê tạo tài san cô định cua doanh nghiệp, thiết bị, máy móc
phương tiện vận tải thuộc loại trong nưóc chưa sản xuất được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Hộc viện tòi chính
Chương I: Thuế glá hị gia tàng
nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, phần mềm máy
tính, trừ phần mềm xuất khẩu,...
- Hàng hoá nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho
tiêu dùng tại Việt Nam như hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn
đưòng qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng
tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nguyên vật liệu nhập khẩu đê sản
xuất, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công
xuất khẩu đã ký với nưỏc ngoài.
- Một số loại hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm
như dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư.
- Một số dịch vụ như dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, bảo
hiểm hàng hoá xuất khẩu; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung
ứng trực tiếp cho vận tải quổc tế; cung ứng để sử dụng cho vận tải
quốc tế;...
- Hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân kinh doanh có mức thu
nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu nhà nước quy
định đối vối công chức nhà nước.
Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị
gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đôi tượng không chịu th u ế GTGT.
2.1.2. Đôi tượng nộp thuếG TG T
Là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuê GTGT ở Việt Nam, không phân biệt
ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở
kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa
mua dịch vụ từ nưỏc ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người
nhập khẩu).
Học viện tòi chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 15