Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình -Môi trường và phát triển -chương 4 ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
43
Chương 4
PHÁT TRIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tài nguyên (resources) là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người
sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới. Tài nguyên là đối tượng sản
xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển thì số loại hình tài nguyên và số lượng
mỗi loại tài nguyên được con người sử dụng và khai thác ngày càng gia tăng. Tài nguyên có
thể chia làm 2 loại lớn: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội. Tài nguyên xã hội là một
dạng tài nguyên đặc biệt của trái đất, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ
chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.
Trong Khoa học môi trường, tài nguyên thiên nhiên (natural resources) được chia
thành ba loại (hình 4.1):
Hình 4.1. Các loại tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên vĩnh cữu (perpetual resources): loại tài nguyên có liên quan trực tiếp hay
gián tiếp đến năng lượng mặt trời. Có thể xem năng lượng mặt trời là nguồn tài nguyên vô
tận, chúng ta có thể phân ra:
- Năng lượng trực tiếp: là nguồn năng lượng chiếu sáng trực tiếp, giá trị định lượng có
thể tính được.
- Năng lượng gián tiếp: là những dạng năng lượng gián tiếp của bức xạ mặt trời bao
gồm: gió, sóng biển, thuỷ triều,...
* Tài nguyên tái tạo (renewable resources): loại tài nguyên có thể tự duy trì, tự bổ
sung liên tục khi được quản lý hợp lý. Ví dụ: tài nguyên sinh vật (động thực vật), tài nguyên
nước, đất.
Tài nguyên thiên nhiên
Vĩnh cữu Không tái tạo
Nhiên liệu
hoá thạch
Khoáng kim
loại
Khoáng phi
kim loại
Tái tạo
Năng lượng
mặt trời
Gió, thuỷ
triều, dòng
chảy
Không khí Nước Đất Sinh vật
44
* Tài nguyên không tái tạo (unrenewable resources): là dạng tài nguyên bị biến đổi
hay mất đi sau quá trình sử dụng. Ví dụ: tài nguyên khoáng sản, tài nguyên di truyền (gen).
Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên được phân loại: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển,....
I. Tài nguyên rừng
1. Vai trò của rừng
Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng ẩm nhiệt
đới. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu
được trong tự nhiên, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo cảnh quan và tác động mạnh
mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát
triển kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường. Tùy theo nhận thức
và các lợi ích khác nhau mà rừng được đánh giá khác nhau. Hiện nay rừng được đánh giá theo
các vai trò chính như sau:
- Là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới. Năng
suất trung bình của rừng trên thế giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm, đáp ứng 2 - 3% nhu cầu
lương thực phẩm cho con người.
- Rừng có vai trò to lớn về môi trường và phát triển, là nguồn cung cấp nguyên vật
liệu cần thiết cho con người.
- Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, dược
liệu, du lịch, giải trí...
- Rừng là "lá phổi xanh" hấp thụ CO2, tái sinh oxy, điều hòa khí hậu cho khu vực.
Về tác dụng cân bằng sinh thái, rừng có vai trò vô cùng quan trọng:
- Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển
và có ý nghĩa điều hoà khí hậu. Rừng là vật cản trên đường di chuyển của gió và có ảnh
hưởng đến tốc độ cũng như thay đổi hướng gió. Rừng không chỉ chắn gió mà còn làm sạch
không khí và có ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn trong tự nhiên. Trên thực tế, rừng đươc coi là
nhà máy lọc bụi khổng lồ. Trung bình 1 năm, một ha rừng thông có khả năng hút 36,4 tấn bụi
từ không khí. Bên cạnh đó, rừng cũng góp phần làm giảm tiếng ồn. Rừng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển. Rừng còn tạo ra một hoàn cảnh
tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khoẻ con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm
không khí.
- Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật có
chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò
phân phối lại lượng nước này. Các nghiên cứu cho thấy nước mưa được thực vật rừng giữ lại
là 25% tổng lượng mưa. Tán rừng có khả năng giảm sức công phá của nước mưa đối với lớp
đất bề mặt. Rừng còn làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, hạn chế dòng chảy trên
mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100 - 900% trọng lượng của
nó. Chính vì vậy, đã làm giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở
vùng nhiệt đới như ở nước ta, nơi có rừng lượng đất xói mòn hằng năm chỉ vào khoảng 1,5
tấn/ha trong khi đó ở nơi không có rừng có thể lên tới 100 - 150 tấn/ha và dòng chảy mặt tăng
3 - 4 lần.
- Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến
độ phì nhiêu của đất. Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất là cơ sở ban đầu hình
thành tầng thảm mục rừng và mùn đất. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp chất dinh dưỡng
cho vi sinh vật, nhiều loại côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và
vi sinh vật đất phát triển và có ảnh hưởng đến các quá trình xảy ra trong đất. Hệ rễ cây có ảnh
hưởng lớn đến tính chất lý hoá của đất, từ đó tạo cho đất rừng khác với đất sản xuất nông