Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình -Môi trường và phát triển -chương 3 pot
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
392.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1219

Giáo trình -Môi trường và phát triển -chương 3 pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

20

Chương 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. Phát triển du lịch và môi trường

Ngày nay, trong phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu

được trong cuộc sống của con người và hoạt động du lịch đang trở thành một ngành kinh tế

quan trọng ở nhiều nước. Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động bình

thường của mỗi người dân. Du lịch là hoạt động nhận thức có mục tiêu không ngừng nâng cao

đời sống tinh thần cho con người, cũng cố hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du lịch

là một hiện tượng kinh tế xã hội của hàng tỷ người trên thế giới với bản chất kinh tế là sản

xuất và cung cấp hàng hóa thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách. Du lịch thường

mang lại hiệu quả kinh tế cao và thường được mệnh danh là ngành "công nghiệp không khói".

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra các dự báo về sự phát triển ngành du

lịch thế giới trong 20 năm đầu của thế kỷ 21. Năm 1995 được lấy là năm cơ sở để tính toán,

so sánh và dự báo cho các năm 2000, 2010 và 2020:

Bảng 3.1. Dự báo lượng khách du lịch (triệu lượt khách)

Năm cơ sở

để tính Năm dự báo

Tỷ lệ % tăng

trưởng TB hàng

năm

Thị phần

(%)

Khu vực

1995 2010 2020 1995 – 2010 1995 2020

Cả thế giới 565,4 1.006,4 1.561,1 4,1 100 100

Châu Phi 20,2 47,0 77,3 5,5 3,6 5,0

Châu Mỹ 108,9 190,4 282,3 3,9 19,3 18,1

Bắc Á và T.B.

Dương

81,4 195,2 397,2 6,5 14,4 25,4

Châu Âu 338,4 527,3 717,0 3,0 59,8 45,9

Nam Á 4,2 10,6 18,8 6,2 0,7 1,2

Như vậy, dự báo của UNWTO cho đến năm 2020 được diễn giải như sau:

- Tốc độ tăng trưởng trung bình của du lịch thế giới là 4,1% và lượng khách du lịch

quốc tế sẽ đạt tới con số 1,56 tỷ lượt người vào năm 2020. Trong đó Châu Âu sẽ có 717 triệu

lượt khách du lịch, chiếm vị trí hàng đầu khi so sánh giữa các Châu lục. Châu Á - Thái Bình

Dương đứng thứ hai với khoảng 397 triệu lượt, Châu Mỹ đứng thứ ba với khoảng 282 triệu

lượt.

- Bắc Á - Thái Bình Dương, Châu Phi, và Nam Á được dự báo có mức tăng trưởng du

lịch khoảng 5%/năm, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới. Châu Âu và Châu Mỹ sẽ có

chỉ số tăng trưởng thấp hơn chỉ số trung bình 4,1% nêu trên.

- Châu Âu tiếp tục duy trì thị phần khách du lịch cao nhất thế giới, dù cho nó có bị

giảm từ 59,8% vào năm 1995 xuống còn 45,9% vào năm 2020.

Năm 2005, khi phân tích hoạt động du lịch và lữ hành, Hội đồng Du lịch và Lữ hành

Thế giới (WTTC) đã công bố Báo cáo Dự báo du lịch cho 174 nước tại Hội nghị cấp cao về

du lịch và lữ hành toàn cầu lần thứ V họp ở New Dehli - Ấn Độ:

21

- 10 quốc gia tăng trưởng du lịch mạnh nhất là: 1. Montenegro (9,9%) 2. Trung Quốc

(9,2%) 3. Ấn Độ (8,6%) 4. Reunion (8,3%) 5. Croatia (7,8%) 6. Sudan (7,7%) 7. Việt Nam

(7,7%) 8. Lào (7,6%) 9. Cộng hòa Séc (7,5%) 10. Guadeloupe (7,2%).

- Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của du lịch và lữ hành thế giới từ

2006 - 2015 là 4,6% với doanh số dự kiến đạt 6,201.49 tỷ USD, tương đương 10,6% tổng

GDP toàn cầu.

Như vậy, ngành du lịch của Việt Nam cũng được dự báo sẽ duy trì ở mức 7,7%, cao

thứ bảy thế giới. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì năm 2004 được coi là năm thành công

khi lần đầu tiên du lịch Việt Nam lập kỷ lục thu hút được 2,9 triệu khách quốc tế, tăng 19% so

với 2003. Trong quý một năm 2005 lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng đã tăng

gần 23% so cùng kỳ năm 2004, đạt 900.000 khách. Việt Nam đã thu hút được 3,4 triệu du

khách nước ngoài trong năm 2005. Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, cần phải đáp

ứng yêu cầu đón tiếp khoảng 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu du khách nội địa vào năm

2010.

Du lịch có 4 chức năng chính:

- Chức năng xã hội thể hiện trong vai trò phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống

cho nhân dân,...

- Chức năng kinh tế thể hiện trong việc tăng khả năng lao động của nhân dân và tạo ra

công việc làm ăn mới cho xã hội,...

- Chức năng sinh thái thể hiện trong việc tạo ra môi trường sống ổn định về mặt sinh

thái,...

- Chức năng chính trị thể hiện trong vai trò cũng cố hòa bình và tình đoàn kết của các

dân tộc,...

1. Các tác động của du lịch đến môi trường

1.1. Tác động tích cực

- Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo

tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các điểm văn

hoá.

- Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho

việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng

ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan,

thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.

- Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao

giá trị các cảnh quan.

- Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ

thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt

động du lịch.

- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua đề cao các

giá trị về văn hóa và thiên nhiên của các điểm du lịch làm cho cộng đồng địa phương tự hào

về di sản của họ và gắn liền vào hoạt động bảo vệ các di sản văn hóa du lịch đó.

Du lịch có nhiều lợi ích đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, nhưng hoạt

động du lịch cũng tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với môi trường và phát triển bền vững.

1.2. Tác động tiêu cực

- Ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên: các hoạt động giải trí ở các vùng biển như bơi

lặn, câu cá thể thao có thể ảnh hưởng tới các rạn san hô, nghề cá. Việc sử dụng năng lượng

nhiều trong các hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến khí quyển. Các nhu cầu về năng

lượng, thực phẩm, và các loại thức ăn tươi sống khác ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!