Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo Trình Maketing Cb (1).Pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
----------------------
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
SỔ GIÁO ÁN/BÀI GIẢNG
LÝ THUYẾT
Năm học: 2017 – 2018
Học kỳ: I
Môn học: MARKETING CĂN BẢN
Giảng viên: Th.S VŨ THỊ MAI CHI
Lớp: DHQT12D, DHQT12E
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
2
1. Thông tin chung về môn học
Môn học :Marketing căn bản.
Số tín chỉ: 3 (3, 0, 6)
Tính chất Môn học: Bắt buộc
Đối tượng sinh viên: Sinh viên năm 2 khối ngành kinh tế.
- Thông tin người học
+ Kiến thức:
Sinh viên phải hiểu rõ những kiến thức căn bản về môn Quản trị học.
+ Kỹ năng:
- Phải có kỹ năng tự học, kỹ năng tự nghiên cứu.
- Phải có kỹ năng làm việc nhóm, viết và trình bày báo cáo tiểu luận.
- Phải có kỹ năng thuyết trình.
- Phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin
- Nhu cầu xã hội đối với người học
Các doanh nghiệp, các tổ chức trong quá trình kinh doanh cần phải hiểu rõ thị
trường, nhu cầu khách hàng và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối
và chiêu thị. Do vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp cần phải
được đào tạo về marketing và ứng dụng kiến thức vào hoạt động kinh doanh nhằm
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu chung của môn học:
Sau khi học xong môn học marketing căn bản, sinh viên trình bày được được
các khái niệm cơ bản về marketing, phân tích được môi trường tác động đến hoạt
động của doanh nghiệp và hành vi khách hàng; và ứng dụng được marketing mix
vào hoạt động marketing thực tế của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Đồng
thời sinh viên được rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, làm việc nhóm, thuyết trình ..,
trong quá trình học tập.
3. Chuẩn đầu ra của môn học
Về kiến thức:
- Trình bày được các khái niệm về marketing, sản phẩm, giá, phân phối và chiêu
thị.
- Biết được, trình bày được môi trường marketing của doanh nghiệp.
- Phân tích được thị hiếu của người tiêu dùng trong thị trường hàng tiêu dùng và
áp dụng được các tiêu thức để phân đoạn thị trường.
- Phân tích được đặc trưng các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm, các nhân tố
ảnh hưởng đến việc định giá của doanh nghiệp, các phương pháp định giá cơ bản
và các chiến lược định giá cho sản phẩm mới.
- Nhận biết được tầm quan trọng của phân phối, cách lựa chọn và quản lý thành
viên của kênh, hiểu rõ bản chất, vai trò của hoạt động xúc tiến hỗn hợp và các
công cụ của xúc tiến trong hoạt động kinh doanh.
3
- Biết sử dụng kiến thức marketing căn bản vào đâu, vào lúc nào và dùng nó để
giải quyết những vấn đề gì.
Về kỹ năng cứng:
- Phân tích được sự tác động của các yếu tố của môi trường marketing vào hoạt
động của doanh nghiệp.
- Vận dụng kiến thức marketing để phân tích và giải quyết được các tình huống
marketing cụ thể tại doanh nghiệp.
Về kỹ năng mềm
- Phát triển kỹ năng phân tích số liệu.
Biết cách thức thu thập những thông tin cần thiết về marketing.
Sàng lọc được, tổng hợp được những thông tin thu thập.
Phân tích được những thông tin thu thập.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp:
Phát âm chuẩn được ngôn ngữ tiếng Việt.
Phân tích được các ý tưởng trong nội dung, ngôn ngữ của đối tượng giao
tiếp.
Thuyết phục được người giao tiếp để đạt được mục tiêu giao tiếp.
- Phát triển kỹ năng thuyết trình:
Xác định được mục tiêu, chủ đề của buổi thuyết trình.
Thiết kế được một kế hoạch cho buổi thuyết trình.
Thể hiện được sự tự tin trong buổi thuyết trình.
Điều khiển được buổi thuyết trình đi đúng chủ đề, mục tiêu.
Đánh giá, tổng kết được nội dung buổi thuyết trình.
- Phát triển làm việc nhóm:
Tập hợp được các thành viên để hình thành được một nhóm.
Xác định được mục tiêu của nhóm.
Xây dựng được kế hoạch, chương trình hành động của nhóm.
Phân tích và xử lý được các xung đột trong nhóm.
Tổ chức được, thực hiện được các kế hoạch, chương trình hành động của
nhóm.
Về thái độ
- Tôn trọng kết quả học tập và rèn luyện tại trường;
- Có tinh thần học tập mong muốn được nghiên cứu và học tập lên trình độ cao
hơn;
- Chấp hành đúng các quy định của nơi làm việc, làm việc hết mình, tạo môi
trường làm việc vui vẻ và đoàn kết;
- Yêu mến công việc marketing, luôn luôn quảng bá hình ảnh, sản phảm dịch vụ
nơi mình công tác và hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.
4
4. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: Tổng quan về marketing
1.1.Marketing là gì?
1.2. Nội dung cơ bản và các lĩnh vực ứng dụng của marketing.
1.2.1. Nhu cầu
1.2.2. Mong muốn
1.2.3. Cầu
1.2.4. Sản phẩm
1.2.5. Trao đổi
1.2.6. Giao dịch
1.2.7. Thị trường
1.2.8. Marketing
1.3. Quản trị marketing
1.4. Môi trường marketing
1.4.1. Môi trường bên ngoài DN.
1.4.2. Môi trường bên trong DN.
1.5. Hệ thống thông tin Marketing
1.5.1. Khái niệm
1.5.2. Các hình thức
Chương 2: Thị trường và hành vi tiêu dùng
2.1. Thị trường
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Phân loại
2.2. Hành vi tiêu dùng trong thị trường hàng tiêu dùng (HTD)
2.2.1. Định nghĩa về thị trường HTD
2.2.2. Khái niệm về hành vi NTD
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi NTD
2.2.4. Quy trình quyết định mua hàng
2.3. Hành vi tiêu dùng trong thị trường sản phẩm công nghiệp
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Đặc điểm
5
2.4. Chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
2.4.1. Phân khúc thị trường
2.4.2. Chọn thị trường mục tiêu
2.4.3. Định vị sản phẩm
Chương 3: Sản phẩm
3.1. Sản phẩm là gì
3.1.1. Định nghĩa
3.1.2. Các thành phần của một sản phẩm
3.1.3. Phân loại sản phẩm
3.1.4. Chu kỳ sống của sản phẩm
3.2. Nhãn hiệu sản phẩm
3.2.1. Các khái niệm
3.2.2. Vai trò của nhãn hiệu
3.2.3. Ý nghĩa của nhãn hiệu
3.2.4. Những điều kiện để bảo hộ một nhãn hiệu
3.2.5. Những tiêu chí cần tuân thủ khi đặt tên nhãn hiệu
3.2.6. Những đặc điểm trong việc đặt tên nhãn hiệu
3.2.7. Chiến lược nhãn hiệu
3.2.8. Bao bì và cách đóng gói sản phẩm
3.3. Hoạch định và phát triển sán phẩm mới
3.3.1. Định nghĩa
3.3.2. Các bước trong quá trình đưa sản phẩm mới ra thị trường
3.4. Dịch vụ
3.4.1. Khái niệm
3.4.2. Các loại dịch vụ
Chương 4: Giá cả
4.1. Những yếu tố ấn định giá cả
4.1.1. Các yếu tố bên trong
4.1.2. Các yếu tố bên ngoài
4.2. Các phương pháp định giá
4.2.1. Định giá dựa vào chi phí
4.2.2. Định giá theo giá trị
4.2.3. Định giá dựa vào cạnh tranh