Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp / Nguyễn Văn Tiến, Hồ Thiện Thông Minh, Hà Văn Dũng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
GIÁO TRÌNH
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
CHỦ BIÊN: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN
TS. HỒ THIỆN THÔNG MINH
TS. HÀ VĂN DŨNG
TP. HỒ CHÍ MINH - 2020
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, con người ngoài việc vận dụng kiến thức
chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm, còn phải dựa vào yếu tố tự nhiên, xã hội, đặc
biệt là chuẩn mực đạo đức, văn hóa… Nhờ có tác động của yếu tố đạo đức, văn hóa
đã giúp hạn chế được những quan hệ kinh doanh mang tính tiêu cực, tác động xấu đến
môi trường, xã hội. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam ngày càng sâu rộng đã dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt hơn, một mặt giúp nền
kinh tế quốc gia phát triển, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người tiêu dùng; nhưng mặt
khác cũng tồn tại không ít hạn chế, tác động xấu đến môi trường, sức khỏe người tiêu
dùng, đặc biệt làm suy thoái đạo đức khi một số doanh nghiệp chỉ hướng tới lợi
nhuận, gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia.
Trong nền kinh tế tri thức của thế giới ngày nay, yếu tố đạo đức và văn hóa
luôn được chú trọng, đề cập trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng sản phẩm…, đồng thời
giúp người quản lý đưa ra quyết định đúng đắn, tạo được sự tin tưởng của khách
hàng, từ đó xây dựng được mối quan hệ hợp tác bền vững với đối tác kinh doanh, nhà
đầu tư và củng cố niềm tin của người lao động. Vì lẽ đó, có thể nói chuẩn mực đạo
đức kinh doanh và văn hóa là cơ sở tình cảm và trí tuệ định hướng cho doanh nhân
nghĩ đúng, làm đúng trong hoạch định và tổ chức kinh doanh, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội.
Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là một trong những
yếu tố tác động, ảnh hưởng tới mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, từ việc tổ
chức quản lý kinh doanh, mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp đến phong thái,
phong cách người lãnh đạo và cách ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
Giảng dạy, học tập đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là biện pháp
giúp nâng cao nhận thức, tạo dựng kỹ năng cần thiết để vận dụng nhân tố này vào
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp là học phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo khối ngành
Kinh tế nói chung và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng.
Nhằm tạo dựng những kỹ năng cần thiết về đạo đức để vận dụng vào hoạt động
của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng kịp thời việc bổ sung kiến thức này trong kinh
doanh, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý của doanh nghiệp cũng như tổ chức
3
quản lý nhà nước, việc biên soạn giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh
nghiệp là cần thiết để hỗ trợ việc giảng dạy và học tập trong công tác đào tạo ngành
Quản trị kinh doanh, các chuyên ngành thuộc khối Kinh tế và những ai quan tâm đến
lĩnh vực này.
Nội dung giáo trình gồm 6 chương:
Chương 1: Tổng quan về đạo đức kinh doanh
Chương 2: Nghiên cứu, tiếp cận hành vi đạo đức kinh doanh
Chương 3: Xây dựng hành vi đạo đức kinh doanh
Chương 4: Văn hóa doanh nghiệp
Chương 5: Tạo lập và xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Chương 6: Duy trì và thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Chương 1,2 và 3 do TS. Nguyễn Văn Tiến biên soạn, chương 4,5 và 6 do TS. Hồ
Thiện Thông Minh biên soạn; TS. Hà Văn Dũng cùng biên soạn chương 2 và 3. Dù
nhóm tác giả đã nỗ lực biên soạn sát với chương trình đào tạo và nội dung học phần,
mang tính thực tiễn, nhằm cung cấp cho người học một cách hệ thống, khoa học, đầy
đủ, chi tiết kiến thức về đạo đức trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, tuy nhiên
giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, nhóm tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của quý độc giả để bổ sung và hoàn thiện hơn trong những lần
tái bản sau.
Xin chân thành cảm ơn.
Nhóm tác giả
4
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ......................................................................... 9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH....................... 12
MỤC TIÊU.......................................................................................................... 12
YÊU CẦU............................................................................................................ 12
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP............................................................................... 12
DẪN NHẬP CHƢƠNG ...................................................................................... 12
1.1. KHÁI NIỆM..................................................................................................... 13
1.1.1. Đạo đức .....................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đạo đức kinh doanh .................................................................................. 16
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH..................................................... 20
1.2.1. Vấn đề đạo đức trong kinh doanh ............................................................. 21
1.2.2. Nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh .............................................. 21
1.2.3. Nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh................................................ 24
1.3. VAI TRÕ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ............................................................. 25
1.3.1. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh .............................. 25
1.3.2. Góp phần khẳng định chất lƣợng doanh nghiệp ....................................... 27
1.3.3. Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên................................. 28
1.3.4. Góp phần làm hài lòng khách hàng........................................................... 29
1.3.5. Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp ........................................... 30
1.3.6. Góp phần vào sự vững mạnh của các quốc gia......................................... 31
1.4. CÁC NGHĨA VỤ TRONG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP................. 32
1.4.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội................................................................... 32
1.4.2. Các khía cạnh nghĩa vụ ............................................................................. 33
1.4.3. Quan điểm và cách tiếp cận trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp ....................................................................................................... 37
1.4.4. Các triết lý đạo đức vận dụng trong doanh nghiệp ................................... 45
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 51
5
CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU, TIẾP CẬN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH.............................................................................................................. 53
MỤC TIÊU.......................................................................................................... 53
YÊU CẦU............................................................................................................ 53
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP............................................................................... 53
2.1. CÁC KHÍA CẠNH THỂ HIỆN CHỨC NĂNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH .............. 54
2.1.1. Xét trong chức năng của doanh nghiệp..................................................... 54
2.1.2. Xét trong quan hệ với đối tƣợng hữu quan và vấn đề đạo đức ................. 65
2.2. QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH VỀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.................... 75
2.2.1. Ra quyết định các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh................... 75
2.2.2. Các nhân tố của quá trình ra quyết định.................................................... 80
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 90
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG HÀNH VI ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.............. 92
MỤC TIÊU.......................................................................................................... 92
YÊU CẦU............................................................................................................ 92
DẪN NHẬP CHƢƠNG ...................................................................................... 92
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP............................................................................... 93
3.1. CÁC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH ĐƢỢC NHẬN BIẾT QUA CÔNG CỤ
ALGORITHM ......................................................................................................... 94
3.1.1. Mục tiêu..................................................................................................... 95
3.1.2. Biện pháp................................................................................................. 101
3.1.3. Động cơ ................................................................................................... 104
3.1.4. Hệ quả...................................................................................................... 110
3.1.5. Ƣu, nhƣợc điểm của công cụ Algorithm................................................. 113
3.2. XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........... 114
3.2.1. Sự cần thiết của việc xây dựng chƣơng trình tuân thủ đạo đức hiệu quả114
3.2.2. Xây dựng và truyền đạt dựa trên việc phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn
đạo đức .............................................................................................................. 117
3.2.3. Thiết lập hệ thống điều hành, thực hiện, kiểm tra việc tuân thủ đạo đức126
6
3.2.4. Cải thiện liên tục chƣơng trình tuân thủ đạo đức.................................... 130
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 132
CHƢƠNG 4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP................................................ 134
MỤC TIÊU........................................................................................................ 134
YÊU CẦU.......................................................................................................... 134
DẪN NHẬP CHƢƠNG .................................................................................... 134
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP............................................................................. 135
4.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.............................. 137
4.1.1. Khái niệm................................................................................................ 137
4.1.2. Đặc điểm ................................................................................................. 141
4.2. BIỂU TRƢNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................................................. 141
4.2.1. Biểu trƣng trực quan ............................................................................... 141
4.2.2. Biểu tƣợng phi trực quan......................................................................... 149
4.3. CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........................................................... 151
4.3.1. Các dạng văn hóa của Harrison/Handy................................................... 151
4.3.2. Các dạng văn hóa của Deal và Kennedy................................................. 157
4.3.3. Các dạng văn hóa của Quinn và McGrath .............................................. 161
4.3.4. Các dạng văn hóa của Scholz.................................................................. 165
4.3.5. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Draft ............................................. 169
4.3.6. Các dạng văn hóa của Sethia và Klinow................................................. 172
4.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........................... 175
4.4.1. Phong cách lãnh đạo mang triết lý văn hóa ............................................ 175
4.4.2. Quản lý hình tƣợng.................................................................................. 177
4.4.3. Các hệ thống trong tổ chức ..................................................................... 179
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 .................................................................................... 184
CHƢƠNG 5. TẠO LẬP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP186
MỤC TIÊU........................................................................................................ 186
YÊU CẦU.......................................................................................................... 186
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP............................................................................. 186
7
5.1. TẠO LẬP BẢN SẮC VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................................................ 187
5.1.1. Khái niệm................................................................................................ 187
5.1.2. Bản chất thay đổi của văn hóa doanh nghiệp.......................................... 188
5.1.3. Tạo lập bản sắc văn hóa doanh nghiệp ................................................... 192
5.2. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TỔ CHỨC................................................................. 193
5.2.1. Quan điểm thiết kế, lựa chọn mô hình tổ chức ....................................... 193
5.2.2. Quan điểm tổ chức định hƣớng môi trƣờng............................................ 197
5.2.3. Quan điểm tổ chức định hƣớng con ngƣời.............................................. 207
5.2.3.1. Tổ chức là một cỗ máy......................................................................... 207
5.2.3.2. Tổ chức là một bộ não.......................................................................... 208
5.2.3.3. Tổ chức nhƣ một nền văn hóa.............................................................. 210
5.2.3.4. Tổ chức nhƣ một hệ thống chính trị..................................................... 212
5.2.3.5. Tổ chức nhƣ một công cụ thống trị...................................................... 213
5.2.4. Các hệ thống cơ bản trong cơ cấu tổ chức .............................................. 219
5.3. XÂY DỰNG PHONG CÁCH ĐỊNH HƢỚNG ĐẠO ĐỨC ......................................... 222
5.3.1. Quan điểm về vai trò của quản lý............................................................ 223
5.3.2. Năng lực lãnh đạo và quyền lực của ngƣời quản lý................................ 225
5.3.3. Phong cách lãnh đạo................................................................................ 229
5.3.4. Vận dụng trong quản lý........................................................................... 231
5.4. XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP........................................................... 237
5.4.1. Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp ............................................. 237
5.4.2. Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp............................................. 244
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 .................................................................................... 249
CHƢƠNG 6. DUY TRÌ VÀ THAY ĐỔI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.. 251
MỤC TIÊU........................................................................................................ 251
YÊU CẦU.......................................................................................................... 251
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP............................................................................. 251
DẪN NHẬP CHƢƠNG .................................................................................... 252
6.1. DUY TRÌ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ............................................................... 252
8
6.1.1. Khái niệm................................................................................................ 252
6.1.2. Vai trò và ý nghĩa
6.1.2.1. Vai trò
6.1.2.2. Ý nghĩa
6.1.3. Cách thức thực hiện việc duy trì văn hóa doanh nghiệp
6.2. THAY ĐỔI VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP............................................................. 259
6.2.1. Khái niệm, hình thức, mô hình thay đổi và sự quản lý thay đổi............. 259
6.2.2. Cách thức thay đổi văn hoá doanh nghiệp .............................................. 271
6.3. CÁC VÍ DỤ VỀ THAY ĐỔI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP....................................... 275
TÓM TẮT CHƢƠNG 6 .................................................................................... 278
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 280
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC................................................. 281
9
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa đạo đức và luật pháp.............................................. 15
Bảng 1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội ................................................ 33
Bảng 1.3 Các quan điểm .................................................................................... 37
Bảng 4.1 Nội dung các dạng văn hóa của Harrison/Handy ............................. 152
Bảng 4.2 Nội dung các dạng văn hóa của Deal và Kennedy ........................... 158
Bảng 4.3 Nội dung các dạng văn hóa của Quinn và McGrath......................... 161
Bảng 4.4 So sánh 5 loại văn hóa thuộc nhóm tiến triển................................... 167
Bảng 4.5 Các dạng văn hóa thuộc văn hóa nội sinh ........................................ 168
Bảng 4.6 Nội dung các dạng văn hóa của Sethia và Klinow........................... 173
Hình 1.1 Vấn đề xã hội của hoạt động kinh doanh 17
Hình 1.2 Nguồn gốc mâu thuẫn ......................................................................... 21
Hình 1.3 Quy trình nhận diện các vấn đề đạo đức kinh doanh.......................... 25
Hình 1.4 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội................................................. 33
Hình 1.5 Tiếp cận theo thứ tự ƣu tiên ................................................................ 43
Hình 1.6 Tiếp cận theo tầm quan trọng.............................................................. 43
Hình 2.1 Quyền của ngƣời tiêu dùng ................................................................. 59
Hình 2.2 Các đối tƣợng hữu quan ...................................................................... 65
Hình 2.3 Chuỗi thao tác logic của Algorithm.................................................... 77
Hình 2.4 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm................ 78
Hình 2.5 Tình trạng phối hợp trong hành vi ...................................................... 80
Hình 2.6 Các nhân tố của quá trình ra quyết định.............................................. 81
Hình 2.7 Trạng thái ý thức đạo đức cá nhân (Cấp độ 1).................................... 83
Hình 2.8 Trạng thái ý thức đạo đức cá nhân (Cấp độ 2).................................... 84
Hình 2.9 Trạng thái ý thức đạo đức cá nhân (Cấp độ 3).................................... 85
Hình 3.1 Algorithm đạo đức .............................................................................. 94
Hình 3.2 Sơ đồ cây vấn đề và cây mục tiêu..................................................... 100
Hình 3.3 Mối quan hệ tƣơng hỗ giữa động cơ - mục đích - hành vi................ 106
10
Hình 3.4 Động cơ thúc đẩy .............................................................................. 108
Hình 4.1 What is culture?................................................................................. 138
Hình 4.2 Logo của BIDV................................................................................. 145
Hình 4.3 Slogan của Nike ................................................................................ 147
Hình 4.4 Các dạng văn hóa của Harrison/Handy............................................. 151
Hình 4.5 Logo của Apple ................................................................................. 154
Hình 4.6 Logo của Unilever............................................................................. 155
Hình 4.7 Logo của Fujitsu................................................................................ 165
Hình 4.8 Logo của Grab................................................................................... 170
Hình 4.9 Logo của GoViet............................................................................... 174
Hình 4.10 Logo Novaland................................................................................ 179
Hình 4.11 Phiên họp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia ........................................... 181
Hình 5.1 Logo của Nike ................................................................................... 190
Hình 5.2 Tập đoàn Chevron............................................................................. 190
Hình 5.3 Bánh Trung thu Starbucks................................................................. 192
Hình 5.4 Phân chia bộ phận theo chức năng.................................................... 195
Hình 5.5 Quan điểm xây dựng tổ chức ............................................................ 197
Hình 5.6 Kết xuất đồ họa cho phát triển “Willow Campus” của Facebook .... 198
Hình 5.7 Hình minh họa cái hang của Platon .................................................. 199
Hình 5.8 Minh họa sự sụp đổ của Yahoo......................................................... 203
Hình 5.9 Minh họa mạng 5G............................................................................ 206
Hình 5.10 Carrie Schwab - Pomerantz............................................................. 228
Hình 5.11 Indra Nooyi ..................................................................................... 234
Hình 5.12 Mối quan hệ giữa tầm nhìn, sứ mạng và giá trị văn hóa................. 239
Hình 5.13 Logo của Vingroup ......................................................................... 244
Hình 5.14 Công ty Nutifood............................................................................. 246
Hình 5.15 Mô hình chung của quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp.... 248
Hình 6.1 Quá trình hội nhập vào văn hóa doanh nghiệp ................................. 254
Hình 6.2 Các thay đổi phân loại theo phạm vi và tính chủ động của con ngƣời
.......................................................................................................................... 263
11
Hình 6.3 Mô hình của Robbin SP .................................................................... 269
12
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chƣơng 1, chúng ta cần hiểu:
- Khái niệm về đạo đức kinh doanh
- Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh
- Vai trò của đạo dức kinh doanh
- Các nghĩa vụ gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
YÊU CẦU
Ngƣời học nắm vững khái niệm và nội dung kiến thức cơ bản về đạo đức
kinh doanh để nghiên cứu, vận dụng ở các chƣơng sau.
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Công ty TNHH Nông sản Việt hước vứt hàng trăm xác lợn thối ra môi
trƣờng và xả thải gây ô nhiễm, khiến cá chết trắng khu vực thƣợng nguồn sông
Sài Gòn1
. Thông thƣờng các công ty khi kinh doanh đều phải tuân thủ việc bảo
vệ môi trƣờng, nhƣng vì muốn tối thiểu hóa và giảm bớt chi phí cho hệ thống
lọc thải, họ đã xả trực tiếp ra sông ngòi, gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng cũng nhƣ
cuộc sống ngƣời dân xung quanh. Vậy vấn đề đặt ra là:
- Việt Phƣớc có vi phạm đạo đức kinh doanh không?
- Hậu quả việc làm của Việt Phƣớc?
- Việt Phƣớc đã vi phạm nghĩa vụ gì trong trách nhiệm với xã hội của
mình?
DẪN NHẬP CHƢƠNG
Đạo đức trong kinh doanh là khái niệm không còn xa lạ trong xã hội hiện
nay, nhƣng vận dụng nó nhƣ thế nào cho thích hợp và hiệu quả lại là vấn đề
khác. Ở chƣơng 1 này, nội dung “Tổng quan về đạo đức kinh doanh” gồm 4
mục chính nhƣ: Khái niệm về đạo đức và đạo đức kinh doanh đƣợc hiểu nhƣ thế
1
https://vtv.vn/trong-nuoc/cong-ty-dai-loan-trung-quoc-gay-o-nhiem-bi-de-nghi-xu-phat-gan300-trieu-dong-20160813144359875.htm.
13
nào? Vì sao đạo đức kinh doanh rất cần thiết? Xác định vai trò cùng các nghĩa
vụ của đạo đức kinh doanh, các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp. Tất cả những nội dung ở chƣơng này đều đƣa đến cái nhìn tổng quan,
toàn diện, cơ bản nhất về đạo đức và đạo đức kinh doanh.
1.1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của đạo đức
1.1.1. Khái niệm
Đạo đức đƣợc coi là nguyên tắc luân lý căn bản và phổ biến mà mỗi ngƣời cần
tuân theo khi sống trong xã hội. Đạo là đƣờng đi, đƣờng sống của con ngƣời. Đức là
đức tính, nhân đức, là các nguyên tắc luân lý. Đạo đức là phạm trù đặc trƣng tƣơng đối
rộng của xã hội loài ngƣời, đề cập đến mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau và các
quy tắc ứng xử trong cuộc sống.
“Đạo đức” có gốc từ Latinh “Moralital”: bản thân mình cƣ xử, tiếng Hy Lạp
“Ethigos”: ngƣời khác muốn ta hành xử và ngƣợc lại điều ta muốn ở họ; Hán -
Việt: đạo là đƣờng đi, đức là đạo lý làm ngƣời, điều thiện. Từ góc độ khoa học cho
thấy“đạo đức là môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - sai và
sự phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - sai, triết lý về cái đúng - sai, quy tắc hay
chuẩn mực chi phối hành vi các thành viên của một nghề nghiệp” (Từ điển điện tử
American Heritage Dictionary).
Đạo đức là sự nghiên cứu về bản chất và nền tảng đạo lý trong mối quan hệ giữa
ngƣời và ngƣời, trong đó đạo lý đƣợc hiểu là sự công bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng
xử. Đây là bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - sai, triết lý
về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên.
Đạo đức đƣợc xem là đạo làm ngƣời, nó thuộc về vấn đề tốt - xấu, hơn nữa
đƣợc xem nhƣ là đúng - sai. Đạo đức gắn với nền văn hóa, tôn giáo, chủ nghĩa nhân
văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Theo khái niệm hiện nay: Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội nhằm tự giác điều chỉnh, đánh giá hành vi của con ngƣời đối
với bản thân, xã hội và tự nhiên.
14
1.1.2. Đặc điểm của đạo đức
- Hình thái ý thức xã hội: Phản ánh hiện tại và hiện thực đời sống đạo đức
của xã hội, quá trình phát triển của phƣơng thức sản xuất và chế độ kinh tế - xã
hội đồng thời là nguồn gốc quan điểm đạo đức của con ngƣời trong lịch sử.
- hương thức điều chỉnh hành vi: Sự tự điều chỉnh theo chuẩn mực đạo
đức là yêu cầu cho hành vi của mỗi cá nhân, nếu không tuân theo sẽ bị xã hội
lên án, lƣơng tâm cắn rứt.
- Hệ thống giá trị, đánh giá: Hệ thống giá trị xã hội đƣợc lấy làm chuẩn
mực để đánh giá các hành vi, sinh hoạt, phân biệt đúng - sai trong mối quan hệ
của con ngƣời, là tòa án lƣơng tâm có khả năng tự phê phán, đánh giá bản thân.
- Tự nguyện, tự giác ứng xử: Đạo đức chỉ mang tính khuyên giải hay can
ngăn, thể hiện tính tự nguyện rất cao, không chỉ biểu hiện trong các mối quan hệ
xã hội mà còn thể hiện qua sự tự ứng xử, giúp con ngƣời rèn luyện nhân cách.
1.1.3. Bản chất của đạo đức
- Tính giai cấp: Các tầng lớp khác nhau có quan điểm khác nhau về
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh, đánh giá hành vi của con ngƣời đối
với bản thân và trong quan hệ với ngƣời khác, với xã hội. Ví dụ: Dân gian có
câu “Phú quý sinh lễ nghĩa”: phú quý là giàu có, sang trọng; lễ nghĩa là những
điều ăn ở hợp với nề nếp đạo đức, vì lẽ đó có thể hiểu “Phú quý sinh lễ nghĩa” là
giàu sang phát sinh lễ nghĩa, hàm ý ngƣời giàu sang mới ăn ở theo đúng lễ nghĩa
đƣợc, còn ngƣời nghèo thì dù biết rõ thế nào là lễ nghĩa cũng không thể theo, do
thiếu điều kiện.
- Tính dân tộc và địa phương: Các dân tộc, vùng, miền có sự khác nhau về
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức. Ví dụ: Miền Trung là vùng “chó ăn đá, gà ăn
sỏi” ý chỉ nơi đất đai khô cằn, nghèo khó, nên ngƣời dân rất chăm chỉ, nhẫn nại,
nhƣng cũng vì thế mà tính tình keo kiệt, còn ngƣời miền Nam thƣờng rất hào
phóng nhƣng lại không nhẫn nại làm ăn.
- Tính lịch sử: Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức thay đổi theo thời
gian, điều kiện lịch sử cụ thể. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, đạo đức biểu hiện
lợi ích kinh tế của một giai cấp nhất định và phục vụ mục đích của nó. Với xã
15
hội hiện nay, đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi ngƣời đối
với bản thân cũng nhƣ với ngƣời khác và xã hội, vì thế đây là khuôn mẫu, tiêu
chuẩn để xây dựng lối sống, lý tƣởng của mỗi ngƣời.
- Tính nhân loại: Đây là thành tố quan trọng và cơ bản hình thành nên nền
văn minh nhân loại. Ví dụ: Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ƣớc, ngày
10/12 hàng năm là ngày Nhân quyền Quốc tế.
Chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi con ngƣời theo các
chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã đƣợc xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự
thôi thúc lƣơng tâm cá nhân, dƣ luận xã hội, tập quán truyền thống và giáo dục.
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: độ lƣợng, khoan dung, chính
trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, lƣơng thiện…
1.1.4. Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
Không chỉ có đạo đức mà luật pháp và phong tục tập quán cũng là phƣơng
thức điều chỉnh hành vi con ngƣời.
+ Đạo đức xuất hiện trƣớc, còn luật pháp ra đời khi có sự phân chia giai
cấp
+ Đạo đức xuất phát từ động cơ hành vi bên trong chủ thể, còn luật pháp ở
bên ngoài vì bắt buộc
+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cƣỡng bức, cƣỡng chế,
mà mang tính tự nguyện và các chuẩn mực đạo đức không đƣợc ghi thành văn
bản pháp quy.
+ Phạm vi điều chỉnh và ảnh hƣởng của đạo đức rộng hơn luật pháp: Luật
pháp chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà
nƣớc; còn đạo đức bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Luật pháp chỉ
làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý
đúng đắn tồn tại trên luật.
Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa đạo đức và luật pháp
Tiêu chí so sánh ĐẠO ĐỨC LUẬT PHÁP
Tính cƣỡng chế Tự nguyện Bắt buộc