Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học / Lưu Hớn Vũ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ
------o0o------
LƯU HỚN VŨ
GIÁO TRÌNH
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020
2
i
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “Dẫn luận ngôn ngữ học” này được biên soạn để phục vụ cho
chương trình môn học Dẫn luận ngôn ngữ học của Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại
học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu của giáo trình là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản
của ngôn ngữ học. Vì vậy, giáo trình chỉ đề cập đến những kiến thức tương đối
đơn giản, dễ hiểu, không đề cập đến những tranh biện phức tạp, cũng như những
vấn đề mang tính chuyên sâu. Ngoài ra, chúng tôi còn cố gắng lựa chọn để đưa
vào giáo trình những thông tin mới được cập nhật, bổ sung.
Giáo trình gồm 11 chương. Năm chương đầu giới thiệu những vấn đề
tổng quan của ngôn ngữ học, sáu chương sau cung cấp hệ thống kiến thức cơ
bản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học
và văn tự học. Các ngữ liệu minh hoạ trong giáo trình chủ yếu được lấy từ
những ngôn ngữ quen thuộc như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc…
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng giáo trình
chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp, phê bình từ các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để chất
lượng giáo trình ngày càng tốt hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020
Người biên soạn
TS. Lưu Hớn Vũ
ii
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC ..........1
1.1. Đại cương về ngôn ngữ................................................................................1
1.1.1. Ngôn ngữ là gì? .....................................................................................1
1.1.2. Ngôn ngữ và lời nói...............................................................................1
1.1.3. Sự khác biệt giữa ngôn ngữ loài người và “ngôn ngữ” loài vật............2
1.2. Đại cương về ngôn ngữ học.........................................................................3
1.2.1. Ngôn ngữ học là gì?...............................................................................3
1.2.2. Các phân ngành của Ngôn ngữ học.......................................................3
1.2.3. Các bộ môn của Ngôn ngữ học .............................................................3
1.2.4. Mối quan hệ của Ngôn ngữ học với các ngành khoa học khác.............4
CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................6
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÔN NGỮ .................7
2.1. Bản chất của ngôn ngữ.................................................................................7
2.1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.......................................................7
2.1.2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt .......................................10
2.2. Chức năng của ngôn ngữ ...........................................................................11
2.2.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người....11
2.2.2. Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt của tư duy .....................................12
CÂU HỎI ÔN TẬP...........................................................................................14
CHƯƠNG 3: NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ.....16
3.1. Nguồn gốc của ngôn ngữ...........................................................................16
3.1.1. Thuyết thần thụ....................................................................................16
3.1.2. Thuyết nhân tạo ...................................................................................17
iv
3.1.3. Thuyết tiến hoá....................................................................................19
3.2. Sự phát triển của ngôn ngữ........................................................................20
3.2.1. Quá trình phát triển của ngôn ngữ.......................................................20
3.2.2. Quy luật phát triển của ngôn ngữ........................................................23
3.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ ................24
CÂU HỎI ÔN TẬP ..........................................................................................27
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG, CẤU TRÚC VÀ TÍN HIỆU NGÔN NGỮ ....... 29
4.1. Khái niệm về hệ thống, cấu trúc và tín hiệu..............................................29
4.1.1. Khái niệm về hệ thống ........................................................................29
4.1.2. Khái niệm về cấu trúc..........................................................................29
4.1.3. Khái niệm về tín hiệu ..........................................................................30
4.2. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ...........................................................31
4.2.1. Các đơn vị của ngôn ngữ.....................................................................31
4.2.2. Các quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ..................................................34
4.3. Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ.......................................................................37
4.3.1. Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ............................................37
4.3.2. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt ...............................................39
CÂU HỎI ÔN TẬP ..........................................................................................40
CHƯƠNG 5: PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ........................................................ 42
5.1. Phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn ...........................................................43
5.1.1. Cơ sở phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn...........................................43
5.1.2. Phương pháp so sánh – lịch sử............................................................45
5.1.3. Một số ngữ hệ chính............................................................................47
5.2. Phân loại ngôn ngữ theo loại hình.............................................................53
5.2.1. Cơ sở phân loại ngôn ngữ theo loại hình ............................................53
5.2.2. Phương pháp so sánh – loại hình.........................................................53
v
5.2.3. Các loại hình ngôn ngữ........................................................................54
Phụ lục: Các ngôn ngữ ở Việt Nam..................................................................60
CÂU HỎI ÔN TẬP...........................................................................................62
CHƯƠNG 6: NGỮ ÂM HỌC ...........................................................................63
6.1. Các thuộc tính của ngữ âm.........................................................................63
6.1.1. Thuộc tính sinh học .............................................................................63
6.1.2. Thuộc tính vật lí...................................................................................68
6.1.3. Thuộc tính xã hội.................................................................................70
6.2. ÂM TỐ.......................................................................................................70
6.2.1. Khái niệm và phân loại âm tố..............................................................70
6.2.2. Nguyên âm...........................................................................................72
6.2.3. Phụ âm .................................................................................................77
6.3. Âm tiết, ngôn điệu và các hiện tượng biến đổi ngữ âm.............................83
6.3.1. Âm tiết .................................................................................................83
6.3.2. Ngôn điệu.............................................................................................87
6.3.3. Các hiện tượng biến đổi ngữ âm..........................................................92
6.4. Âm vị..........................................................................................................95
6.4.1. Khái niệm âm vị...................................................................................95
6.4.2. Phân biệt âm vị và âm tố .....................................................................96
6.4.3. Nguyên tắc xác định âm vị ..................................................................97
6.4.4. Biến thể âm vị......................................................................................99
6.4.5. Âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính...........................................100
6.4.6. Đặc trưng khu biệt của âm vị.............................................................101
CÂU HỎI ÔN TẬP.........................................................................................102
CHƯƠNG 7: TỪ VỰNG HỌC.......................................................................105
7.1. Từ.............................................................................................................105
vi
7.1.1. Khái niệm ..........................................................................................105
7.1.2. Đơn vị cấu tạo từ ...............................................................................105
7.1.3. Phương thức tạo từ ............................................................................108
7.1.4. Phân loại từ........................................................................................112
7.2. Ngữ cố định .............................................................................................114
7.2.1. Khái niệm ..........................................................................................114
7.2.2. Đặc điểm............................................................................................114
7.2.3. Phân loại ngữ cố định........................................................................114
7.3. Các lớp từ vựng .......................................................................................116
7.3.1. Phân lớp từ vựng theo nguồn gốc......................................................116
7.3.2. Phân lớp từ vựng theo phạm vi sử dụng............................................119
7.3.3. Phân lớp từ vựng theo tần số sử dụng ...............................................121
7.3.4. Phân lớp từ vựng theo phong cách sử dụng ......................................123
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................126
CHƯƠNG 8: NGỮ PHÁP HỌC..................................................................... 128
8.1. Đơn vị ngữ pháp ......................................................................................128
8.1.1. Hình vị...............................................................................................128
8.1.2. Từ ......................................................................................................128
8.1.3. Đoản ngữ ...........................................................................................132
8.1.4. Câu.....................................................................................................133
8.2. Hình thức và ý nghĩa ngữ pháp ...............................................................136
8.2.1. Hình thức ngữ pháp...........................................................................137
8.2.2. Ý nghĩa ngữ pháp ..............................................................................137
8.3. Phương thức ngữ pháp.............................................................................137
8.3.1. Phương thức phụ gia .........................................................................138
8.3.2. Phương thức biến dạng chính tố........................................................138
8.3.3. Phương thức thay chính tố ................................................................139
vii
8.3.4. Phương thức trọng âm .......................................................................139
8.3.5. Phương thức lặp.................................................................................140
8.3.6. Phương thức hư từ .............................................................................140
8.3.7. Phương thức trật tự từ........................................................................141
8.3.8. Phương thức ngữ điệu........................................................................142
8.4. Phạm trù ngữ pháp ...................................................................................142
8.4.1. Phạm trù giống...................................................................................142
8.4.2. Phạm trù số ........................................................................................144
8.4.3. Phạm trù cách ....................................................................................144
8.4.4. Phạm trù thời .....................................................................................145
8.4.5. Phạm trù thể.......................................................................................146
8.4.6. Phạm trù thức.....................................................................................146
8.4.7. Phạm trù thái......................................................................................147
8.4.8. Phạm trù ngôi.....................................................................................148
8.4.9. Phạm trù cấp ......................................................................................149
8.5. Quan hệ cú pháp.......................................................................................149
8.5.1. Khái niệm và phân loại......................................................................149
8.5.2. Sơ đồ biểu thị quan hệ cú pháp..........................................................151
CÂU HỎI ÔN TẬP.........................................................................................155
CHƯƠNG 9: NGỮ NGHĨA HỌC ..................................................................157
9.1. Nghĩa của từ.............................................................................................157
9.1.1. Khái niệm nghĩa của từ......................................................................157
9.1.2. Thành phần nghĩa của từ....................................................................157
9.1.3. Đặc điểm nghĩa của từ.......................................................................158
9.1.4. Hiện tượng biến đổi nghĩa của từ ......................................................160
9.1.5. Trường nghĩa .....................................................................................167
9.1.6. Các quan hệ ngữ nghĩa của từ............................................................168
viii
9.1.7. Đa nghĩa và đồng âm.........................................................................173
9.2. Nghĩa của câu ..........................................................................................177
9.2.1. Khái niệm nghĩa của câu ...................................................................177
9.2.2. Các vai nghĩa trong câu.....................................................................177
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................180
CHƯƠNG 10: NGỮ DỤNG HỌC.................................................................. 183
10.1. Quy chiếu và trực chỉ.............................................................................183
10.1.1. Quy chiếu ........................................................................................183
10.1.2. Trực chỉ ...........................................................................................186
10.2. Tiền đề vàkéo theo................................................................................187
10.2.1. Tiền đề.............................................................................................187
10.2.2. Kéo theo ..........................................................................................188
10.2.3. Phân biệt tiền đề và kéo theo...........................................................188
10.3. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn ......................................................189
10.3.1. Khái niệm về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn ..........................189
10.3.2. Các loại nghĩa hàm ẩn .....................................................................189
10.4. Hành động ngôn ngữ .............................................................................198
10.4.1. Định nghĩa và phân loại ..................................................................198
10.4.2. Các kiểu hành động ngôn trung.......................................................199
10.5. Cấu trúc hội thoại ..................................................................................200
10.5.1. Cấu trúc cục bộ................................................................................200
10.5.2. Cấu trúc tổng thể .............................................................................202
CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................205
CHƯƠNG 11: VĂN TỰ HỌC ........................................................................ 207
11.1. Vai trò và các yếu tố của văn tự ............................................................207
11.2. Quan hệ giữa văn tự và ngôn ngữ..........................................................207
ix
11.3. Nguồn gốc của văn tự ............................................................................208
11.4. Các loại hình văn tự ...............................................................................211
11.4.1. Chữ ghi ý.........................................................................................211
11.4.2. Chữ ghi âm ......................................................................................213
CÂU HỎI ÔN TẬP.........................................................................................219
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.................................................................220
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC ...........................................226
1
CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ
NGÔN NGỮ HỌC
1.1. Đại cương về ngôn ngữ
1.1.1. Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ (language) là gì? Đây là một trong những câu hỏi đầu tiên mà
Ngôn ngữ học cần phải trả lời và cũng là một trong những vấn đề đầu tiên mà
một người học Ngôn ngữ học phải biết.
Hiểu đơn giản nhất, ngôn ngữ được xem là tiếng nói của con người. Song,
nếu định nghĩa một cách khoa học thì ngôn ngữ là “hệ thống những âm, những
từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng
dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau”①. Ví dụ: ngôn ngữ Việt, ngôn ngữ
Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Nhật…
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường dùng những từ như “ngôn
ngữ loài hoa”, “ngôn ngữ loài vật”, “ngôn ngữ hội hoạ”, “ngôn ngữ điện ảnh”,
“ngôn ngữ âm nhạc”, “ngôn ngữ điêu khắc”, “ngôn ngữ cơ thể”… Từ “ngôn ngữ”
trong những từ này phải được hiểu là “phương tiện dùng để diễn tả, truyền đạt,
thể hiện một điều gì đó”.
1.1.2. Ngôn ngữ và lời nói
Lời nói (parole) là kết quả của hoạt động nói hoặc viết của mỗi cá nhân.
Giữa ngôn ngữ và lời nói có sự khác biệt về bản chất. Ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp chung cho toàn xã hội, vì vậy ngôn ngữ có tính ổn định,
thuộc trạng thái tĩnh và có tính xã hội. Lời nói là quá trình, kết quả của việc vận
① Dẫn từ: Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) (2016). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất
bản Hồng Đức. Trang 872.
2
dụng các hoạt động nói, viết của mỗi cá nhân, vì vậy lời nói không có tính ổn
định, thuộc trạng thái động và có tính cá nhân. Các thành phần cấu tạo nên hệ
thống ngôn ngữ là hữu hạn, song mỗi cá nhân đều có thể sử dụng chúng thông
qua các hoạt động nói hoặc viết tạo ra nhiều câu nói khác nhau.
Giữa ngôn ngữ và lời nói có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ở đâu có lời
nói, ở đó có ngôn ngữ; ở đâu không có lời nói, ở đó không có ngôn ngữ. Ngôn
ngữ có nguồn gốc từ lời nói, song có ảnh hưởng đến lời nói, nó quy định các lời
nói của mỗi cá nhân phải tuân theo các quy tắc ngôn ngữ nhất định, nếu không
mọi người sẽ không hiểu và xã hội sẽ không chấp nhận. Ngôn ngữ được hiện
thực hoá trong lời nói. Lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức, đang được
dùng để giao tiếp giữa người với người.
1.1.3. Sự khác biệt giữa ngôn ngữ loài người và “ngôn ngữ” loài vật
Những loài vật khác nhau có những hình thức “giao tiếp” khác nhau. Khi
giao tiếp, các loài vật khác nhau sẽ sử dụng những hình thức “ngôn ngữ” khác
nhau, có thể chia làm 2 loại: sử dụng âm thanh và không sử dụng âm thanh. Loài
chim sử dụng các tín hiệu âm thanh, loài thú sử dụng các tiếng kêu khác nhau để
giao tiếp. Loài kiến sử dụng mùi hương, loài ong sử dụng điệu múa làm ngôn
ngữ giao tiếp với nhau. Song, các “ngôn ngữ” loài vật này đều không thể nào so
sánh với ngôn ngữ loài người.
Giữa ngôn ngữ loài người và “ngôn ngữ” loài vật có những điểm khác biệt
sau:
- Ngôn ngữ loài người là kết quả của quá trình thụ đắc. “Ngôn ngữ” loài
vật là năng lực bẩm sinh.
- Ngôn ngữ loài người không có tính tất yếu giữa nội dung biểu đạt và
hình thức biểu đạt. Song, mối liên hệ giữa ý nghĩa và âm thanh của tiếng kêu loài
vật đơn giản và mang tính tất yếu. Cho đến nay, vẫn chưa có cơ sở chứng minh
động vật cùng loài ở các địa phương, các quốc gia khác nhau phải nhờ “phiên
dịch” mới có thể giao tiếp được với nhau.
3
- Ngôn ngữ loài người là một hệ thống phức tạp được tạo thành từ những
đơn vị cụ thể và những quan hệ đa dạng. Còn “ngôn ngữ” loài vật khá đơn giản,
cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh “ngôn ngữ” loài vật có hệ
thống cấu tạo tương tự như ngôn ngữ loài người.
- Trong quá trình sử dụng, loài người đã dùng ngôn ngữ làm phương tiện
bảo tồn và phát triển văn hoá, đưa vào ngôn ngữ những hiểu biết độc đáo của
dân tộc mình về các hiện tượng văn hoá xã hội. “Ngôn ngữ” loài vật tuy có lịch
sử lâu đời, nhưng không có những đặc điểm trên của ngôn ngữ loài người.
1.2. Đại cương về ngôn ngữ học
1.2.1. Ngôn ngữ học là gì?
Ngôn ngữ học (linguistics) là khoa học nghiên cứu các ngôn ngữ.
Ngôn ngữ học có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Miêu tả và vạch lại lịch sử cho các ngôn ngữ, các ngữ hệ.
- Tìm ra những quy luật tác động thường xuyên và phổ biến trong các
ngôn ngữ, rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích tất cả những hiện
tượng cá biệt.
- Cộng tác với các ngành khoa học khác để giải quyết các vấn đề có liên
quan đến ngành khoa học đó.
1.2.2. Các phân ngành của Ngôn ngữ học
Nói đến Ngôn ngữ học, người ta thường phân biệt hai phân ngành Ngôn
ngữ học: Ngôn ngữ học đồng đại (synchronic linguistics) và Ngôn ngữ học lịch
đại (diachronic linguistics). Ngôn ngữ học đồng đại nghiên cứu ngôn ngữ ở một
thời điểm nào đó. Ngôn ngữ học lịch đại nghiên cứu ngôn ngữ trong sự biến đổi
qua thời gian.
1.2.3. Các bộ môn của Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học có các bộ môn sau: