Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình cơ sở kỹ thuật truyền số liệu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỞ GIÁO DỤC VÁ ĐÁO TẠO HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH
Cơ SỞ kỹ thuật
truyền số liệu
DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYẾN NGHIÊP
Ị)f(rằ
s ỏ GIẢO DỤC VẢ ĐẢO TẠO HÀ NỘI
TRẦN TH Ị NGÂN
GIÁO TRÌNH
C0 sử KỸ THUẬT TRUYỀN ■ ■ stf LIỆU
(Dùng trong các trường THCN)
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2007
: - ì ] k ả ĩ \
Lời giới thiêu
A 7 ước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
1 V đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công
nghiệp văn minh, hiện đại.
Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, công tác đào tạo
nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng. Báo cáo Chính trị của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại
Đại hội Đảng toàn quốc lẩn thứ IX dã chỉ rõ: “Phát triển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều
kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước
và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chương trình,
giáo trình đôi với việc nâng cao chất lượng đào tạo, theo đề
nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 23/9/2003,
Úy ban nhăn dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số
5620IQĐ-UB cho phép Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện dề
án biên soạn chương trình, giáo trình trong các trường Trung
học chuyên nghiệp (THCN) Hà Nội. Quyết định này thể hiện
sự quan tăm sâu sắc của Thành ủy, UBND thành phô' trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực Thủ đô.
Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ tliực tế dào tạo,
Sở Giáo dục vả Đào tạo đã chỉ đạo các trường THCN tổ chức
biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ
3
thống và cập nhật những kiến thức thực tiễn phù hợp với đối
tượng học sinh THCN Hà Nội.
Bộ giáo trình này là tài liệu giảng dạy và học tập trong
các trường THCN à Hà Nội, đồng thời lả tài liệu tham khảo
hữu ích cho các trường có đào tạo các ngành kỹ thuật - nghiệp
vụ và đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn để hướng nghiệp,
dạy nghề.
Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình này
là một trong nhiều hoạt động thiết thực của ngành giáo dục
và đào tạo Thủ đô đ ể kỷ niệm “50 năm giải phóng Thủ đô",
"50 năm thành lập ngànhỄ’ và hướng tới kỷ niệm "1000 năm
Thăng Long - Hà N ội”.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cảm ơn Thành
ủy, UBND, các sở, ban, ngành của Thành phố, Vụ Giáo dục
chuyên nghiệp Bộ Giáo dục và Đào lạo, các nhà khoa học, các
chuyên gia đầu ngành, các giảng viên, các nhà quản lý, các
nhà doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến,
tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội
dồng nghiệm thu các chương trình, giáo trình.
Đây là lấn đầu tiên sỏ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ
chức biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố
gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập.
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn
dọc dể từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái
bản sau.
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
4
Lời nói đầu
Truyền số liệu giữa các máy tính xuất hiện không lâu sau khi máy tính cá
nhăn ra đời, tuy nhiên hệ thống thực hiện thời kỳ đầu còn đơn giản. Sự kết họp
giữa máy tính và các hệ thống truyền thông, đặc biệt là viễn thông đã tạo một
sự chuyển biến có tính cách mạng làm thay đổi cả về kỹ thuật và công nghệ
truyền số liệu. Sự kết hợp giữa phần cứng, các giao thức truyền thông và các
thuật toán đã tạo ra các hệ thống truyền số liệu vô cùng hiện đại.
Kỹ thuật truyền sô' liệu là nền tảng ứng dụng và nguồn đối tượng cho
nghiên cứu chuyên sâu trong các chuyên ngành điện tử, viễn thông và công
nghệ thông tin. Mặc dù mang đậm giải pháp cho dịch vụ sô'liệu nhưng kỹ thuật
truyền số liệu ngày nay lại là xuất phát đểm cho đa dịch vụ, một xu thế tất yếu
trong mạng viễn thông hiện đại. Nếu không có những kiến thức căn bản vững
chắc sẽ không có những phát triển và ứng dụng trong các mạng máy tính, viễn
thông dược. Vì vậy, kỹ thuật truyền số liệu là mảng kiến thức không thể thiếu
và nó đã trở thành một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo.
Mục tiêu của giáo trình này là cung cấp cho học sinh chuyên ngànlĩ Điện
tử - Viễn thông và Công ngliệ thông tin trong các trường trung học chuyên
nghiệp những kiến tliức cơ bấn nhất về kỹ thuật truyền số liệu, trên cơ sở đó
học sinh có thể tự tìm hiểu và làm việc trong những ngành, chuyên môn có liên
quan. Ngoài ra cuốn sách này cũng rất hữu ích với các cán bộ kỹ thuật trước đây
chưa có điều kiện để được học một cách có hệ thống về kỹ thuật truyền số liệu.
Giáo trình được biên soạn với dung lượng 45 tiết, chia thành 5 cliưcmg:
Chưcmg 1: Tổng quan hệ thống truyền số liệu.
Chương 2: Giao tiếp vật lý.
Chương 3: Giao tiếp kết nối số liệu
Chương 4: Kiểm soát đường nối số liệu.
Chương 5: Các mạng số liệu.
5
Giáo trình được trình bày cơ bản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học sinh
trung học. Do khuôn khổ có hạn, một số nội dung chỉ có thể được giới thiệu
tóm tắt. Vì thế người dạy và người học cẩn tham khảo thêm các tài liệu liên
quan vcrí ngành học để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm biên soạn, giáo trình không thề
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các bạn đồng nghiệp và độc gid gần xa để giáo trình này ngày càng
hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Phạm T hế Q uế và Thạc sĩ Phạm
Ngọc Đĩnh đã đọc và đống góp nhiều ý kiến quý báu đ ể giáo trình có thể hoàn
thành.
TÁC GIẢ
6
C h ư ơ n g 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG TRUYỀN SỐ LIỆU
Mục tiêu
- Biết sơ đồ khối của một hệ thống truyền số liệu và chức năng của nó.
- Nhớ các khái niệm cơ bản trong truyền số liệu
- Biết ý nghĩa của mô hình OSI với việc thiết kế và xây dụng các hệ thống truyền số liệu
I. HỆ THỐNG TRUYỂN s ố LIỆU
1. Khái niệm thông tin, dữ liệu và tín hiệu
Thông tin (infomation): là khái niệm trừu tượng mô tả những gì đem lại
hiểu biết, nhận thức cho con người.
Dữ liệu (còn gọi là dữ kiện - Data): có thể hiểu là vật liệu thô mang thông
tin. Dữ liệu sau khi được tập hợp lại và xử lý sẽ cho thông tin hữu ích phục vụ
con người. Trong hệ thống truyền tin, thường người ta khống phân biệt dữ liệu
và thông tin.
Tín hiệu (Signal) là thông tin, dữ liệu đã được chuyển đổi, xử lý (bởi các bộ
chuyển đổi hoặc mã hóa ) cho phù hợp với môi trường truyền thông. Tín hiệu
thường chia làm hai loại: tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
Tín hiệu tương tự (Analog): là các đại lượng điện có bất kỳ giá trị nào
trong một khoảng thời gian xác định. Tín hiệu tương tự quen thuộc có dạng
hình sin.
Tín hiệu sô' (Digital): là các tín hiệu mà biến độ chỉ có một trong hai giá trị
duy nhất, tương ứng với hai trạng thái logic đặc trưng bởi hai mức logic “0” và
“1” trong hệ thống nhị phán. Một tín hiệu tương tự có thể được số hóa để trở
thành tín hiệu số.
7
2. Hệ thống truyền s ố liệu
Trong cuộc sống, con ngưòi luôn có nhu cầu giao lưu trao đổi thông tin với
nhau, có nghĩa là có nhu cầu truyền tin (communication) với nhau. Nếu không
có giao lưu trao đổi thì sẽ không hình thành tin tức hoặc thông tin.
Một hệ thống mà thông tin được truyển tải từ nơi phát đến nơi nhận được
gọi là hệ thống truyền tin (hệ thống viễn thông - telecommunication).
Mỗi hệ thống truyền tin đều có những đặc trưng riêng nhưng có một đặc
tính chung có tính chất nguyên lý là phải có sự tham gia của ba thành phần cơ
bản của hệ thống: nguồn tin là nơi phát sinh và chuyển thông tin lên môi trường
truyền, môi trường truyền là phương tiện mang thông tin đến nơi nhận tin.
Ngày nay, kết hợp của máy tính với các hệ thống truyẻn tin đã tạo ra sự
chuyển biến có tính cách mạng trong vấn đề khai thác và sử dụng các hệ thống
truyẻn tin. Máy tính với những tính năng vô cùng mạnh mẽ đã trở thành hạt
nhân trong việc xử lý tin, điều khiển các quá trình truy nhập thông tin. Máy
tính và các hệ thống truyền tin tạo thành một hệ thống truyền sô' liệu. Thông tin
trong các hệ thống truyền số liệu là các tín hiệu digital (tín hiệu số). Mạng
truyền xử lý thông tin dưới dạng sô' liệu còn gọi là mạng truyền sô'liệu.
Ngày nay, sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra một bước tiến
dài trong lĩnh vực truyền số liệu. Sự kết hợp giữa phần cứng, các giao thức
truyền thông và các thuật toán đã tạo ra các hệ thống truyền sô' liệu hiện đại.
Hình 1-1: Mô hình hệ thống truyền sô liệu
8
2.1ế DTEb (Data Terminal Equipment - Thiết bị thuè bao dữ liệu)
DTE là một thuật ngữ chung chi các máy của người sử dụng cuối. Trong hệ
thống truyền số liệu hiện đại, DTE có thể là máy tính, máy fax hoặc là trạm
cuối (Terminal). Như vậy tất cả các ứng dụng của ngưòi sử dụng (chương trình,
dữ liệu) đều nằm trong DTE.
Chức năng của DTE thường là nhập, lưu trữ dữ liệu, đóng gói rồi gửi ra
DCE (Data Cứcuit Terminal Equipment- Thiết bị cuối kênh dữ liệu) hoặc nhận
gói dữ liệu từ DCE theo một giao thức (protocol) xấc định. Như vậy mạng
truyền số liệu chính là để nối các DTE lại cho phép chúng ta phân chia tài
nguyên, trao đổi dữ liệu và lưu trữ thông tin dùng chung.
2.2. DCE (Data Circuit Terminal Equipment - Thiết bị cuối kênh dữ
liệu)
DCE là thuật ngữ dùng để chỉ các thiết bị dùng để nối các DTE với các
đưòng (mạng) truyền thông, nó có thể là một Modem, Multiplexer, Card
mạng... hoặc một thiết bị số nào đó (máy tính chẳng hạn nếu máy tính là một
nút mạng và DTE được nối với mạng qua nút mạng đó).
DCE có thể được cài đặt bên trong DTE hoặc đứng riêng như một thiết bị
độc lập. Trong thiết bị DCE thường có các phần mềm được ghi vào bộ nhớ
ROM. Phần mềm và phần cứng của DCE kết hợp với nhau để thực hiện nhiệm
vụ chuyển đổi tín hiệu biểu diễn dữ liệu DTE thành dạng chấp nhận được bởi
đường truyền. Ví dụ, modem chuyển đổi tín hiệu số của mấy tính thành tín
hiệu âm tần hình sin của đường điện thoại và ngược lại.
DTE trao đổi với DCE thông qua một chuẩn giao tiếp nào đó. Việc trao đổi
dữ liệu giữa hai thiết bị DTE phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, dữ liệu phải gửi
theo một định dạng (format) xác định. Thí dụ như chuẩn trao đổi dữ liệu tầng
liên kết dữ liệu của mô hình OSI lớp là HDLC (High level Data Link Control)
2.3. Kênh truyền tin (Chanel)
Kênh truyền tin là môi trường vật lý xác định mà trên đó hai thiết bị DTE
trao đổi dữ liệu với nhau trong phiên làm việc. Mòi trường này truyền tín hiệu
mang tin đồng thời ở đấy cũng xảy ra các tạp nhiễu (noise) phá huỷ tin tức. Để
có thể truyền thông tin trong một môi trường vật lý xác định thì thông tin phải
được chuyển thành tín hiệu thích hợp với môi trường truyền lan ấy.
9
Hình 1-2: Vi dụ về kênh thông tin
Hình 1-2 mô tả một kênh truyền tin giữa hai DTE A và B. Trong môi
trường vật lý này hai DTE (hoặc hai hệ thống mở) được nối với nhau bằng một
đoạn cáp đồng trục và một đoạn cáp sợi quang. Modem c để chuyển đổi tín
hiệu số từ DTE sang tín hiệu tương tự để truyền trong cáp đồng trục. Modem D
lại chuyển tín hiệu đó thành tín hiệu số và qua tranducer E để chuyển đổi từ tín
hiệu sô' sang tín hiệu quang để truyền trên cáp sợi quang và cuối cùng,
tranđucer F lại chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu số để tới DTEB.
IIề CÁC KHÁI NIỆM Cơ BẢN VỂ TRUYỂN s ố LIỆU
1. Các ch ế độ thông tin
Khi một người đang diễn thuyết thì thông tin được truyền đi chỉ theo một
chiều. Tuy nhiên, trong một cuộc đàm thoại giữa hai người thì thông điệp được
trao đổi theo hướng. Các thông điệp này thường được trao đổi lần lượt nhưng
cũng có thể xảy ra đồng thời. Tương tự như thế, khi truyền số liệu giữa hai thiết
bị, có thể dùng một trong 3 chế độ thông tin: đơn công, song công và bán song
công
l ỗl. Đơn công (simplex)
Chế độ thông tin này được dùng khi dữ liệu được truyền chỉ theo một
hướng, bên thu không thông báo được cho bên phát, thậm chí không có khả
năng truyền các tín hiệu giám sát ngược lại. Ví dụ các hệ thống phát thanh
truyền hình, sô' liệu truyền từ máy tính sang máy in.
1.2. Bán song công (half-duplex)
Việc truyền số liệu có thể thực hiện trên cả hai hướng nhưng không phải
10
cùng một lúc. Được dùng khi cả hai thiết bị kết nối với nhau muốn trao đổi
thông tin một cách luân phiên, ví dụ một thiết bị chỉ gửi dữ liệu đáp lại khi đáp
ứng một yêu cầu từ thiết bị kia. Rõ ràng hai thiết bị phải có thể chuyển đổi qua
lại giữa truyền và nhận sau mỗi lần truyền.
1.3. Song còng (full- duplex)
Truyền số liệu cả hai hướng cùng một lúc, được dùng khi số liệu được trao
đổi giữa hai thiết bị theo cả hai hướng một cách đồng then. Có hai cách được
dùng:
Đơn công hai hướng: Các bộ được nối với nhau thành 2 đường dơn công
riêng biệt mỗi đường cho một hướng.
Ghép đường : Các bộ phát trên cùng một kênh nhưng mỗi bộ dùng tần số
khác nhau hoặc phân chia thời gian.
2. Các hình thức truyền
Dữ liệu được truyền đi theo một trong hai hình thức : nối tiếp và song song
2.1. Truyền song song
Là hình thức truyền trong đó các bit của một hay nhiều ký tự có thể được
truyền đồng thời qua các đưcmg dây riêng biệt, và do đó tương ứng với mỗi lần
dịch bit là một hay nhiều ký tự được truyền. Mỗi bit của ký tự cần một đường
dây. Ký tự được tạo ra trước sẽ được truyền trước.
2.2. Truyền nối tiếp
Là hình thức truyền trong đó các bit dữ liệu từ một nguồn được truyền tuẫn
tự nối tiếp nhau qua một đưcmg dây, ký lự được tạo ra trước trong khối dữ liệu
thống nhất muốn được truyền sẽ được truyền trước.
Nhận xét:
- Truyền sô' liệu song song làm cho tốc độ truyền dẫn cao nhưng sử dụng
thiết bị phức tạp, tốn đây nên truyền song song được dùng trên cự ly rất gần, ở
đó cần tốc độ cao như giữa máy tính và đĩa nhớ ngoài. Truyền song song được
sử dụng trong mạng cục bộ chỉ ở trong các trường hợp riêng biệt.
- Truyền nối tiếp được dùng để đưa tín hiệu đi xa vì cần ít đường dây truyền,
thiết bị rẻ, vì vậy, hầu hết các mạng số liệu sử dụng hình thức truyén truyền nối
tiếp.
11