Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình -Chăn nuôi lợn - chương 2 docx
MIỄN PHÍ
Số trang
37
Kích thước
717.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1910

Giáo trình -Chăn nuôi lợn - chương 2 docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 2

GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG LỢN

I. NGUỒN GỐC GIỐNG LỢN

1. Nguồn gốc và phân loại sinh học đối với lợn

Hầu như ai cũng nhận biết được loài vật nuôi này. Ngày nay, lợn đã trở thành vật nuôi

quen thuộc với chúng ta. Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng, đầu tiên do con người săn bắn

và hái lượm, họ bắt được lợn rừng và đem về nuôi, dần dần con người ý thức và lựa chọn

những con lợn tốt để nuôi, còn những con kém chất lượng có thể giết thịt nhằm cung cấp thực

phẩm. Tổ tiên của lợn chính là lợn rừng, Voncopvialov (1956) cho rằng lợn nhà được tạo ra từ

các giống lợn rừng châu Á và châu Âu. Hệ thống phân loại của lợn được sắp xếp theo sơ đồ

2.1.

Bảng 3. Phân loại giống lợn

Lợn

Loài Động vật (Animal)

Ngành Động vật có xương sống (Chordata)

Lớp Động vật có vú (Mamalia)

Bộ Guốc chẵn (Artiodactyla)

Họ Lợn (Suidae)

Giống Sus

Các giống lợn được phân thành các giống lợn chính và các giống lợn phụ. Ở rừng

châu Á và Âu có tới 4 giống lợn chính và 25 giống lợn phụ. Lợn ngày nay được tạo thành từ 3

giống lợn phụ của châu Á: Sus orientalis, Sus vitatus, Sus crytatus và 1 giống lợn châu Âu

Sus crofa. Lợn (Babyrousa), lợn rừng (Hylochoerus) và lợn hoang dã (Sus) là các giống lợn

khác nhau ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Lợn nước hoặc lợn đầm lầy (Potamochoerus) là giống

lợn thích nghi như các động vật sống bán thủy sinh. Giống lợn Phacochoerus là một dạng lợn

rừng Savannah.

2. Đặc điểm hình thành và phát triển

Tất cả các động vật điều là thành viên của giới động vật hay còn gọi là Metazoa. Tất

cả động vật có vú thuộc ngành có xương sống, phụ ngành có xương sống (ví dụ: có một xư￾ơng sống), nó bao gồm cá, bò sát, lưỡng thê, chim, và động vật có vú. Lợn thuộc về lớp động

vật có vú, (động vật có nhau thai). Tất cả động vật có vú đều có ba đặc điểm mà chúng ta

không thể tìm thấy ở các động vật khác đó là: 3 xương tai ở giữa; lông và sản xuất sữa bởi hệ

thống tiết sữa bằng tuyến, còn được gọi là tuyến vú.

Lợn thuộc vào thứ có guốc. Cái tên móng guốc liên quan đến động vật có vú có móng,

nó tương tự nhưng không nhất thiết quan hệ gần gũi với phân loại. Hiện tại thì động vật đã

được chia thành nhiều thứ: Guốc lẻ (bao gồm ngựa, ngựa vằn và tê giác) và Guốc chẳn (bao

gồm lạc đà, bò, nai, dê, lợn và cừu).

Họ lợn bao gồm lợn, cả lợn cỏ pê-ca-ri và lợn nước. Mặc dầu chúng ta không được

biết đầy đủ về nguồn gốc của lợn ở vùng Mỹ-La-Tinh nhưng nó lại thể hiện tốt ở các lục địa

khác của của thế giới (Châu Phi, Châu Á, châu Âu). Tuy nhiên, con người đã nhập chủng Sus

scrofa (có nguồn gốc từ lợn rừng châu Âu), đây là giống mà lợn ngày nay được thuần hoá,

chúng đến rất nhiều nơi trên thế giới như Bắc Mỹ, New Guinea, Úc và New Zealand. Họ lợn

1

bao gồm 3 họ phụ (Phacochoerinae warthogs, Suinae, Babyrouinae), có chủng lợn (Sus)

trong đó có 25 giống phụ và 4 giống chính. Có 4 giống phụ trong 25 giống phụ đã được thuần

hóa và đưa vào sử dụng hiện nay cho ta thấy mối quan hệ họ hàng và nguồn gốc chung của

các loại giống lợn trên thế giới.

Sơ đồ 2.1. Quan hệ họ hàng và nguồn gốc của các giống lợn

Nhìn ở sơ đồ 2.1 chúng ta thấy lợn các giống khác nhau có tổ tiên chung. Tuy nhiên,

hình dạng, kích thước và cả vùng sinh tồn đều khác nhau. Chức năng các cơ quan bộ phận của

các loại lợn khác nhau cũng khác nhau tùy theo điều kiện sinh tồn của chúng. Kích cỡ và hình

dạng của lợn cũng thay đổi khác nhau tùy theo từng giống. Đầu và toàn thân có thể dài 190-

500 mm, đuôi dài khoảng 35-450 mm, lợn trưởng thành có thể nặng 350 kg. Đặc điểm ngoại

hình của lợn cũng khác nhau tùy theo đặc trưng của từng giống. Xem xét về khảo cỏ học,

xương và hộp sọ của lợn có những nét đặc trưng riêng biệt của các giống khác nhau, tuy nhiên

chúng có đặc điểm chung ở hình 2.1. Mắt của lợn thường là nhỏ và nằm cao trên hộp sọ. Tai

của lợn khá dài và rủ xuống, với một núm lông nằm gần đầu mút. Hộp sọ thường dài và có

một điểm chẩm khá bằng phẳng. Một trong những điểm đáng chú ý nhất của lợn là có mũi

linh động và nó có một sụn tại chóp đỉnh. Và nó được nâng đỡ bởi một xương mũi nằm dưới

mũi. Hộp sọ có một điểm nhô ở chỏm, nó được hình thành từ xương supraoccipital và xương

đỉnh. Cả 4 ngón chân của lợn đều có móng, nhưng nó chỉ thể hiện chức năng trong vận động

ở các ngón giữa (thứ ba và thứ tư), bởi vì các ngón bên nhỏ hơn và định vị cao hơn ở đùi.

Công thức răng là khác nhau giữa các loại giống lợn, một công thức tổng quát cho giống là

lợn: 1-3/3, 1/1, 2-4/2 hoặc 4, 3/3 = 34 - 44. Răng cửa phía trên có kích cỡ giảm theo một

chiều, răng cửa phía dưới dài, hẹp và định vị tại một góc thấp trong hàm do vậy nó gần như

nằm theo chiều trục hoành. Răng nanh phía trên mọc ra ngoài và cong lại; tiếp giáp giữa răng

nanh trên và răng nanh dưới tạo thành các góc cạnh sắc. Răng nanh trên luôn luôn dài ra, răng

cửa có đầu nhọn.

2

Họ lợn

Suidae

Chủng

(Babyrousa)

Chủng

(Phacochoaeru

s

Chủng

(Potamochoe

rus)

Chủng

(Sus)

Họ phụ

(Babyrouinae)

Họ phụ

(Suinae)

Họ phụ

(Phacochoerinae

warthogs)

Chủng

(Phacochoaerus)

II. CÁC GIÓNG LỢN NỘI NƯỚC TA

1. Giống lợn Ỉ

1.1. Nguồn gốc xuất xứ

Lợn Ỉ có nguồn gốc từ giống lợn Ỉ mỡ ở miền Bắc Nam Định. Qua một thời gian dài,

giống lợn ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác trở thành giống lợn ỉ ngày nay với

hai loại hình chính là ỉ mỡ và ỉ pha. Nòi ỉ mỡ bao gồm những con mà nhân dân ta gọi là ỉ mỡ,

ỉ nhăn, ỉ bọ hung. Nòi ỉ pha bao gồm những con mà nhân dân ta gọi là ỉ pha, ỉ bột pha, ỉ sống

bương.

1.2. Phân bố

Trước những năm 70 lợn ỉ được nuôi hầu như ở khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như

Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Quảng

Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hải phòng. Vị trí phổ biến của nó dần dần phải nhường cho lợn

Móng Cái có sức sinh sản tốt hơn, và từ cuối những năm

70 lợn ỉ thu hẹp dần đến mức độ nguy kịch như ngày nay,

chỉ còn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá.

1.3. Đặc điểm sinh học

Đặc điểm ngoại hình: "Lợn Ỉ" có nhiều loại hình trong đó

phổ biến là Ỉ mỡ và Ỉ pha.

Lợn Ỉ mỡ: Lợn Ỉ mỡ cũng có lông da đen bóng, đa số có

lông nhỏ thưa, một số có lông rậm (lông móc) như ỉ pha.

Đầu hơi to, khi béo trán dô ra, mặt nhăn nhiều, nọng cổ và má sệ từ khi lợn 5-6 tháng tuổi,

mắt híp, mõm to bè và ngắn, môi dưới

thường đài hơn môi trên, lợn nái càng già

mõm càng dài và cong lên nhưng luôn ngắn

hơn Ỉ pha. Vai nở, ngực sâu, thân mình

ngắn hơn Ỉ pha, lưng võng, khi béo thì trông

ít võng hơn, bụng to sệ, mông nở từ lúc 2-3

tháng, phía sau mông hơi cúp. Chân thấp

hơn Ỉ pha, lợn thịt hoặc hậu bị có hai chân

trước thẳng, hai chân sau hơi nghiêng, lợn

nái thì thường đi chữ bát, hai chân sau yếu.

Lợn Ỉ pha: Lợn Ỉ pha có lông da đen bóng,

đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm

lông móc). Đầu to vừa phải, trán gần phẳng,

mặt ít nhăn, khi béo thì nọng cổ và má chảy

sệ, mắt lúc nhỏ và gầy thì bình thường

nhưng khi béo thì híp. Mõm to và dài vừa

phải, lợn nái càng già mõm càng dài và

cong lên. Vai nở vừa phải, từ 8-9 tháng vai

bằng hoặc lớn hơn mông, ngực sâu. Thân

mình dài hơn so với ỉ mỡ, lưng đa số hơi

võng, khi béo thì trông phẳng, bụng to,

mông lúc nhỏ hơi lép về phía sau, từ 6-7

tháng mông nở dần. Chân thấp, lợn thịt

hoặc hậu bị thì hai chân trước tương đối

thẳng, hai chân sau hơi nghiêng, lợn nái thì

3

Hình 2. 1. Đầu sọ và bộ răng của lợn Sus

scrofa (lợn hoang châu Âu)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!