Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục việt nam trước cách mạng tháng tám năm 1945
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
. Giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Năm 938, dân tộc Việt Nam khôi phục nền độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựng nhà nước phong kiến. Nền giáo dục phong kiến do nhà nước chỉ
đạo được hình thành và phát triển qua 10 thế kỷ, cơ bản là giống nhau về cơ cấu, nội dung, cách tổ chức việc dạy và học, thi hành chế độ khoa cử. Các triều
đại thường chú trọng việc xây dựng một trường đại học ở kinh đô, đặt các giáo chức ở các phủ, lộ để trông coi việc học hành. Tại các trường lớp tư gia, do
các ông đồ ngồi dạy trẻ. Các ông đồ được người dân tôn kính, quý trọng bởi họ là những nhà Nho, bậc hưi quan, các nhà khoa bảng.
Nội dung dạy và học từ lớp tư gia đến các trường lớp ở lộ, phủ, kinh đô đều lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm sách giáo khoa. Các triều đại Lý, Trần, Lê,
Nguyễn tổ chức các khoa thi (thi hương, thi hội, thi đình hay thi tiến sĩ) về cơ bản là giống nhau. Từ năm 1075, nhà Lý mở khoa thi Minh Kinh đầu tiên, đến
năm 1919, nhà Nguyễn tổ chức khoa thi cuối cùng. Chế độ khoa cử của nền giáo dục phong kiến Việt Nam trải qua 844 năm với trên 180 khoá thi và hơn
2900 người đỗ từ tiến sĩ đến trạng nguyên.
Trải qua nghìn năm lịch sử, nền giáo dục phong kiến Việt Nam đã đào tạo nhiều thế hệ tri thức tinh hoa của dân tộc, đồng thời cung cấp lực lượng
chủ yếu cho hệ thống quan chức quản lý nhà nước và xã hội. Nền giáo dục ấy đã đào tạo nên nhiều nhà bác học, nhà văn, nhà viết sử, nhà giáo, thầy thuốc
có danh tiếng cùng những thế hệ tri thức giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng, vun đắp nền văn hiến Việt Nam. Một nền giáo dục phong kiến coi trọng
luân lý, lễ nghĩa, góp phần cơ bản xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Tuy nhiên, ý thức tồn cổ của Nho giáo đã cản trở những tư tưởng cải cách, kìm hãm sự
phát triển của xã hội; phương pháp học khuôn sáo, giáo điều, nặng về tầm c hương trích cú, lý thuyết suông, chạy theo hư danh...là những hạn chế của nền
giáo dục phong kiến Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân pháp xâm chiếm nước ta. Nền giáo dục phong kiến Việt Nam bị thay đổi toàn bộ, chữ Hán thay bằng chữ quốc ngữ và chữ
Pháp. Từ nội dung chương trình sách giáo khoa đến cách học, cách dạy, cách tổ chức các kỳ thi thay đổi, hệ thống các trường từ sơ cấp, tiểu học, cao đẳng
tiểu học, trung học phổ thông đến các trường chuyên nghiệp, đại học dần dần được hình thành, thay thế các trường lớp cả nền giáo dục phong kiến.
Thực dân Pháp coi nền giáo dục phong kiến là công cụ quan trọng để chinh phục thuộc địa. Chúng mở các trường nhằm đào tạo một số công chức
cho bộ máy cai trị, các cơ sở kinh doanh...Số trường học ít và số người đi học ngày càng ít hơn. Trong khoảng từ năm 1931 đến năm 1940, cứ 100 người
dân chưa được 3 người đi học và hầu hết là học bậc tiểu học và vỡ lòng, trên 3 vạn dân mới có một sinh viên (cao đẳng, đại học). Mặc dù đã thực hiện một
số chính sách giáo dục nô dịch với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhưng thực dân Pháp vẫn không đạt được kết quảmong muốn. Phần lớn những người Việt
Nam được Pháp đào tạo vẫn có ý thức dân tộc, một số không nhỏ có tinh thần yêu nư ớc chống Pháp, trở thành chiến sĩ cách mạng và đảng viên cộng sản.
Từ khi Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp, giáo dục được coi là bộ phận của Cách mạng Việt
Nam. Hội truyền bá Quốc ngữ thành lập năm 1938, Ðề cương Văn hoá Việt Nam ra đời năm 1943 là những mốc quan trọng trong đấu tranh của Ðảng trên
lĩnh vực văn hoá, giáo dục. Tư tưởng dân tộc, khoa học đại chúng là những nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục Cách mạng Việt Nam.
2. Giáo dục Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
a.Giai đoạn xây dựng nền giáo dục dân tộc và dân chủ. Giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc (1945- 1954).
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, nền giáo dục mới được hình thành trên cơ sở tiếp quản và cải tổ nền giáo dục Pháp thuộc. Nền giáo
dục mới dược tiến hành trên 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng với mục tiêu cao cả là: "Tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng?,
đề cao tinh thần khoa học, học tập và giảng dạy bằng tiếng Việt từ các trường phổ thông đến đại học.