Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh với việc xây dựng nhân cách cho sinh viên trường đại học sư phạm, đại học đà nẵng
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
947.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1948

Giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh với việc xây dựng nhân cách cho sinh viên trường đại học sư phạm, đại học đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. PHẠM HUY THÀNH

Sinh viên thực hiện : TRẦN VĂN TÙNG

Chuyên ngành : GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Lớp : 13SGC

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2017

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhận

được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô. Đầu tiên, em xin chân thành gửi

lớn cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Phạm Huy Thành người đã hướng dẫn và giúp đỡ em

rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các

thầy cô khoa Giáo dục Chính trị của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, khoa Lý luận

chính trị và khoa Kinh tế chính trị của Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã trang bị

cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học để em hoàn thành đề tài này.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khóa luận em còn nhận được rất nhiều sự

động viên và giúp đỡ từ phía gia đình, bạn bè, thầy giáo chủ nhiệm và các bạn trong

lớp. Kết quả của đề tài này là lời cảm ơn sâu sắc nhất của em gửi đến mọi người, là

nguồn động lực để em tự tin hơn trên bước đường học tập và nghiên cứu.

Với khả năng và điều kiện của một sinh viên, khóa luận không tránh khỏi những

hạn chế và thiếu sót. Em kính mong nhận được những góp ý chân thành của quý thầy

cô và các bạn để tài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, ngày 6 tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Trần Văn Tùng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1.Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3

5. Bố cục của đề tài ........................................................................................................3

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..................................................................................3

NỘI DUNG.....................................................................................................................5

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO

ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH SINH VIÊN .........5

1.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức.....................................5

1.1.1. Đạo đức .................................................................................................................5

1.1.2. Giáo dục đạo đức ..................................................................................................7

1.1.3. Những phẩm chất đạo đức và nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ

Chí Minh.........................................................................................................................10

1.2. Nhân cách sinh viên..............................................................................................18

1.2.1. Nhân cách và cấu trúc của nhân cách ................................................................18

1.2.2. Sinh viên và nhân cách sinh viên.........................................................................24

1.2.3. Tính quy luật của sự hình thành nhân cách ........................................................27

1.2.4. Định hướng nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới.........................32

1.3. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển nhân cách sinh viên..........34

1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên tác động rõ nét đến quá trình phát triển nhân

cách của họ....................................................................................................................34

1.3.2. Tác động của quá trình toàn cầu hóa và kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa đến phát triển nhân cách sinh viên hiện nay. ...............................................36

1.4. Vai trò của công tác giáo dục đạo đức đối với việc xây dựng nhân cách sinh

viên. ...............................................................................................................................41

Kết luận chương 1........................................................................................................43

Chương 2. GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY

DỰNG NHÂN CÁCH SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC

ĐÀ NẴNG HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .....................................43

2.1. Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng......................44

2.2. Thực trạng giáo dục nhân cách sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học

Đà Nẵng hiện nay.........................................................................................................45

2.2.1 Mặt tích cực ..........................................................................................................45

2.2.2 Hạn chế.................................................................................................................54

2.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, nhân cách với

việc xây dựng nhân cách cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà

Nẵng. .............................................................................................................................58

2.3.1. Khắc phục những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường ảnh hưởng vào sinh

viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng để xây dựng nhân cách sinh viên

theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. ............................................................................58

2.3.2. Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nhằm xây dựng nhân cách sinh viên. ....61

2.3.3. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với giáo dục tư tưởng

đạo đức Hồ Chí Minh nhằm xây dựng nhân cách sinh viên Trường Đại học Sư phạm,

Đại học Đà Nẵng hiện nay. ...........................................................................................65

2.3.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên Trường Đại học Sư

phạm, Đại học Đà Nẵng để tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng nhân cách

sinh viên tiến bộ, hiện đại..............................................................................................70

Kết luận chương 2........................................................................................................74

KẾT LUẬN ..................................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................76

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng

giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được gần 47

năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to

lớn – đó là tư tưởng về đạo đức cách mạng. Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về

đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam,

nền đạo đức đã được hình thành hàng ngàn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc và kế

thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa

trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của dân tộc; vừa tìm hiểu, tích

lũy thêm những giá trị đạo đức của thời đại; đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù

hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới và hướng tới việc xây

dựng con người mới có đủ đức, đủ tài phục vụ đất nước và làm rạng ngời con người

Việt Nam.

Sau hơn 30 năm đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, kinh tế thị

trường cũng tồn tại những mặt trái đang tác động trực tiếp đến mọi mặt của xã hội. Các

tác động của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền

thống cũng như những khuôn mẫu đạo đức cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân – mối nguy

hiểm nhất của đạo đức cách mạng theo cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giờ đây có

cơ hội trỗi dậy và phát triển. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được

Đảng ta xác định giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, là nền tảng tư

tưởng, kim chỉ Nam cho hành động của Đảng đang bị các thế lực thù địch chống phá,

công kích. Ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh tiến công trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối

sống mà đối tượng chủ yếu là sinh viên – đội ngũ trí thức tương lai. Tất cả những điều

đó đã và đang tác động xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên

hiện nay. Trong đó có sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, với những

biểu hiện ở một bộ phận sinh viên thể hiện trong nhận thức và hành động như: xác định

động cơ học tập không đúng; hiện tượng bỏ học không lý do, đi muộn, quay cóp trong

thi cử; sinh viên thờ ơ với các vấn đề chính trị, các hoạt động xã hội, còn mơ hồ về lý

tưởng cách mạng, lối sống thực dụng, buông thả. Quá trình đổi mới của đất nước đòi hỏi

2

xây dựng sinh viên năng động, sáng tạp, bản lĩnh, trí tuệ vì ngày mai lập thân, lập

nghiệp.

Chính vì vậy, việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là nội

dung quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, đây

là bước chuẩn bị hết sức quan trọng giúp họ vào đời, lập thân, lập nghiệp. Với lý do

trên, tôi chọn đề tài: “Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhân

cách cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng” làm luận văn tốt

nghiệp chuyên ngành Giáo dục chính trị.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo

đức; nhân cách sinh viên và những yếu tố tác động đến nhân cách sinh viên; chỉ ra

thực trạng xây dựng nhân cách sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

hiện nay; từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả

công tác giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng nhân cách cho

sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; nhân

cách sinh viên và những yếu tố tác động.

- Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng nhân

cách sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng .

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng

đạo đức Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhân cách sinh viên Trường Đại học Sư

phạm, Đại học Đà Nẵng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: khóa luận làm rõ nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng nhân cách sinh viên Trường

Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng từ

năm 2010 đến nay.

3

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: ngoài phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp lôgíc, phương pháp lịch sử – cụ thể,

phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp…

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2

chương, 7 tiết.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên

cứu theo những khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau:

- Hoàng Anh (2007), Nhân cách sinh viên hiện nay (Qua khảo sát một số trường đại

học), Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Mã số: B.07-21, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tác giả đã chỉ ra thực trạng nhân cách sinh viên hiện nay cũng như nguyên nhân của

những thực trạng đó thông qua việc phân tích các khảo sát một số trường đại học, từ

đó tác giả đưa ra một số giải pháp hướng đến xây dựng và hoàn thiện nhân cách sinh

viên hiện nay.

- Nguyễn Duy Bắc (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác

– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội. Tác giả đã nêu ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác –

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thường gặp ở cả người dạy lẫn người học trong trường

đại học, từ đó tác giả đi sâu phân tích và trình bày một cách rõ ràng, đưa ra một cái

nhìn toàn diện hơn về các vấn đề này.

- Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt

Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đề cập đến những

vấn đề cơ bản về mối quan hệ giữa văn hóa và với việc xây dựng con người phát triển

toàn diện: về đặc điểm và bản chất, quan hệ và giải pháp phát triển con người phát

triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay.

- Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân

cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã đưa ra một cái nhìn mới về vai trò của

giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam

trong giai đoạn hội nhập hiện nay, từ sự phân tích các tác động tích cực của việc giáo

4

dục đạo đức, tác giả đã đề cập đến các giải pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục

đạo đức hiện nay.

Những công trình khoa học trên của các tác giả là cơ sở lý luận cho khóa luận

tiếp thu tham khảo, làm định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình. Nghiên cứu về

nhân cách sinh viên được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhưng nghiên

cứu giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhân cách sinh viên tại

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng cho đến nay chưa có ai nghiên cứu. Do

đó, khóa luận tốt nghiệp tiếp tục kế thừa các công trình khoa học trên, đồng thời đi sâu

nghiên cứu giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng nhân cách

sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!