Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giao duc chu nghia yeu nuoc cho hoc vien o truong si quan dac cong hien nay
MIỄN PHÍ
Số trang
105
Kích thước
436.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1547

Giao duc chu nghia yeu nuoc cho hoc vien o truong si quan dac cong hien nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Yêu nước là tình cảm phổ biến của con người với quê hương, đất nước,

với truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc mình. Ở Việt Nam, yêu nước là giá trị

tinh thần cao nhất trong đời sống tình cảm của người Việt, là truyền thống tốt

đẹp được hình thành, củng cố và phát triển liên tục trong quá trình đấu tranh

dựng nước và giữ nước, đạt đến trình độ cao trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt

Nam, hạt nhân của sức mạnh tinh thần bảo đảm cho dân tộc Việt Nam sẵn sàng

đối mặt và vượt qua mọi nguy nan để trường tồn và phát triển, như Chủ tịch Hồ

Chí Minh từng khẳng định: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là

một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên

ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ.

Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta cách mạng thành công, giành được độc lập” [45,

tr.164]. Do đó, giáo dục chủ nghĩa yêu nước là bài học lịch sử vô giá của dân

tộc, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, toàn cầu hóa

và cách mạng khoa học công nghệ, đã tạo ra những điều kiện phát triển thuận

lợi cho mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, song cũng đặt chúng ta trước

những thách thức to lớn, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với khu

vực và thế giới. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường, tư duy thực

dụng, sự xâm nhập của giá trị văn hóa và lối sống ngoại lai, sự chống phá

quyết liệt của các thế lực thù địch... đang có tác động không nhỏ đến đời sống

tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy,

giáo dục chủ nghĩa yêu nước là yêu cầu cấp bách, nhằm khơi dậy tinh thần

dân tộc, thúc đẩy mọi tiềm năng, khả năng sáng tạo của con người Việt Nam

trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời giữ gìn,

phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, hạn chế những ảnh hưởng

tiêu cực của biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội đến quá trình phát triển của con

người.

Thế hệ trẻ Việt Nam, trong đó có sinh viên các Nhà trường quân đội là

chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm giáo dục toàn diện cả về

tri thức, đạo đức và kỹ năng hoạt động, nhất là bồi dưỡng sâu sắc về lý tưởng

cộng sản, truyền thống yêu nước, nhằm từng bước hình thành một lớp người

Việt Nam mới đủ đức, đủ tài, đủ khả năng kế tục và hoàn thành sự nghiệp

cách mạng của dân tộc. Đây cũng là yêu cầu cơ bản của quá trình xây dựng

đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới, nhằm bảo đảm cho quân đội ta

luôn vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, có

sức mạnh chính trị tinh thần và sức mạnh chiến đấu cao nhất, đủ sức hoàn

thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Nằm trong hệ thống các Nhà trường quân sự, Sinh viên Khoa Giáo dục

Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo

cán bộ, hạ sinh viên, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho cho Binh chủng Đặc

công và toàn quân. Trong những năm qua, Nhà trường đã thường xuyên quan

tâm tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên, bước đầu đạt được

những kết quả tốt, tạo ra những chuyển biến tích cực về nhận thức, tình cảm, ý

chí và hành động của sinh viên trong học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, thực tế cho

thấy hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nước của Nhà trường vẫn tồn tại nhiều

bất cập cả về chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, cho đến quy

trình, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đội

ngũ cán bộ, sinh viên Đặc công trong giai đoạn mới, đòi hỏi Nhà trường phải

tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung, hiệu quả

giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu

một cách có hệ thống và đưa ra những giải pháp cơ bản, để nâng cao hiệu quả

giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc

phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh , là yêu cầu cấp thiết cả về lý

luận và thực tiễn hiện nay.

Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giáo dục chủ nghĩa

yêu nước cho sinh viên ở Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường

2

Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của

mình.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước là vấn đề luôn thu

hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

Từ các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài này, có thể khái quát

thành một số hướng nghiên cứu như sau:

* Nhóm các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Cuốn sách“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”,

của Trần Văn Giàu [22], đã nghiên cứu tổng quan những giá trị tinh thần

truyền thống của dân tộc, trong đó có “yêu nước”; làm rõ biểu hiện, nguồn

gốc, con đường hình thành; khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng

của chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc, là giá trị: “Đứng đầu các đức

tính khác của dân tộc” [22, tr.157].

Cuốn sách“Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh” của

Trần Xuân Trường [65], luận giải quá trình hình thành phát triển, đặc điểm, hạn

chế của chủ nghĩa yêu nước truyền thống; chứng minh tính tất yếu của chủ

nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh; làm rõ vai trò, nội dung và xu hướng vận

động của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng.

Cuốn sách “Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa” của Lương Gia Ban [3], đã phân tích con đường phát triển của chủ

nghĩa yêu nước Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại; làm rõ nội dung, vai trò

của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa; đề xuất một số giải pháp để phát huy

sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa ở nước ta hiện nay.

Cuốn sách “Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX” của

Nguyễn Nam Thắng [61], đã khái quát quá trình hình thành tư tưởng, tình

cảm yêu nước; làm rõ vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong tiến trình lịch

sử dân tộc; phân tích nội dung tư tưởng, đặc trưng của chủ nghĩa yêu nước

3

giai đoạn này và chỉ ra nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước ở

Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

Ngoài ra còn có một số bài viết đề cập đến nội dung này như: “Từ chủ

nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh” của

Nguyễn Hùng Hậu [23];“Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - nền tảng tinh thần,

động lực phát triển” của Song Thành [60]; “Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước

Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do” của Nguyễn Văn

Khánh [29]; “Nhận diện và định vị chủ nghĩa yêu nước trong chiến lược xây

dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam” của Lại Quốc Khánh [28];“Kết

hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - một biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa

yêu nước Việt Nam trong thời đại ngày nay” của Trần Hữu Tiến [62]… Các

công trình trên đã đề cập nhiều vấn đề lý luận về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam,

khẳng định vị trí, vai trò sức mạnh to lớn của nó, làm rõ quá trình phát triển và

những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử.

* Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được nhiều đề tài

khoa học, sách chuyên khảo, bài viết đề cập đến, như: “Giáo dục chủ nghĩa

yêu nước cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố

Hà Nội hiện nay” của Trần Văn Năng [52]; “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

thanh niên sinh viên ở Thủ đô trong giai đoạn hiện nay” của Đặng Thanh

Phương [55]; “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế

theo tinh thần đổi mới của Đảng” của Đặng Công Minh [51]; “Tăng cường

giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới của

cách mạng” của Hoàng Bình Quân [57]; “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

thế hệ trẻ - yếu tố quan trọng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong xây

dựng Quân đội nhân dân thời kỳ mới” của Nghiêm Đình Vì [69];“Tư tưởng

Hồ Chí Minh về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ quân đội”

của Nguyễn Mạnh Hưởng [27].… Các công trình đó đã khẳng định vị trí, tầm

quan trọng của giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn hiện nay; làm rõ

4

quan niệm, yếu tố tác động và đề xuất một số giải pháp tiến hành giáo dục chủ

nghĩa yêu nước cho các đối tượng khác nhau ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, trong quân đội cũng có nhiều công trình nghiên cứu về nội

dung này, tiêu biểu như:

Cuốn sách “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết thắng

cho quân dân ta hiện nay” do Phùng Khắc Đăng chủ biên [21], đề cập đến một

số vấn đề lý luận về chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa yêu nước thời

đại Hồ Chí Minh; làm rõ tầm quan trọng, nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước

và mối quan hệ của quá trình đó với việc xây dựng ý chí quyết thắng cho quân

và dân ta; tổng kết kinh nghiệm của một số địa phương; xác định yêu cầu, giải

pháp pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng hoạt động này trong thời gian tới.

Đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước

trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Tuấn Dũng chủ

biên [11], đã luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về chủ nghĩa yêu nước,

chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; làm rõ quan niệm, vai trò, thực trạng, các

nhân tố tác động đến chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước; đề xuất một

số yêu cầu, giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu

nước trong quân đội ta hiện nay.

Luận văn thạc sĩ triết học “Nâng cao giác ngộ chủ nghĩa yêu nước Việt

Nam thời đại Hồ Chí Minh của sinh viên đào tạo sinh viên cấp phân đội ở

Trường Sinh viên chỉ huy kỹ thuật thông tin hiện nay” của Đoàn Hải Hưng [25],

làm rõ quan niệm giác ngộ chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh; khảo sát

thực trạng ở Trường Sinh viên chỉ huy kỹ thuật thông tin; đề xuất giải pháp cơ

bản nâng cao giác ngộ cho sinh viên đào tạo sinh viên cấp phân đội của Nhà

trường.

Luận án tiến sĩ triết học “Nhận thức tính quy luật sự phát triển tinh thần

yêu nước xã hội chủ nghĩa của quân đội ta hiện nay” của Lê Như Cử [10], tập

trung luận giải, làm rõ quan niệm, bản chất tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa;

khái quát biểu hiện và một số quy luật hình thành, phát triển tinh thần yêu nước

5

trong quân đội; phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển

tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta.

Luận án tiến sĩ triết học “Phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Đình Bắc [5], nghiên cứu

làm rõ quan niệm về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, phát huy chủ nghĩa yêu

nước của thanh niên quân đội, các nhân tố tác động đến quá trình đó; đánh giá

thực trạng và xuất một số giải pháp cơ bản phát huy chủ nghĩa yêu nước của

thanh niên quân đội ta hiện nay.

Luận văn thạc sĩ triết học “Vai trò của gia đình sinh viên các Nhà

trường quân đội ở Nha Trang trong giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ

trẻ hiện nay” [26], đã nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và

đề xuất giải pháp phát huy vai trò của gia đình sinh viên các Nhà trường

quân đội đóng ở Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa (Học viện Hải quân,

Trường Sinh viên không quân, Trường Sinh viên thông tin) trong giáo dục

tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh

viên Nhà trường quân sự hiện nay” của Lê Xuân Long [35], tiếp cận vấn đề ở

góc độ của một quá trình giáo dục, qua đó làm rõ sự biến đổi về nội dung,

phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước qua các giai đoạn lịch sử dân tộc, đưa

ra quan niệm về giáo dục, biện pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước, phân tích các

nhân tố tác động; khảo sát thực trạng và đề xuất hệ thống biện pháp giáo dục chủ

nghĩa yêu nước cho sinh viên ở các Nhà trường quân sự trong giai đoạn hiện

nay.

* Nhóm công trình nghiên cứu về Bộ đội Đặc công và Sinh viên

Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Bộ đội Đặc công

và Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí

Minh , như:

6

Luận văn thạc sĩ triết học “Phát huy truyền thống Bộ đội Đặc công trong

xây dựng nhân cách hạ sinh viên, binh sĩ ở Binh chủng Đặc công hiện nay”

của Nguyễn Văn Bình [8], đã luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về nhân

cách, xây dựng nhân cách hạ sinh viên, binh sĩ; phân tích các nhân tố tác động,

thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát huy truyền thống Bộ đội

Đặc công trong xây dựng nhân cách cho hạ sinh viên, chiến sĩ Đặc công.

Luận văn thạc sĩ tâm lý học “Biện pháp tâm lý xã hội phát huy truyền

thống Bộ đội Đặc công trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Duy Tuấn [68],

đã làm rõ quan niệm phát huy truyền thống, biện pháp tâm lý xã hội phát huy

truyền thống, đặc trưng hoạt động huấn luyện chiến đấu của Bộ đội Đặc công;

xác định những yếu tố tác động, tiêu chí đánh giá; khảo sát thực trạng và đề

xuất những biện pháp tâm lý xã hội để phát huy truyền thống Bộ đội Đặc công

trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị “Nâng cao chất lượng lãnh đạo công

tác thanh niên ở các hệ sinh viên Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng

Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” của

Nguyễn Hữu Ngà [53], đã luận giả, làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác

thanh niên, nâng cao chất lượng công tác thanh niên, đặc điểm hệ sinh viên ở

Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí

Minh , tiêu chí đánh giá; khảo sát thực trạng, đề xuất những giải pháp cơ bản

nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác thanh niên ở các hệ sinh viên của Nhà

trường trong thời gian tới.

Luận văn thạc sĩ triết học “Bản lĩnh chính trị của sinh viên chỉ huy -

tham mưu cấp phân đội ở Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại

học sư phạm TP. Hồ Chí Minh hiện nay” của Lê Việt Bắc [6], đã luận giải làm

rõ quan niệm, cấu trúc, đặc trưng riêng về bản lĩnh chính trị của sinh viên ở

Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí

Minh , các nhân tố quy định quá trình hình thành phát triển bản lĩnh chính trị

của sinh viên; đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cơ bản để phát triển

7

bản lĩnh chính trị cho sinh viên đào tạo chỉ huy - tham mưu cấp phân đội của

Nhà trường.

Luận văn thạc sĩ tâm lý học “Tính tích cực tự học tập của sinh viên ở

Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí

Minh hiện nay” của Dương Quốc Bảo [4], đã nghiên cứu tổng quát một số vấn

đề lý luận, thực tiễn về tính tích cực tự học của sinh viên ở Nhà trường, làm rõ

quan niệm, đặc điểm, biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá tích

cực tự học tập của sinh viên; khảo sát thực trạng và xây dựng một số biện pháp

tâm lý - sư phạm để nâng cao tính tích cực tự học tập của sinh viên ở Nhà

trường hiện nay.

Như vậy, các công trình trên đây từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau,

đã đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục chủ nghĩa yêu

nước; làm rõ vai trò quan trọng của vấn đề này trong xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam, trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; qua đó

khẳng định sự cần thiết của việc tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong

tình hình mới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào

nghiên cứu trực tiếp, hệ thống về giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở

Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí

Minh . Vì vậy đề tài “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở Sinh

viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí

Minh hiện nay”, là công trình độc lập, không trùng lặp với các công trình

khoa học đã được công bố.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục chủ nghĩa yêu

nước cho sinh viên ở Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư

phạm TP. Hồ Chí Minh , qua đó đề xuất yêu cầu, giải pháp cơ bản để nâng cao

hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở Sinh viên Khoa Giáo

dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh hiện nay.

8

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước ở con người Việt Nam hiện

nay, quan niệm và vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở

Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí

Minh .

- Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong

giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc

phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh hiện nay.

- Đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục

chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng

Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh hiện nay.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở Sinh viên Khoa Giáo dục

Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh .

* Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở Sinh viên

Khoa Giáo dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh , tập

trung chủ yếu vào đối tượng sinh viên đào tạo sinh viên chỉ huy - tham mưu

cấp phân đội trình độ đại học, số liệu điều tra khảo sát được tập hợp từ năm

2012 đến nay.

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về chiến tranh và quân đội; quan điểm xây dựng quân đội về chính trị, nâng cao

bản lĩnh chính trị, giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nước cho quân

nhân thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong Quân đội nhân dân Việt

Nam nói chung, Binh chủng Đặc công và Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc

9

phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh nói riêng, được phản ánh

qua các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, báo cáo đánh giá của Quân

ủy Trung ương, Bộ Quốc Phòng, Đảng ủy Binh chủng Đặc công; các nghị

quyết, báo cáo tổng kết kết quả giáo dục - đào tạo của Sinh viên Khoa Giáo

dục Quốc phòng Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh .

* Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ

nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và

nhân văn như: Phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgíc, hệ thống cấu trúc, so sánh,

thống kê, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.

6. Ý nghĩa của luận văn

Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo dục

chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên ở Sinh viên Khoa Giáo dục Quốc phòng

Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh , trên cơ sở đó cung cấp những căn

cứ khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho

sinh viên ở Nhà trường. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để tổ

chức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên các học viện, trường sinh viên

khác trong quân đội.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo và phụ lục.

10

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!