Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi mầm non ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
I - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục
chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng với một số
ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội
của mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo
dục sẽ tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ
tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của lứa tuổi nên
việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến hành theo
phương châm "Chơi mà học". Vì vậy, giáo dục âm nhạc cho
lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn
diện cho trẻ son.
II - CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi Mẫu giáo
rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc
và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục
đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức
thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ
biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho
trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con
người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong
sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh
dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện
2
nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng
tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong
cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như
nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm
nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tốt của một nhân cách
phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ,
đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Thật vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ
thật không phải dễ.
Năm nay tôi được phân công dạy lớp lớn 4, tổng số là
30 cháu. Đã học mẫu giáo nhỡ là 19 cháu, chiếm tỷ lệ 64%,
chưa được học là 11 cháu, chiếm tỷ lệ 36%, nhiều cháu đến
lớp còn khóc nhè, trẻ chưa biết hát là nhiều, nói chưa trọn
câu. Hầu như trẻ chưa thích học môn âm nhạc là nhiều. Vào
những ngày đầu năm học tôi hay hát cho trẻ nghe, rồi tập
trẻ hát những bài ngắn, mau thuộc. Tôi nhận thấy nhiều trẻ
rất thích nghe tôi hát, còn nói: "Cô mình hát hay ghê". Dần
dần tôi nhận thấy trẻ bắt đầu ham thích đến lớp. Tôi tiếp tục
nghiên cứu, tìm tòi học hỏi vốn kinh nghiệm: Làm thế nào
để trẻ thích tìm hiểu về âm nhạc và hứng thú tham gia vào
các hoạt động có âm nhạc và tôi đã trực tiếp áp dụng vào
lớp mình.