Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo án Thực hành Hóa đại cương pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giáo án Thực hành Hóa đại cương Giảng viên: Ths Nguyễn Văn Quang
Khoa Tự nhiên – Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
BÀI 3, 4: PHA DUNG DỊCH VÀ CHUẨN ĐỘ
Ngày soạn: 31/03/2010
Ngày dạy: 25/3-1/4/210
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Trang bị cho sinh viên kiến thức về:
- Các loại nồng độ.
- Cách pha chế các loại dung dịch.
- Cách xác định nồng độ dung dịch.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tính toán.
- Rèn luyện cho SV kĩ năng thực hành pha chế các loại dung dịch và cách xác định nồng độ dung
dịch.
3. Tình cảm, thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận trong làm việc
- Giúp SV yêu thích môn Hóa học hơn
II. Phương pháp
- Đàm thoại nêu vấn đề
- Hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị
- GV: giáo án, giáo trình
- SV: giáo trình, bài tường trình, máy tính cá nhân.
IV. Nội dung
Hoạt động Nội dung
I. Lí thuyết
- Dung dịch là 1 hệ đồng nhất gồm 2 hay nhiều cấu tử.
- Để biểu thị thành phần dung dịch, ta dung khái niệm
nồng độ.
1. Nồng độ dung dịch: là lượng chất tan có trong 1 đơn vị
khối lượng hoặc đơn vị thể tích dung dịch hay dung môi.
- Nồng độ phần trăm (C%): là số gam chất tan có trong
100 gam dung dịch.
- Nồng độ mol (M) là số mol chất tan có trong 1 lít dung
dịch.
- Nồng độ đương lượng: (hay nồng độ nguyên chuẩn, kí
hiệu là N): là số đương lượng chất tan trong 1 lít dung
dịch.
- Nồng độ molan: là số mol chất tan trong 1000 gam dung
môi.
- Nồng độ phần mol (kí hiệu là x): là số mol chất i chia
cho tổng số mol các chất có mặt trong dung dịch.
xi=
n
ni
2. Pha chế dung dịch
a. Pha chế dung dịch chuẩn
- Nếu có chất gốc (chất có độ tinh khiết đã biết chính xác)
thì cân 1 lượng đã tính trên cân phân tích, hòa tan trong
bình định mức rồi thêm nước tới vạch ngấn.
- Khi không có chất gốc, trước hết pha dung dịch có nồng
độ gần đúng, sau đó dùng dung dịch chất gốc khác để xác
định lại nồng độ của dung dịch vừa pha.
b. Pha chế dung dịch từ dung dịch có nồng độ khác.
- Pha loãng dung dịch: thêm nước vào để dung dịch có
Giáo án Thực hành Hóa đại cương Giảng viên: Ths Nguyễn Văn Quang
Khoa Tự nhiên – Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh
Tiết 1:
SV tra bảng và đưa ra:
- Dung dịch KNO3 tỉ khối 1,029 có
nồng độ 5%
- Dung dịch KNO3, tỉ khối 1,076 có
nồng độ 12%
- Sau đó tính V dung dịch đậm đặc
cần lấy để pha thành 250 ml dung
dịch.
SV:
- Tìm tỉ khối dung dịch cần pha trong
bảng để tính số gam NaCl cần lấy.
- Kiểm tra lại nồng độ bằng phù kế.
nồng độ nhỏ hơn.
Gọi C1, C2, V1 và V2 là nồng độ, thể tích của dung dịch
trước và sau khi pha loãng. Nếu VH2O là thể tích của nước
dùng pha loãng thì V2=V1 + VH2O và khi đó:
C1V1=(V1+VH2O)C2
- Pha trộn dung dịch:
Giả sử trộn V1 ml dung dịch có nồng đọ C1 với V2 ml
dung dịch có nồng độ C2 thì thu được V=V1+V2 và:
C1V1+C2V2=CV
3. Xác định nồng độ dung dịch
a. Xác định nồng độ của dung dịch bằng phù kế
- Tỉ khối của dung dịch thay đổi theo nồng độ, nếu biết
nồng độ của dung dịch có thể suy ra tỉ khối và ngược lại.
- Tỉ khối thường được xác định bằng phù kế. Sau đó tra
bảng ta có nồng độ của dung dịch cần đo. Nếu giá trị tỉ
khối tìm được từ thực nghiệm không có trong bảng thì
tính nồng độ theo phép nội suy (với 2 giá trị tỉ khối lân
cận).
b. Xác định nồng độ của dung dịch bằng PP chuẩn độ
- Chuẩn độ là PP xác định nồng độ của 1 dung dịch theo
nồng độ đã biết của dung dịch khác bằng cách đo thể tích
của các dung dịch tương tác.
- Từ đó tính NB theo công thức: NB.VB=NA.VA
- PP chuẩn độ được áp dụng cho nhiều loại phản ứng:
phản ứng trung hòa, phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng tạo
kết tủa, phản ứng tạo phức, …
II. Thực hành
1. Hóa chất, dụng cụ
a. Hóa chất
Dung dịch KNO3 12%, dung dịch HCl 2M và 17%, dung
dịch NaCl 5%, NaCl rắn, phenolphtalein.
b. Dụng cụ
Bình định mức (100, 250 ml), pipet (10ml), bình nón (100
ml), ống đong (250 ml), cốc (250 ml), phễu, đũa thủy tinh,
phù kế.
2. Cách tiến hành
Thí nghiệm 1: Pha dung dịch có nồng độ xác định từ
dung dịch đậm đặc và nước.
- Pha 25 ml dung dịch KNO3, tỉ khối 1,029 từ dung dịch
đậm đặc tỉ khối 1,076
- Kiểm tra lại nồng độ bằng phù kế.
Thí nghiệm 2: Pha dung dịch chất rắn trong nước
- Pha 250 ml dung dịch NaCl 10%.
- Đặt phễu thủy tinh lên bình định mức 250 ml rồi đổ toàn
bộ muối lên phễu. Thêm nước khoảng nửa bình, lắc tròn
đến khi hào tan hết muối. Tiếp tục thêm nước đến gần
ngấn, dùng pipet nhỏ từng giọt đến ngấn. Đậy bình, giữ
chặt nút, lật ngược bình vài lần.