Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giao an lop2
MIỄN PHÍ
Số trang
59
Kích thước
258.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1967

Giao an lop2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TUẦN 30

TOÁN Tiết :143

So sánh các số có ba chữ số

Sgk :148 / tgdk: 40’

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết so sánh các số có ba chữ số.

- Nắm được thứ tự các số ( không quá 1000). So sánh các số có ba chữ số thành thạo.

- Vận dụng kiến thức đã học vào so sánh trong thực tế.

B. Đồ dùng day-học:

GV: Các tấm bìa hình vuông, hình chữ nhật như trong sgk. Bảng phụ bài tập.

HS: Bảng con.

C. Các hoạt động dạy-học:

1. Bài cũ: GV đọc các số có ba chữ số - HS viết số vào bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc và viết số có ba chữ số.

- GV treo trên bảng các dãy số viết sẵn cho HS đọc.

- HS lần lượt đọc. GV chú ý uốn nắn HS đọc dãy số.

- GV đọc số có ba chữ số - HS nghe, viết số vào bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

Hoạt động 2: So sánh các số

- GV đưa số ô vuông, HS nêu số có ba chữ số và so sánh số.

- GV nhận xét, hướng dẫn HS so sánh số có ba chữ số.

( so sánh theo thứ tự : từ trái sang phải, so sánh từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị)

- HS nhắc lại cách so sánh.

Hoạt động 3: Thực hành

Bài 1:

- HS so sánh và điền dấu >, <, hoặc dấu = vào vbt.

- HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu so sánh số.

- Lớp nhận xét, sửa bài.

Bài 2: HS đọc các số đã cho và nêu miệng số lớn nhất; số bé nhất.

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 3: Số ?

- GV gắn bảng phụ - Hướng dẫn HS nhận xét điền số.

- HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài.

- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.

- HS đọc dãy số đã hoàn thành và nêu nhận xét:

* Số liền sau hơn số liền trước 1 đơn vị. ( cộng thêm 1) Hoặc ( muốn viết số liền sau ta lấy

số liền trước và cộng thêm 1)

3. Củng cố dặn dò:

- GV cho số có ba chữ số và HS so sánh 2 số đã cho.

- HS nhắc lại cách so sánh số có ba chữ số.

BTVN: 1/sgk

Tiết sau: Luyện tập

D. Bổ sung:

1

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 29

Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?

Sgk: 95/ tgdk:40’

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Mở rộng vốn từ về cây cối (các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả…)

- Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì?. Rèn kĩ năng đặt và

trả lời câu hỏi cho HS.

- Giáo dục HS biết yêu quí và chăm sóc cây cối.

B. Đồ dùng dạy-học:

GV: Tranh bài tập 3

C. Các hoạt động dạy-học:

1. Bài cũ: 2 HS lên bảng hỏi-đáp theo kiểu câu: Để làm gì?

- GV nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

Bài 1: Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.

- HS nêu tên cây ăn quả HS biết và nói về các bộ phận của cây.

- HS nêu miệng, cả lớp nhận xét.

GV kết: Các loài cây đều có 3 bộ phận chính : rễ, thân và lá. Có một số loài cây có

hoa và quả.

Bài 2: Viết những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.

- GV hướng dẫn mẫu ở vbt – HS làm bài theo cặp.

- GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài.

- Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét bài trên bảng, sửa sai. Ví dụ:

* Rễ cây: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, xù xì…

* Gốc cây: đen xì, to đùng, thô ráp, chắc nịch….

- HS làm vở bài tập, GV chấm, giúp học sinh làm.

Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3

- GV gắn tranh phóng to sgk – HS nêu nội dung từng tranh.

- HS hỏi - đáp theo cặp theo kiểu câu có cụm từ Để làm gì?

- GV gợi ý cho HS yếu đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì?

- Từng cặp HS hỏi - đáp trước lớp lần lượt các tranh – Nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt câu hỏi và câu trả lời của HS.

- Tuyên dương nhóm biết đặt và trả lời câu hỏi.

3. Củng cố dặn dò:

- HS nêu lại các bộ phận của cây cối.

- Về nhà xem lại các bài tập. Thực hành đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?

- Nhận xét tiết học.

D. Bổ sung:

….

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

2

THỦ CÔNG Tiết 29

Làm vòng đeo tay ( tiết 1)

Tgdk: 35’

A. Mục tiêu:

- HS biết cách làm vòng đeo tay.

- Làm được vòng đeo tay.

- Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay do mình làm ra.

B. Đồ dùng dạy-học:

GV: Qui trình làm vòng đeo tay.

HS : Giấy màu, kéo, hồ dán.

C. Các hoạt động dạy – học:

1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.

- Nhận xét.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét

- GV cho HS quan sát mẫu vòng đeo tay và gợi ý HS nhận xét về hình dáng, màu sắc

của vòng.

- GV chốt ý.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu

- GV gắn qui trình làm vòng đeo tay - Hướng dẫn các bước:

Bước 1: Cắt thành các nan giấy

Bước 2: Dán nối các nan giấy

Bước 3: Gấp các nan giấy

Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.

- GV hướng dẫn kết hợp làm mẫu từng bước – HS theo dõi.

Hoạt động 3: Thực hành

- GV cho HS thực hành tập làm vòng đao tay.

- GV hướng dẫn HS yếu

- Nhận xét sản phẩm của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại 4 bước làm vòng đeo tay.

- Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học.

Tiết sau: thực hành làm vòng đeo tay.

D. Bổ sung:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

3

CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 59

Hoa phượng

Sgk: 97/ tgdk: 40’

A. Mục tiêu:

- HS nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ Hoa phượng.

- HS làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu dễ lẫn: s/x .

- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết đúng.

B. Đồ dùng dạy – học:

GV: Bảng phụ bài tập.

HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2

C. Các hoạt động dạy – học:

1. Bài cũ: HS lên bảng viết: mịn màng, bình minh, củ sâm, xâm lược…

- HS dưới lớp viết nháp – GV nhận xét, sửa sai, ghi điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết

Bước 1: GV đọc bài thơ lần 1.

- 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi.

Bước 2: GV nêu tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ là lời của một bạn nhỏ nói với bà,

thể hiện sự than phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.

- HS viết bảng con các từ khó: chen lẩn, lửa thẫm, mắt lửa, rừng rực…

- GV nhận xét, sửa sai.

Bước 3: GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.

- GV đọc bài lần 2 – GV đọc từng câu thơ ( 2 -3 lần)- HS nghe- viết.

- Đọc bài lần 3 – HS nghe dò lại bài.

Bước 4: HS tự đổi vở nhìn sgk soát lại bài - GV thu vở chấm bài – nhận xét.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 2 a : Điền vào chỗ trống s hay x?

- GV hướng dẫn HS làm bài – HS làm vbt.

- 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.

3. Củng cố, dặn dò:

- Làm lại bài tập 2a.

- Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai.

- Nhận xét tiết học.

D. Bổ sung:.............................................................................................................

.................................................................................................................................

4

TOÁN Tiết: 145

Mét

Sgk: 150 /tgdk: 40’

A. Mục tiêu :Giúp HS:

- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét. Làm quen với thước m. Nắm

được quan hệ giữa dm, cm và m.

- Làm quen các phép tính cộng ( có nhớ) trên số đo với đơn vị là m. Bước đầu tập đo

độ dài (các đọan thẳng dài đến khoảng 3m) và tập ước lượng theo đơn vị m.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

B. Đồ dùng dạy-học:

GV: Thước 1m “( có chia vạch từng cm). Một sợi dây dài khoảng 3m.

C. Các hoạt động dạy-học:

1. Bài cũ: HS lên bảng làm bài tập 3/sgk-149.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài m và thước m

Bước 1: Ôn tập kiểm tra

Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học – GV nhận xét, chốt: cm, dm.

- Yêu cầu HS vẽ trên giấy đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm - Nhận xét, sửa sai.

Bước 2: GV giới thiệu thước 1m

- GV nói mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là m.

- GV giới thiệu: 1m = 10dm; 10dm = 1m; 1 m = 100cm.

- HS nhắc lại nhiều lần.

Hoạt động 2: Thực hành

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- HS nhớ lại quan hệ giữa cm, dm và m – HS làm bài vào vbt.

- HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.

- Lớp nhận xét, sửa bài -Lớp đồng thanh

Bài 2: Tính.

- Học sinh làm vbt – GV kèm HS yếu tính toán đúng.

- HS lên bảng làm bài - lớp nhận xét, sửa sai.

Bài 3: Giải toán.

- HS đọc đề toán – GV tóm tắt đề toán lên bảng.

- HS nêu dạng toán và cách giải bài toán.

- HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu giải toán.

- Lớp nhận xét, sửa sai.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!