Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giảng dạy và tập luyện kỹ thuật bóng rổ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ VĂN H O Á , T H Ể T H A O V À DU LỊC H
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TH E DỤC TH E THAO BẮC NINH
KỸ THUQT BÓNG Rổ
w
NHÀ XUẤT BẢN THỂ DỤC THE THAO
BỘ VÃN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ t h a o b ắ c n i n h
GIẢNG DẠY VÀ TẬP LUYỆN • • •
KỸ THUẬT BÉNG Rũ
NHÀ XUẤT BẢN TH Ể DỤC THỂ THAO
HÀ NỘI - 2012
Chu bién:
PHẠM VÃN THẢO - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh
Tham gia biên soạn:
ĐINH QUANG NGỌC - Trường ĐH TDTT Bấc Ninh
NGUYÊN VĂN HAI - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh
PHẠM Yẳ\N THÁNG - Trường ĐH TDTT Bắc Ninh
Lòi nói đầu
Bóng rổ là một trong những môn thể thao được đông đảo
người dân trên thế giới tham gia tập luyện và thi đấu. Cùng
với sự phát triển của Bóng rổ hiện đại, trình độ kỹ chiến
thuật của người chơi ngày càng được nâng cao và hoàn
thiện. Tính hấp dẫn, đẹp mắt của Bóng rổ cùng với tác dụng
to lớn, phát triển thê chất con người toàn diện đã làm cho
Bóng rổ không ngừng phát triển và lan rộng ra toàn thế giới
tới mọi đối tượng, từ người già cho tới các em nhỏ... Do vậy
nhu cầu được giảng dạy, tập luyện kỹ thuật cơ bản một cách
khoa học và hiệu quả đã ngày càng đòi hỏi phải phong phú
hơn, cụ thể và chi tiết hơn.
Trong trường Đại học TDTT Bắc Ninh, ngay từ những
buổi đầu khi thành lập trường, Bóng rổ đã được coi là một
trong những môn học quan trọng và được đưa vào chương
trình giảng dạy. Bộ môn Bóng rổ, cùng với hơn 50 nãm xây
3
dựng và trường thành cùa nhà truờng. đã phát triển lớn mạnh
cả về só lượng và chất lượng đào tạo. Hàng ngàn sinh viên
chuyên sâu bóng rổ. sau khi tót nghiệp ra trường, tham gia
công tác giảng dạy. huấn luyện ờ khắp mọi miền tổ quốc, đã
góp phán không nhò vào sự nghiệp phát triển thể dục thể
thao nói chung và mòn Bóns rổ nói riêng cùa nước nhà.
Cho tới nay. các tài liệu chuyên mòn phục vụ cho công
tác giảng dạy và học tập của sinh viên ngày càng được bổ
sung hoàn thiện và tươns đối đầy đù như: Sách Bóne rổ:
Giáo trình Bóng rổ; Nhữne bài tập kỹ chiên thuật; Ngân
hàng càu hòi; Hòi và trả lời Luật Bóng rổ hiên đai... Tuy
nhiên sách về phươns pháp và trình tự giảng dạy kỹ thuật
còn chưa đầy đủ. Do vậy bộ môn Bóns rổ sau nhiéu năm
nghiên cứu eiảns day. đúc rút kinh nshiệm và tham khảo
nhiều nsuổn tài liệu trong và nsoài nước, đã tiến hành bién
soạn cuốn sách “Giảng dạy và tập luyện kỹ thuàt bóne rổ”,
nhằm giúp giáo viên, sinh viên có thém tài liệu tham khảo
phục vụ cho cỏne tác eiảns dạy và học tập.
Nội dung cuốn sách gồm 9 chươns. mỗi chươne trình bày
về một loại kỹ thuật cơ ban. trons đó tập trung đi sâu vào
phương pháp, trình tự giảng dạy và hệ thống các bài tập
tươns ứng. nhầm giúp người đọc hiểu sâu hơn vé kỹ thuàt
độns lác và cách thức tổ chức gians dạy. tãp luyện kỹ thuât
bóng rổ.
4
Hy vọng cuốn sách này sẽ đáp ứng được phần nào nhu
cầu của bạn đọc, góp phần làm phong phú hơn nguồn tài
liệu cũng như những kinh nghiệm trong giảng dạy và tập
luyện bóng rổ.
Trong quá trình biên soạn mặc dù đã có nhiều cố gắng
xong không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự
đóng góp quý báu của các đồng nghiệp, những độc giả gần
xa để cuốn sách có thể hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
BỘ MÔN BÓNG RỔ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH
5
KÝ HIỆU CHUYÊN MÔN
o VĐV tấn công
A VĐV phòng thủ
© VĐV tấn công sô 5
A VĐV phòng thủ số 5
o Người cầm bóng
<s> Chướng ngại vật
© Huấn luyện viên
--------- ► Đường di chuyển của VĐV
-------- ► Đường chuyển bóng
Đường dẫn bóng
----- K* Ném rổ
------------( Yểm hộ
- Đột phá
— ► - Quay người
6
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT
BÓNG RỔ
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT
BÓNG RỔ
1. Đặc điểm của giảng dạy bóng rổ
Giảng dạy kỹ thuật bóng rổ cũng như các môn thể thao
khác, phải tuân theo các nguyên tắc chung của qúa trình sư
phạm, qúa trình nhận thức, quá trình hình thành kỹ năng, kỹ
xảo vận động. Giảng dạy kỹ thuật bóng rổ cũng phải theo
nguyên tắc đó và tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, từ biết ít đến biết nhiều... Đồng thời phải tuân theo
nguyên tắc cơ bản trong giáo dục thể chất đó là: Nguyên tắc
trực quan, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc cá biệt hoá và
nguyên tắc tự giác tích cực...
Giảng dạy kỹ thuật bóng rổ nhằm giúp người học nắm bắt
và hiểu rõ từng động tác kỹ thuật, muốn vậy cần phải có sự
7
lựa chọn và thể hiện một cách tốt nhất các động tác mảu từ
chính diện, nghiêng đến sau lưng. Sự mô phỏng phải cãn cứ
trên trình tự kết cấu động tác kỹ thuật và tốc độ thực hiện
phải chậm.
Giữa làm mẫu (mô phỏng) và giảng giải phải có sự kết
hợp chặt chẽ, ngắn gọn, rõ ràng. Như vậy mới giúp người
học có thể kết hợp giữa nhìn, nghe, tư duy từ đó hình
thành nhanh chóng và định hình chính xác các biểu tượng
kỹ thuật động tác.
Do kỹ thuật động tác có sự khác nhau về độ khó cũng
như những thời điểm quan trọng, bởi vậy người học cần
được hướng dẫn và giảng giải kỹ về kỹ thuật động tác để
từ đó mới có thể nắm vững và hình thành chính xác kỹ
thuật.
/ ẵ7. Phương pháp tập luyện mô phỏng động tác.
Sau khi sơ bộ tạo lập các khái niệm về kỹ thuật, người
tập cần căn cứ trên kết cấu, trình tự động tác để tập luyện.
Khi tập luyện sẽ có tác động trực tiếp tới cơ bắp và các
giác quan do vậy người tập dễ dàng cảm nhận hơn về kỹ
thuật động tác, từ đó thiết lập và hình thành chính xác
biểu tượng động tác.
1.2. Phương pháp tập luyện lặp lai.
Trong thể thao để hiểu và nắm vững kỹ thuật đỏno tác
đương nhiên phải trải qua tập luyện nhiều lán mới có ihể
8
hình thành và từng bước định hình chính xác động tác.
Phương pháp tập luyện lặp lại muốn đạt kết quả tốt cần
phải căn cứ trên thực tế của người tập như cơ sở tuổi tác,
giới tính và thể trạng cá nhân đồng thời phải được kết hợp
với tập luyện có trọng tâm. Ở giai đoạn nắm vững kỹ thuật
đơn giản không yêu cầu người học phải thực hiện động tác
quá nhiều lần mà chủ yếu cần phải tập trung chú trọng tới
các yếu tố như: cự ly, vị trí và tốc độ khác nhau để tập
luyện nhiều lần nhằm hoàn chỉnh về kỹ thuật động tác.
1.3. Phương pháp phân chia.
Phương pháp này giúp người học hiểu và nắm chắc
được kỹ thuật động tác đặc biệt giúp hiểu hơn về những
động tác quan trọng. Do vậy trong quá trình luyện tập nên
chia kỹ thuật động tác theo thứ tự các tiết học. Nhưng
trong mỗi tiết học phải chú ý kết hợp luyện tập một cách
hoàn chỉnh kỹ thuật động tác và có tính kế thừa.
1.4. Phương pháp thay đổi động tác.
Cách biến hoá động tác được thực hiện thông qua việc
thay đổi về cự ly, tốc độ, vị trí, phương hướng cũng như
các tổ hợp tập luyện giúp cho phần đông người học dễ
dàng tiếp thu và hoàn thành được độ khó của kỹ thuật
động tác.
1.5. Phương pháp luyện tập cá biệt (riêng lẻ).
9
Đây là phương pháp mà trong quá trình huấn luyện
giáo viên cần chú ý sửa chữa những sai lầm kỹ thuật của
người tập mà trong thực tế những sai sót đó thường là
không phổ biến. Tuy nhiên thời gian dành cho phương
pháp tập này không nên quá dài.
2ệ Nắm vững cấu trúc kỹ thuật trong bóng rổ
Việc theo dõi và thống kê từ tập luyện thông qua sự
phối hợp bằng kỹ thuật tấn công phòng thủ của toàn đội
đều được thể hiện qua hình thức của các cấu trúc kỹ thuật.
Cấu trúc và hình thức cơ bản của kỹ thuật mà vận động
viên sử dụng trong quá trình thi đấu. Do đó trong quá
trình huấn luyện giáo viên cần giúp người học sao cho sau
khi nắm vững được số lượng nhất định kỹ thuật động tác
phải huấn luyện các cấu trúc động tác kỹ thuật, nắm vững
các cấu trúc động tác tấn công phòng thủ khác nhau. Việc
nắm vững càng nhiều các tổ hợp động tác càng giúp người
học có khả năng ứng biến nhanh trong quá trình thi đấu.
2.1. Nắm vững thứ tự các bước cấu trúc động tác.
Đây là khâu rất quan trọng và trước khi bước vào học
một kỹ thuật động tác mới hoàn chỉnh thông thường phải
có: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn cơ bản và giai đoạn kết
thúc. Trong đó giai đoạn chuẩn bị hết sức quan trọns vì
nó có ảnh hướng trực tiếp tới các giai đoạn sau.
10
2.2. Nắm vững tiết tấu của cấu trúc kỹ thuật.
Cấu trúc kỹ thuật đa phần đều thể hiện bằng những tiết
tấu trong quá trình di chuyển như: di chuyển nhanh,
chậm, dừng, khởi động.v.v...
2.3. Khống chế trọng tâm trong quá trình thực hiện cấu
trúc động tác.
Khi chuyển đổi giữa các động tác kỹ thuật thì cũng là
lúc tạo ra sự thay đổi trọng tâm của cơ thể, trong quá trình
di chuyển trọng tâm này thì cũng đổng thời hình thành
quá trình khống chế trọng tâm. Nếu khả năng khống chế
trọng tâm tốt thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sự hoàn thiện của
cấu trúc kỹ thuật: Ví dụ khi chạy nhanh đột nhiên dừng
lại, không thể nào dừng đột ngột nếu không biết khống
chế trọng tâm tốt. Ngoài ra việc khống chế không tốt
trọng tâm sẽ không thể thay đổi phương hướng một cách
có hiệu quả.v.v... Bất kể là từ không bóng thành có bóng
hay có bóng chuyển thành không bóng thì vấn đề khống
chế trọng tâm cơ thể trong quá trình hoàn thành kỹ thuật
động tác cũng rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp
đến kỹ thuật động tác.
Để có thể thực hiện tốt việc khống chế vị trí trọng tâm
cơ thể, căn cứ trên yêu cầu thực tiễn, trong quá trình giảng
dạy giáo viên cần giúp người học lun ý:
11
+ Khống chế tốt hướng di chuyển trọng tâm, vì phương
hướng di chuyển trọng tâm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
phương hướng của động tác.
+ Trong quá trinh khống chế đó cần thay đổi độ cao, sự
biến hoá của trọng tâm, cố gắng duy trì sự ổn định trọng
tâm trong khi thực hiện động tác.
+ Kết hợp với động tác giả trong các tổ hợp kỹ thuật
nhằm nâng cao năng lực thay đổi kỹ thuật.
Nắm vững các động tác giả, có thể khiến đôi thủ gặp
bất lợi trong mọi tình huống. Động tác giả cần phải thực
hiện tốt giông như thật, từ đó giúp cho vận động viên nâng
cao được năng lực biến hoá trong quá trình thi đấu.
3Ề Phương pháp tập luyện đôi kháng náng cao khả
năng vận dụng kỹ thuật
Trên cơ sở nấm vững phương pháp và cấu trúc kỹ thuật
động tác, sử dụng phương pháp tập luyện đối kháng để
hình thành các phản xạ có điều kiên trong tấn công và
phòng thủ, kịp thời, chính xác nhằm tấn công hoặc khống
chế đối phương.
3.1. Luyện tập kỹ thuật đôi kháng cô định trong các
tình huống tiêu cực.
Trong tình huống đỏi kháng tiêu cực (bất lợi) việc huấn
luyện các cấu trúc kỹ thuật đối kháng công thù cỏ định
12
chủ yếu giúp cho vận động viên hiểu được rằng trong tình
huống nào thì vận dụng kỹ thuật tổ hợp công thủ nào. Ví
dụ luyện tập kỹ thuật tấn công đầu tiên cần di chuyển
thấp, bất ngờ phá thế phòng thủ bằng cách thay đổi động
tác, phương hướng nhanh, chậm để thoát khỏi sự phòng
thủ của đối phương.
3.2ế Phôi hợp luyện tập nâng cao khả năng vận dụng
kỹ thuật trong các tình huống tiêu cực và tích cực.
Trong tình huống đối kháng tiêu cực, người giảng dạy
cần tiến hành phối hợp bằng tổ hợp các bài tập kỹ thuật
công thủ khác nhau từ đó giúp người học nâng cao năng
lực vận dụng kỹ thuật.
3.3. Nàng cao năng lực ứng dụng kỹ thuật thông qua
phương pháp thi đấu.
Phương pháp thi đấu có thể được tiến hành bằng các bài
tập đối kháng như: 1 kèm 1, 1 kèm 2, 2 kèm 2, 2 kèm 3, 4
đấu 4 đến 5 đấu 5. Để giúp người tập trên cơ sở từ việc
nắm vững số lượng nhất định các tổ hợp động tác tấn công
phòng thủ, trong các tình huống khác nhau, sau khi tạo
lập các phản xạ điều kiện sẽ dùng phương pháp thi đấu
nhằm nâng cao nâng lực vận dụng kỹ thuật là điều rất
quan trọng. Thông qua giảng dạy và thực tiễn thi đấu luôn
luôn phát hiện ra nhiều vấn đề, từ đó có thể dùng các bài
13
tập 1 đấu 1, 2 đấu 2, 3 đấu 3 v.v... để không ngừng nâng
cao chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật bóng rổ. Các
bước và trình tự tiến hành giảng dạy không nhất thiết phải
cố định mà cần được vận dụng một cách linh hoạt.
14