Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
719.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1932

Giảm thời hạn và miễn chấp hành hình phạt trong thi hành án hình sự ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN CẢNH

GIẢM THỜI HẠN VÀ MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT

TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN CẢNH

GIẢM THỜI HẠN VÀ MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT

TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Hình Sự, Mã số 60.38.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Hưng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

4.2. Phạm vi nghiên cứu

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

6. Ý nghĩa nghiên cứu

6.1. Ý nghĩa khoa học

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

7. Cấu trúc của luận văn

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ MIỄN, GIẢM CHẤP HÀNH

HÌNH PHẠT TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

1.1. Một số khái niệm cơ bản về hình phạt và chấp hành hình phạt

1.1.1. Hình phạt

1.1.2. Chấp hành hình phạt

1.1.3. Miễn, giảm chấp hành hình phạt

1.1.4. Đối tượng thi hành hình phạt

1.2. Miễn, giảm chấp hành hình phạt là tiêu chí đánh giá kết quả của quá

trình cải tạo

1.2.1. Miễn chấp hành hình phạt

1.2.2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt

1.3. Miễn, giảm hình phạt trong thi hành án hình sự theo pháp luật một số

nƣớc

1.3.1. Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật thi hành án hình sự Hoa Kỳ

1.3.2. Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật thi hành án hình sự Trung Quốc

CHƢƠNG 2: MIỄN, GIẢM CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT THEO PHÁP

LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM

2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật thi hành

án hình sự

2.1.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

2.1.2 Giai đoạn từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đến khi có Luật thi

hành án hình sự năm 2010

2.2. Các quy định của pháp luật hiện hành về miễn, giảm chấp hành hình

phạt

2.2.1. Thẩm quyền miễn, giảm chấp hành hình phạt

2.2.2. Thủ tục xét miễn, giảm trong thi hành án

2.2.3. Mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt

2.2.4. Cơ chế giám sát việc miễn, giảm chấp hành hình phạt

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN MIỄN, GIẢM CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT VÀ

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC MIỄN, GIẢM

CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM

3.1. Tổng quan về thực trạng thi hành án hình sự ở Việt Nam

3.2. Thực tiễn miễn, giảm chấp hành hình phạt trong quá trình thi hành án

hình sự ở Việt Nam

3.2.1. Thực trạng công tác miễn chấp hành hình phạt

3.2.2. Thực trạng công tác giảm mức hình phạt đã tuyên

3.2.3. Thực trạng rút ngắn thời gian thử thách đối với án treo

3.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác miễn, giảm chấp hành hình

phạt trong thi hành án hình sự ở Việt Nam

3.3.1. Hoàn thiện pháp luật về thủ tục xét miễn, giảm hình phạt tại Tòa án

3.3.2. Nâng cao cơ chế giám sát đối tượng xét miễn, giảm hình phạt trong quá

trình thi hành án

3.3.3 Cơ chế quản lý của Tòa án cấp trên đối với cấp dưới về công tác miễn,

giảm hình phạt trong thi hành án

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xét xử là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tòa án, xét xử là nhằm đem lại công

bằng xã hội, bảo vệ pháp luật, chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đảng và Bác Hồ

đã chọn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm một cách bất hợp

pháp. Xét xử công bằng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người

vô tội là một yêu cầu không thể thiếu trong nhiệm vụ của ngành Tòa án mà Đảng và

nhân dân giao phó. Bên cạnh Tòa án ban hành những bản án đúng pháp luật thì công

tác thi hành án kịp thời, đúng đắn là không thể thiếu trong thực tế. Vì bản án có đúng

đắn đến đâu nhưng không được thi hành thì cũng không thể giữ nghiêm được kỷ cương

phép nước, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thi hành án là buộc người bị kết phải chấp hành hình phạt đã tuyên trong bản án

có hiệu lực pháp luật nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho

xã hội. Việc chấp hành hình phạt không phải lúc nào cũng buộc người phạm tội chấp

hành đầy đủ hình phạt đã tuyên trong bản án, quyết định của Tòa án mà cần dựa trên sự

cải tạo của người chấp hành án và mục đích đã đạt được của hình phạt; của công tác

đấu tranh phòng, chống tội phạm. Từ đó thực hiện việc giảm thời hạn và miễn chấp

hành hình phạt cho người bị kết khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Hiện

nay pháp luật thi hành án hình sự nước ta quy định về công tác xét miễn, giảm trong thi

hành án còn chưa thật đầy đủ, còn thiếu cơ chế và nhiều bất cập trong thực tiễn áp

dụng. Việc miễn, giảm chấp hành hình phạt cho người bị kết án đã được quy định trong

pháp luật hình sự, pháp luật thi hành án hình sự, để quy định này được áp dụng trong

thực tế thì cần phải có một hệ thống pháp luật tố tụng hình sự quy định về xét giảm thời

hạn và miễn chấp hành hình phạt trong thi hành án hoàn thiện. Hiện nay, việc quy định

về thẩm quyền xét miễn, giảm thuộc về Tòa án nhưng không quy định Tòa án có quyền

xác minh các trường hợp là đối tượng được xét miễn, giảm mà chủ yếu dựa trên kết

quả đề nghị của Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án. Thêm vào đó, pháp luật hiện

hành quy định không chặt chẽ về thành phần Hội đồng xét miễn, giảm đối với người bị

kết án; việc tổ chức thi hành quyết định miễn, giảm của Tòa án ra sao Bộ luật tố tụng

hình sự hiện hành đều không quy định,…Viện kiểm sát là cơ quan được Nhà nước giao

chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp trong đó có việc

kiểm sát việc đề nghị và xét miễn, giảm chấp hành hình phạt trong thi hành án cho

người bị kết án của cơ quan thi hành án hình sự và Tòa án, nhưng việc thực hiện chức

năng này còn nhiều hạn chế làm cho công tác đề nghị và xét miễn, giảm chưa thật sự

đạt hiệu quả như mong muốn. Pháp luật hiện hành quy định nhiều cơ quan có chức

năng thi hành án hình sự nhưng quy định trách nhiệm theo dõi, xém xét đề nghị để Tòa

2

án xét miễn, giảm cho người bị kết án còn chưa chặt chẽ làm cho công tác xét giảm án

có nhiều hạn chế. Việc xét giảm thời hạn và miễn chấp hành hình phạt còn mang nặng

tính hình thức chưa thực sự đem lại tính công bằng giữa những người cải tạo tốt với

những người chưa cải tạo tốt hoặc xem thường pháp luật. Luật thi hành án hình sự đã

được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 góp phần làm cho công tác thi hành án

hình sự được cụ thể hóa, trong đó có các quy định về miễn, giảm chấp hành hình phạt

được quy định chặt chẽ hơn nhưng cũng còn có nhiều vấn đề chưa được luật hóa và

cỏn có nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình vận dụng trong thực tiễn. Từ đó làm

cho công tác miễn, giảm chấp hành hình phạt đã tuyên gặp không ít khó khăn và không

ít trường hợp làm mất đi ý nghĩa khi thực hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước

đối với người bị kết án.

Với các căn cứ nêu trên, tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu pháp luật thi

hành án hình sự hiện hành về miễn, giảm chấp hành hình phạt cũng như thực tiễn áp

dụng là cần thiết nhằm hoàn thiện lý luận về vấn đề miễn, giảm và hiểu một cách thống

nhất về pháp luật thi hành án hình sự nói chung và miễn, giảm chấp hành hình phạt nói

riêng. Từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về miễn, giảm

chấp hành phạt đã tuyên để thực hiện tốt chính sách nhân đạo của Nhà nước thể hiện

đầy đủ bản chất ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì thế tác giả quyết định lựa

chọn đề tài “giảm thời hạn và miễn chấp hành hình phạt trong thi hành án hình sự ở

Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Liên quan đến vấn đề xét miễn, giảm chấp hành hình phạt trong thi hành án đã có

một số bài viết mang tính chất không toàn diện được đăng trên các tờ báo, tạp chí. Các

bài viết này chỉ tập trong vào một số khía cạnh như bài “miễn chấp hành hình phạt tù

và những thiếu sót cần khắc phục” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh trên Tạp chí Tòa án nhân

dân số 05 năm 1998; khóa luận cử nhân của tác giả Đoàn Nhựt Huy với đề tài “miễn,

giảm trách nhiệm hình sự trong chấp hành án theo pháp luật hình sự Việt Nam. Lý luận

và thực tiễn”; “chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam” của tác

giả Hồng Hải đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 03 năm 1998; “về mức xét

giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù” của Lê Văn Hưng, trên Tạp chí Tòa án nhân dân

số 02 năm 2000; “trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự” của Lê Thị Sơn,

Tạp chí luật học năm 1997,…Tất cả các công trình nghiên cứu này đa phần dựa trên

các quy định của Bộ luật hình sự 1985 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã qua các

lần sửa đổi năm 1990, năm 1992, năm 2000. Từ khi có Bộ luật hình sự 1999 được sửa

đổi, bổ sung năm 2009 nhất là Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ra đời và đặc biệt hơn nữa

là Luật thi hành án hình sự được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 thì chưa có

3

một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về thủ tục xét miễn, giảm chấp hành

hình phạt đã tuyên trong quá trình thi hành án theo pháp luật thi hành án hình sự ở

nước ta.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài một cách có hệ thống trên cơ sở lý luận sẵn có, quy định của

pháp luật đã qua và pháp luật hiện hành để thấy được tính ưu việt của các quy định về

miễn, giảm chấp hành hình phạt và đạt hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống

tội phạm. Đồng thời, từ sự nghiên cứu cũng chỉ ra được những bất cập trong quy định

của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình sự về giảm thời hạn và miễn

chấp hành hình phạt trong thi hành án và thực tiễn áp dụng. Từ đó cần có quan điểm

đúng đắn để phát triển các ưu điểm của công tác này và khắc phục những khó khăn,

thiếu sót bằng cách hoàn thiện quy định của pháp luật để nhằm đem lại hiệu quả về mặt

kinh tế cho Nhà nước, xã hội. Bên cạnh đó thực hiện đúng chính sách khoan hồng của

Nhà nước đúng đối tượng được hưởng để đưa vào xã hội những người có ích, hạn chế

tình hình tội phạm đang có chiều hướng gia tăng phức tạp như hiện nay.

Việc nghiên cứu đề tài này còn nhằm đóng góp một phần nhỏ bé về cơ sở lý luận

trong công tác miễn, giảm án và cung cấp cho người đọc thấy được bức tranh tương đối

toàn diện về thực tế của công tác này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu

như sau:

- Tổng kết lý luận và thực tiễn qua các bài viết trước đây cũng như các báo cáo

tổng kết của ngành Tòa án nhân dân về công tác xét miễn, giảm chấp hành hình phạt

trong thi hành án nhằm có được cái nhìn toàn diện về công tác này.

- Nghiên cứu các quy định của Luật thi hành án hình sự; pháp luật tố tụng hình

sự và pháp luật hình sự hiện hành về xét giảm thời hạn chấp hành án và miễn chấp

hành hình phạt.

- Phân tích đánh giá việc áp dụng pháp luật trong công tác xét miễn, giảm chấp

hành hình phạt trong quá trình chấp hành án của người bị kết án nhằm thấy được tính

hiệu quả của công tác cải tạo, giáo dục người bị kết án. Từ sự phân tích đánh giá thực

tiễn của công tác này phát hiện tính bất cập, thiếu sót trong quy định của pháp luật.

- So sánh đối chiếu cách quy định của pháp luật thi hành án hiện hành với các

quy định của pháp luật thi hành hình sự đã qua nhằm thấy được sự vận động tiến lên

hay thục lùi của pháp luật về thi hành án hình sự.

4

- Tiến hành khảo sát để có cơ sở phân tích, đánh giá công tác xét giảm thời hạn

và miễn chấp hành hình phạt trong quá trình chấp hành án tại một số Tòa án nhân dân

cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong cả nước thông qua số liệu xét miễn, giảm

từ năm 2006 đến nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về vấn đề miễn, giảm chấp hành án của người bị kết án

theo pháp luật thi hành án và pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và các quy định pháp

luật liên quan. Luận văn nghiên cứu thực tiễn việc xét giảm thời hạn chấp hành án và

miễn chấp hành hình phạt đối với hình phạt chính và hình phạt bổ sung cơ sở kiến nghị

các giải pháp hoàn thiện phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội cũng như tình hình

đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài trên tác giả tập trung nghiên cứu lý luận về giảm thời hạn và miễn

chấp hành hình phạt trong thi hành án hình sự; nghiên cứu sâu rộng các quy định của

Luật thi hành án hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét miễn,

giảm; sự phù hợp của pháp luật trong việc xét miễn, giảm cũng như sự vướng mắc

trong thực tiễn về công tác này. Bên cạnh thấy được sự vận động, phát triển của các

quy định về xét miễn, giảm chấp hành hình phạt trong quá trình chấp hành án, luận văn

còn nghiên cứu các quy định của pháp luật trước khi có Luật thi hành án hình sự và Bộ

luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu luật pháp luật.

Tiếp theo luận văn nghiên cứu một số các quy định của pháp luật hình sự về

miễn, giảm trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã

được sửa đổi bồ sung năm 2009 để thấy được sự vướng mắc của pháp luật hình sự

trong việc vận dụng pháp luật, để kiến nghị giải pháp hoàn thiện có cơ sở vững chắc;

nghiên cứu pháp luật thi hành án hình sự ở nước ta.

Về phần số liệu minh họa và thực tiễn chứng minh trong luận văn, tác giả thu

thập tại một số Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh trong gia đoạn từ năm 2006 –

năm 2011.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng Mác – Lênin và các phương pháp khác như phân tích phương pháp

so sánh thống kê, khảo sát thực tế.

5

6. Ý nghĩa nghiên cứu

6.1. Ý nghĩa khoa học

Luận văn là một công trình tương đối đầy đủ đi sâu về mặt lý luận nhằm thấy

được tầm quan trọng của công tác giảm thời hạn và miễn chấp hành hình phạt trong

quá trình thi hành án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình

sự hiện hành. Công trình nghiên cứu còn cung cấp thêm về mặt lý luận trong việc xây

dựng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự; pháp luật thi hành về xét miễn, giảm

chấp hành hình phạt cho người bị kết án trong quá trình cải cách tư pháp, giải quyết

được các vướng mắc về mặt lý luận khi quy định thẩm quyền, trình tự thủ tục xét miễn,

giảm chấp hành án.

Luận văn có thể trở thành tài liệu phục vụ cho việc học, nghiên cứu, giảng dạy

pháp luật về tố tụng hình sự nói chung và miễn, giảm chấp hành hình phạt trong thi

hành án nói riêng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Xét giảm thời hạn và miễn chấp hành hình phạt là công tác thường xuyên và là

nhiệm vụ không thể thiếu của Tòa án nhằm kịp thời động viên, khích lệ đối với người

bị kết án có quá trình cải tạo, giáo dục tốt. Bên cạnh đó cũng động viên người đang

chấp hành án nhưng chưa được xét miễn, giảm. Công tác xét miễn, giảm được thực

hiện tốt sẽ góp phần rất lớn trong đời sống xã hội, tạo ra sự công bằng và cơ hội cho tất

cả người bị kết án có điều kiện để sửa chữa sai lầm của mình, giảm đi chi phí của Nhà

nước.

Công trình nghiên cứu về “giảm thời hạn và miễn chấp hành hình phạt trong thi

hành án hình sự ở Việt Nam” có ý nghĩa lớn lao về mặt thực tiễn. Nó giúp cho những

người áp dụng pháp luật thấy được những thiếu sót của pháp luật tố tụng hình sự và

pháp luật thi hành án hình sự trong việc quy định về miễn, giảm chấp hành hình phạt

cho người bị kết án, giúp cho cán bộ trực tiếp làm công tác này và cán bộ chuyên

ngành pháp luật nhất là Thẩm phán, Thư ký, Kiểm sát viên thấy được ý nghĩa, hiệu quả

của công tác này trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

7. Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm các phần:

Phần mở đầu

Phần nội dung gồm có ba chương

Chương 1: Nhận thức chung về miễn, giảm chấp hành hình phạt trong thi hành

án hình sự

Chương 2: Miễn, giảm chấp hành hình phạt theo pháp luật thi hành án hình sự

hiện hành ở Việt Nam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!