Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (dưới góc độ Luật Hiến pháp)
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1874

Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (dưới góc độ Luật Hiến pháp)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

GIÁM SÁT XÃ HỘI

CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

(DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HIẾN PHÁP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁM SÁT XÃ HỘI

CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

(DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HIẾN PHÁP)

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Nhiêm

Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền

Lớp Cao học Luật Khánh Hòa, Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ

quốc (dưới góc độ Luật Hiến pháp)” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung

thực, chưa từng công bố trong công trình nghiên cứu nào trước đó. Các thông tin

trích dẫn trong luận văn được trích dẫn đầy đủ, chính xác từ các sách, báo, tạp chí.

Tp.Hcm, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Huyền

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐCSVN : Đảng cộng sản Việt Nam

GSXH : Giám sát xã hội

HĐND : Hội đồng nhân dân

MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

NXB : Nhà xuất bản

QPPL : Quy phạm pháp luật

TAND : Tòa án nhân dân

TW : Trung ương

UBND : Ủy ban nhân dân

UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .........................................3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn.....................................................................7

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu........................................7

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................................7

6. Đóng góp của luận văn..........................................................................................8

7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn ..........................................8

8. Kết cấu của luận văn.............................................................................................8

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIÁM SÁT XÃ

HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ...................................................9

1.1. Khái niệm về giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính chất,

mục đích và nguyên tắc giám sát .............................................................................9

1.1.1. Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .............................................9

Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên cơ sở quy định của các văn

bản pháp luật.............................................................................................................20

1.1.2. Tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát...................................................24

1.2. Đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát ..........................................................25

1.2.1. Đối tượng giám sát..........................................................................................25

1.2.2. Nội dung giám sát ...........................................................................................26

1.2.3. Phạm vi giám sát.............................................................................................28

1.3. Hình thức giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam........................29

1.3.1. Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền

và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân ........................................................29

1.3.2. Tổ chức đoàn giám sát ....................................................................................30

1.3.3. Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã,

Ban giám sát đầu tư của cộng đồng..........................................................................32

1.3.4. Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.................................35

1.4. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan tổ chức trong

thực hiện giám sát xã hội........................................................................................37

1.4.1. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .................................37

1.4.2. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát ............38

1.4.3. Trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

và cơ quan, tổ chức có liên quan ..............................................................................39

Kết luận chương 1 ...................................................................................................40

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ

QUỐC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM............41

2.1. Thực trạng và những kết quả đạt được trong hoạt động giám sát xã hội

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ............................................................................41

2.1.1. Giám sát quá trình xây dựng pháp luật ..........................................................42

2.1.2. Giám sát bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ............................46

2.1.3. Giám sát các đại biểu dân cử, cán bộ công chức, viên chức..........................49

2.1.4. Giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở..............................................50

2.1.5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

của công dân và tổng hợp kiến nghị của cử tri.........................................................54

2.1.6. Giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng

đồng...........................................................................................................................55

2.1.7. Giám sát đối với hoạt động tư pháp................................................................56

2.1.8. Thực hiện giám sát xã hội ở Trung ương và địa phương hiện nay.................58

2.2. Những hạn chế trong hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam và nguyên nhân ..............................................................................................63

2.2.1. Những hạn chế ................................................................................................63

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................67

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát xã hội của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ...................................................................................71

2.3.1. Quan điểm, phương hướng thực hiện chức năng giám sát xã hội của Mặt trận

Tổ quốc......................................................................................................................72

2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

...................................................................................................................................74

2.3.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý về hoạt động giám sát xã hội của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam ..............................................................................................81

2.3.4. Phát huy dân chủ trong giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam........87

2.3.5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát xã hội với các hình thức kiểm

soát quyền lực khác ...................................................................................................88

Kết luận chương 2 ...................................................................................................89

KẾT LUẬN..............................................................................................................90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giám sát xã hội (GSXH) là yêu cầu khách quan, mang tính phổ biến của mọi

thể chế chính trị hiện đại. Nhân dân thực hiện GSXH nhằm kiểm soát quyền lực,

khắc phục xu hướng lạm quyền, tha hóa quyền lực. Ở Việt Nam, một trong những

phương thức để nhân dân thực hiện GSXH là thông qua vai trò của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam (MTTQVN).

MTTQVN là tổ chức đoàn kết rộng rãi toàn dân, tập hợp mọi lực lượng trong

xã hội để đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các

chương trình kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh vào cuộc sống, góp phần

tạo nên sự đồng thuận trong xã hội; đồng thời đại diện cho quyền lợi hợp pháp của

nhân dân để phản ánh mọi ý nguyện với Đảng và Nhà nước

Trong điều kiện Đảng nắm chính quyền, Đảng lãnh đạo xã hội, thì

MTTQVN là tổ chức có vai trò to lớn trong việc xây dựng Đảng và tạo điều kiện

cho Đảng làm tốt các vai trò của mình, trong đó có việc GSXH. Điều này Đảng đã

có chủ trương và Hiến pháp cũng đã quy định, vấn đề là tổ chức giám sát thế nào

cho thiết thực và có hiệu quả trong xã hội. Đây là một trong những nội dung quan

trọng mà trên cơ sở tổng kết và lý luận thực tiễn, lần đầu tiên tại Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ X, Đảng đã khẳng định vai trò của MTTQVN trong sự nghiệp xây

dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội

của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân đối với việc hoạch

định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức

thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức cán bộ ”

1

và xác định “Phát huy vai trò và

tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng

đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai

trò giám sát, phản biện xã hội”.

Trong những năm qua, MTTQVN tích cực thực hiện chức năng GSXH và

đạt được những kết quả khả quan, phát huy được vai trò của các tổ chức thành viên

và các hội chuyên ngành. Ban Thường trực Trung ương (TW) MTTQVN đã triển

khai 8 chương trình giám sát: tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với

người có công với cách mạng; việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm đối với người

lao động trong các loại hình doanh nghiệp; việc thực hiện pháp luật về sản xuất,

1 Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà

Nội, tr. 135.

2

kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản và thức ăn gia súc; việc thực

hiện pháp luật của các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập; việc giải quyết khiếu

nại, tố cáo của chính quyền cơ sở; việc thực hiện Luật khoa học công nghệ; việc

thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh

vực thuế, hải quan; việc đánh giá sự hài lòng của người dân với chính quyền cơ sở.

Trong đó, chương trình Tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với

cách mạng đã hoàn thành và đạt kết quả theo tiến độ đề ra, được dư luận và nhân

dân đánh giá cao, qua rà soát đã góp phần đánh giá đầy đủ, toàn diện chính sách của

Nhà nước đối với người có công với cách mạng; đồng thời khắc phục những hạn

chế, kịp thời bổ sung, sửa đổi chính sách để giải quyết khó khăn của một bộ phận

người có công, tổng số đối tượng được rà soát là 2.070.812 người, trong đó số đối

tượng hưởng đúng, hưởng đủ chính sách là 1.892.769 người, chiếm tỷ lệ 95,75%; số

đối tượng hưởng chưa đầy đủ là 86.201 người, chiếm 4,16%; số đối tượng hưởng

sai là 1.872 người, chiếm 0,09% 2

. Ủy ban MTTQVN các tỉnh, thành phố đã thực

hiện tốt các quy trình lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch GSXH, đề xuất với cấp

ủy, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức thành viên để thực hiện. Một số

địa phương đã bám sát với thực tiễn để lựa chọn những nội dung mà nhân dân địa

phương quan tâm để triển khai giám sát chuyên đề.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, GSXH của MTTQVN vẫn còn những

hạn chế, bất cập. Ủy ban MTTQVN các cấp vẫn chưa phát huy được một cách hiệu

quả sức mạnh của các tổ chức thành viên. Việc thực hiện nhiệm vụ một số nơi còn

mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Ở một số địa phương, GSXH chưa

được coi trọng đúng mức. Về cơ chế giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban

Giám sát đầu tư của cộng đồng trên thực tế chưa được các ngành có liên quan bảo

đảm đúng quy định; do đó việc giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giám

sát cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu dân cử còn hạn chế; cán bộ Mặt trận

các cấp tuy được tăng cường, trẻ hóa nhưng vẫn chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ giám sát trong tình hình mới.

Để phát huy vai trò của MTTQVN trong GSXH cần nhận thức và giải quyết

hàng loạt vấn đề thực tiễn đặt ra như: (1) xác định đúng quyền và trách nhiệm của

MTTQVN trong GSXH và nâng cao năng lực giám sát của MTTQVN; (2) xác định

2 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2015), Báo cáo số 203/BC-MTTTTW-BTT ngày

30/1/2016 về Báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm 2015, chương trình phối hợp và thống nhất hành động

của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2016.

3

đúng quyền và trách nhiệm của các đối tượng chịu sự giám sát của MTTQVN; (3)

lựa chọn vấn đề, xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát phù hợp với năng lực

của MTTQVN; (4) thực hiện tốt sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia giám sát của

MTTQVN; (5) thực hiện tốt việc giám sát đến cùng nhằm phát huy vai trò, tác dụng

GSXH của MTTQVN; (6) xác định đúng và thực hiện tốt mục đích, yêu cầu công

tác GSXH của MTTQVN; xây dựng kế hoạch, nội dung, đối tượng, thời gian,

phương pháp tiến hành thực hiện đúng thủ tục, quy trình, phương pháp, hình thức

giám sát; giải quyết kiến nghị sau giám sát; tiết kiệm chi phí thực hiện giám sát…

Xuất phát từ sự phân tích trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Giám sát xã hội của

Mặt trận Tổ quốc (dưới góc độ Luật Hiến pháp)” làm đề tài luận văn thạc sĩ,

chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Các nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

MTTQVN là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức

chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong

các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định

cư ở nước ngoài3

. MTTQVN, là một tổ chức chính trị thu hút được nhiều sự quan

tâm trong nhân dân cả nước, do đó các đề tài nghiên cứu về tổ chức này khá lớn.

Các công trình nghiên cứu chủ yếu ở khía cạnh lịch sử, phương thức hoạt động và

về tổ chức (vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ…). Tiêu biểu như:

Bộ sách 3 tập “Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam” do Phó giáo

sư, Tiến sĩ Trần Hậu chủ biên. Bộ Lịch sử Mặt trận này là một công trình nghiên

cứu công phu, tổng kết 75 năm (từ 1903 đến 2005) bộ sách phản ánh tương đối đầy

đủ hoạt động của Mặt trận, trong đó có một phần nội dung giám sát của Mặt trận

tham gia xây dựng Đảng, nhà nước. Nghiên cứu về tổ chức và phương thức hoạt

động là trọng tâm nghiên cứu của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về MTTQVN,

và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thời gian qua.

“Mặt trận tổ quốc Việt Nam có phải là một tổ chức chính trị xã hội?” Vũ

Thị Loan, Tạp chí Lý luận Chính trị, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ

Chí Minh, số 6/2013,trang 85- 88. Tác giả đã nêu lên những tính chất của

MTTQVN và sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQVN phù hợp

3 Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015) Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nxb. Chính

trị quốc gia; Hà Nội, tr.8.

4

tính chất chính trị và xã hội. Đó là tập hợp lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thực hiện mục tiêu chính trị là độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội. Tính chất xã hội của MTTQVN trước hết thể hiện ở tính quần chúng

rộng rãi của Mặt trận. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQVN là

một bộ phận của đổi mới hệ thống chính trị. Tác giả nêu ra một số nội dung trọng

yếu cần đổi mới như tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục các thành viên về

trách nhiệm xây dựng MTTQVN và các đoàn thể vững mạnh; làm tốt vai trò cầu nối

giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện đối

với Đảng và Nhà nước…

Luật Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam - Cơ sở pháp lý bảo đảm cho sự đổi mới

hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Nhân, Nguyễn

Thanh Bình đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật,

Số 8/1999, trang 46- 56. Và“Vai trò của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam nhìn từ góc độ

quản lý nhà nước” của tác giả Trần Thị Ngà đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước.

Học viện Hành chính, số 6/2010, trang 49- 51.

Đáng chú ý nhất trong mảng này là đề tài KX. 10.03 nghiên cứu Mặt trận và

các đoàn thể chính trị - xã hội: “Mô hình đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống

chính trị giai đoạn 2010 - 2015” do Tiến sĩ Thang Văn Phúc (Bộ Nội vụ) là chủ

nhiệm đề tài. Đề tài phân tích những hạn chế, bất cập trong mô hình về tổ chức và

hoạt động của MTTQVN hiện nay, đã đề xuất mô hình về tổ chức và hoạt động của

Mặt trận trong giai đoạn 2010- 2015, từ đó đề ra mô hình chức năng, nhiệm vụ của

MTTQVN với 5 chức năng:

- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Đại diện quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

- Xây dựng và củng cố đồng thuận xã hội.

- Giám sát và phản biện xã hội.

Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận không chỉ là hỗ trợ cho

công tác giám sát, kiểm tra của nhà nước, mà còn mang tính độc lập cao hơn, thậm

chí còn phản biện lại cả công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan nhà nước phù

hợp với yêu cầu phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!