Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
956.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1582

Giám định bắt buộc trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CHU THỊ HƢƠNG

GIÁM ĐỊNH BẮT BUỘC

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

CHU THỊ HƢƠNG

GIÁM ĐỊNH BẮT BUỘC

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Thuân

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, qua tham khảo từ

nhiều nguồn tài liệu, với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, tài liệu

trong luận văn là khách quan và trung thực.

Tác giả

Chu Thị Hƣơng

CHỮ VIẾT TẮT

CQĐT Cơ quan điều tra

GĐTP Giám định tư pháp

GĐV Giám định viên

KLGĐ Kết luận giám định

NGĐ Người giám định

TAND Tòa án nhân dân

THTT Tiến hành tố tụng

TTHS Tố tụng hình sự

VKSND Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỊNH BẮT BUỘC

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.............................................................................. 5

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của giám định bắt buộc trong tố tụng hình sự.... 5

1.1.1 Khái niệm giám định bắt buộc trong tố tụng hình sự............................. 5

1.1.2 Ý nghĩa của giám định bắt buộc trong tố tụng hình sự .......................... 8

1.2 Chủ thể, phƣơng pháp, phƣơng tiện và nguyên tắc thực hiện giám

định tƣ pháp............................................................................................................10

1.2.1 Chủ thể trong giám định tư pháp............................................................10

1.2.2 Phương pháp, phương tiện giám định ....................................................11

1.2.3 Các nguyên tắc thực hiện giám định ......................................................14

1.3 Sơ lƣợc lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam về giám định bắt

buộc và quy định trong pháp luật tố tụng hình sự một số nƣớc trên thế giới về

giám định.................................................................................................................18

1.3.1 Sơ lược lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam về giám định bắt buộc

.................................................................................................................................. 18

1.3.2 Quy định trong pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới về

giám định..................................................................................................................23

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN

HÀNH VỀ GIÁM ĐỊNH BẮT BUỘC..................................................................30

2.1 Quy định của pháp luật về các trƣờng hợp bắt buộc phải trƣng cầu

giám định.................................................................................................................30

2.1.1 Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe

hoặc khả năng lao động ...........................................................................................30

2.1.2 Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo...................................................32

2.1.3 Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong

trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo..............................34

2.1.4 Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại......................................................35

2.1.5 Chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả ......................................37

2.2 Quy định của pháp luật về chủ thể trong giám định bắt buộc .......... 38

2.2.1 Chủ thể có quyền trưng cầu giám định...................................................38

2.2.2 Người giám định .....................................................................................41

2.3 Quy định về đánh giá kết quả giám định...............................................45

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH BẮT BUỘC TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM........................................................................49

3.1 Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam về giám định bắt buộc................................................................................... 49

3.1.1 Thực trạng về trưng cầu giám định ........................................................ 49

3.1.2 Thực trạng về các tổ chức giám định và đội ngũ giám định viên........... 52

3.1.3 Thực trạng đánh giá kết quả giám định.................................................. 56

3.1.4 Áp dụng pháp luật trong trường hợp người bị hại từ chối giám định.... 60

3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám định bắt buộc

trong tố tụng hình sự Việt Nam ............................................................................ 63

3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về giám định.......................................... 64

3.2.2 Từng bước xã hội hóa công tác giám định ............................................. 70

3.2.3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giám định viên, người làm công

tác giám định và người tiến hành tố tụng ................................................................ 73

3.2.4 Một số giải pháp khác............................................................................. 75

KẾT LUẬN..................................................................................................... 78

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giám định tư pháp là một hoạt động bổ trợ tư pháp có vai trò quan trọng trong

quá trình giải quyết vụ án hình sự vì kết quả của hoạt động GĐTP (kết luận giám

định) là một trong các nguồn chứng cứ trong quá trình chứng minh tội phạm, giải

quyết vụ án. Trong nhiều trường hợp, GĐTP có ý nghĩa quyết định đến tiến trình tố

tụng của vụ án. Trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật

TTHS năm 2003, không có KLGĐ thì không thể giải quyết vụ án được chính xác.

Bởi vì nếu không có KLGĐ thì sẽ không có căn cứ để khởi tố, điều tra (do không

biết có tội phạm xảy ra hay không? nếu có thì người phạm tội có năng lực trách

nhiệm hình sự không?), truy tố và xét xử (tỷ lệ thương tật là bao nhiêu để quyết

định không truy cứu trách nhiệm hình sự hay xem đó là một tình tiết giảm nhẹ, để

lượng hình và định khung hình phạt…). Do đó, đối với các trường hợp quy định tại

khoản 3 Điều 155 Bộ luật TTHS năm 2003, cơ quan THTT, người THTT bắt buộc

phải ra quyết định trưng cầu giám định.

Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động GĐTP nói chung và giám định bắt

buộc trong TTHS nói riêng, Nghị quyết 08-NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính

trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ: “Từng

bước hoàn thiện các tổ chức giám định tư pháp, thành lập cơ quan giám định pháp y

quốc gia, sớm hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp”

1

, Nghị quyết 49 ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định:

“Hoàn thiện chế định giám định tư pháp. Nhà nước cần đầu tư cho một số lĩnh vực

giám định để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng. Thực hiện xã

hội hóa đối với các lĩnh vực có nhu cầu không thường xuyên. Quy định chặt chẽ, rõ

ràng về trình tự, thủ tục, thời hạn trưng cầu và thực hiện giám định. Ban hành quy

chuẩn giám định phù hợp với từng lĩnh vực. Xác định rõ cơ chế đánh giá kết luận

giám định, bảo đảm đúng đắn, khách quan để làm căn cứ giải quyết vụ việc”2

. Pháp

lệnh GĐTP năm 2004 và các văn bản hướng dẫn lần lượt ra đời đáp ứng được yêu

cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng, tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện, Pháp

1 Tiểu mục 2 mục B phần II Nghị quyết 08-NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính Trị về một số nhiệm vụ

trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới

2 Tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp

đến năm 2020

2

lệnh GĐTP đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc khi áp dụng trên thực tiễn. Trước

tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu

quả hoạt động giám định tư pháp” kèm theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày

11/02/2010 (xin được gọi tắt là Đề án 258), Chỉ thị số 1958/CT – TTg ngày

25/10/2010 về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt

động GĐTP (gọi tắt là Chỉ thị số 1958/CT – TTg). Và Luật GĐTP đã được Quốc

hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua

ngày 20/6/2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013).

Tuy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành liên quan thông

qua việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện chế định GĐTP, nhưng

về phương diện khoa học, chế định GĐTP nói chung và giám định bắt buộc trong

TTHS nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Nghiên cứu một cách toàn diện và

có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám định bắt buộc trong TTHS là

yêu cầu cấp thiết. Vì các lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Giám định bắt buộc trong

tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Giám định bắt buộc trong TTHS Việt Nam là một đề tài tương đối mới, ít được

quan tâm nghiên cứu. Giám định bắt buộc được đề cập trong một số đề tài, bài viết

có liên quan đến GĐTP như:

- “Địa vị pháp lý người giám định trong tố tụng hình sự” - Luận văn cử nhân

của Lê Hoàng Nam năm 2002 nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của NGĐ theo quy

định của Bộ luật TTHS năm 1988;

- “Kết luận giám định trong tố tụng hình sự” - Luận văn cử nhân của Nguyễn

Anh Định năm 2004 nghiên cứu về chế định KLGĐ trong TTHS cũng như thực

trạng áp dụng trong thực tiễn;

- Bài viết “Bàn về giải quyết xung đột về kết luận giám định tư pháp” của ThS.

Quách Văn Dương đăng trên Tạp chí Kiểm sát số tháng 12/2004 đề cập đến vấn đề

xung đột giữa các kết luận GĐTP của nhiều NGĐ trong cùng một hoặc khác cơ

quan, tổ chức giám định về cùng một đối tượng giám định hoặc cùng một nội dung

yêu cầu giám định;

- Bài viết “Hoạt động giám định kỹ thuật hình sự trong lực lượng Công an

nhân dân” của Nguyễn Văn Hò và Nguyễn Đỗ Hải Nam đăng trên Tạp chí Kiểm sát

số 4 tháng 2/2007 nghiên cứu về tổ chức GĐTP và đội ngũ GĐV và đề ra những

3

nhiệm vụ cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thiện Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm...

Các đề tài, bài viết nêu trên đã phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp

luật về nhiều khía cạnh của giám định trong TTHS nhưng chưa đi sâu vào phân tích

một cách cụ thể và toàn diện về giám định bắt buộc trong TTHS Việt Nam.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ quy định của pháp luật và thực trạng giám định bắt buộc

trong TTHS, luận văn đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

giám định bắt buộc trong TTHS Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ

yếu sau:

- Hệ thống làm rõ những vấn đề lý luận về giám định bắt buộc

- Phân tích, làm rõ quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về giám

định bắt buộc

- Làm rõ thực trạng giám định bắt buộc

- Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giám

định bắt buộc ở Việt Nam.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giám định bắt buộc trong TTHS Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung, luận văn nghiên cứu về giám định bắt buộc trong tố tụng hình

sự Việt Nam.

+ Về không gian, khảo sát thực trạng hoạt động giám định bắt buộc trên phạm

vi toàn quốc, tập trung chủ yếu tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương...

+ Về thời gian, khảo sát giám định bắt buộc từ năm 2004 (từ khi Bộ luật TTHS

năm 2003 có hiệu lực) đến nay.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –

Lênin, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm. Để

giải quyết nhiệm vụ đề ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể

như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương

pháp thống kê và phương pháp chuyên gia…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!