Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải sgk giáo dục công dân 8
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1935

Giải sgk giáo dục công dân 8

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

I. Đặt vấn đề

Câu hỏi vấn đề 1 trang 3 SGK môn GDCD lớp 8:

a. Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong

câu chuyện trên?

b. Theo em, trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng

đắn, phù hợp? Vì sao?

Trả lời

a. Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con

người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý lẽ phải,

không chấp nhận những điều sai trái.

b. Để có cách xử sự đúng đắn, phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mỗi

người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử

phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai

trái.

Câu hỏi vấn đề 2 trang 3 SGK môn GDCD lớp 8:

Trong cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản

đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?

Trả lời

Trong cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối.

Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách

bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy đó là những điểm mà em cho là đúng, là

hợp lý.

Câu hỏi vấn đề 3 trang 3 SGK môn GDCD lớp 8:

Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?

Trả lời

Nếu biết bạn mình đang quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ bày tỏ thái độ không

đồng tình, yêu cầu bạn dừng ngay hành động đó, đồng thời phân tích cho bạn ấy

tác hại của việc làm sai trái đó, khuyên các bạn lần sau không nên tái phạm nữa.

II. BÀI TẬP

Câu hỏi 1 trang 4 SGK môn GDCD lớp 8:

Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau đây và giải thích

tại sao?

Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ:

a. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.

b. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.

c. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất

thì theo.

d. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

Trả lời

Em lựa chọn cách giải quyết:

c. Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì

theo.

Lí do:

- Khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe

ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý

hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng

em phải bảo vệ ý kiến đó tức là em tôn trọng lẽ phải.

- Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được

cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.

Câu hỏi 2 trang 5 SGK môn GDCD lớp 8:

Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau

đây? Vì sao?

a. Bỏ qua như không biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình

thường.

b. Xa lánh không chơi với bạn.

c. Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để làm sao bạn không mắc

phải những khuyết điểm đó nữa.

Trả lời

Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án:

c. Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để làm sao bạn không mắc

phải những khuyết điểm đó nữa.

Lí do:

- Nếu mình giúp bạn nhận ra khuyết điểm của mình thì đó mới thực sự là những

người bạn tốt.

- Có thể bạn mắc khuyết điểm nhưng chưa ai nhắc bạn thì mình nhỏ nhẹ góp ý

nhắc cho bạn.

- Để bạn biết và cố gắng lần sau không bị mắc lại khuyết điểm đó thêm lần nào

nữa. Mình chân thành góp ý cho bạn thì bạn sẽ tiếp thu và sửa chữa.

Câu hỏi 3 trang 5 SGK môn GDCD lớp 8:

Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

a. Chấp hành tốt mọi nội quy mình sống, làm việc và học tập.

b. Chỉ làm những việc mà mình thích.

c. Phê phán những việc làm sai trái.

d. Tránh tham gia vào những công việc không liên quan đến mình.

đ. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không để mất lòng ai.

e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm

ra lẽ phải.

g. Bực tức và phản ánh gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.

Trả lời

Theo em, hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.

Lí do:

a. Chấp hành tốt mọi nội quy mình sống, làm việc và học tập là biểu hiện làm việc

theo qui củ, làm việc đúng đắn và lợi ích chung của tập thể.

c. Phê phán những việc làm sai trái là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải, dũng cảm

đứng ra bảo vệ lẽ phải.

e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm

ra lẽ phải là biểu hiện của người chính trực, tôn trọng lẽ phải và luôn làm những

việc đúng đắn, đạo lí.

Câu hỏi 4 trang 5 SGK môn GDCD lớp 8:

Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em

biết?

Trả lời

Một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em biết là:

* Tôn trọng lẽ phải:

- Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai.

- Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc.

- Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để

ngày càng hoàn thiện.

- Bênh vực cái đúng và lên án cái sai trái.

* Không tôn trọng lẽ phải :

- Chỉ trích , người ta mà không nói rõ lí do, chỉ làm theo ý kiến của mình và không

nghe ý kiến người khác.

- Quay cóp, gian lận trong thi cử không thực hiện đúng nội quy nhà trường.

- Không chấp hành luật an toàn giao thông.

Câu hỏi 5 trang 5 SGK môn GDCD lớp 8:

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải?

Trả lời

Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải là:

- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn

- Lời hơn lẽ thiệt

- Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời

- Lời hay lẽ phải

- Vàng thật không sợ lửa

- Nói phải củ cải cũng nghe

- Danh ngôn: “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”.

- Khó mà biết lẽ biết trời /Biết ăn biết ở hơn người giàu sang.

- Cây ngay không sợ chết đứng.

Câu hỏi 6 trang 5 SGK môn GDCD lớp 8:

Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?

Trả lời

Theo em, học sinh cần phải làm những việc sau để trở thành người biết tôn trọng lẽ

phải:

- Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở

thành người biết tôn trọng lẽ phải.

- Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải

trong cuộc sống hằng ngày.

- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu

tôn trọng lẽ phải.

- Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.

- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.

Bài 2. Liêm khiết

I. Đặt vấn đề

Câu hỏi vấn đề a trang 7 SGK môn GDCD lớp 8:

Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ

trong những câu chuyện trên ?

Trả lời

Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là biểu hiện rõ nét của

sự liêm khiết, minh bạch, chí công vô tư. Đây là những tấm gương cho chúng ta

học tập, noi theo và kính phục.

Câu hỏi vấn đề b trang 7 SGK môn GDCD lớp 8:

Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung ? Vì sao ?

Trả lời

- Những cách xử sự trên có điểm chung đó là:

+ Sống thanh cao, không hám danh

+ Làm việc vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi

+ Không vụ lợi

- Sở dĩ có những điểm chung đó là vì: Họ đều là những người có tính liêm khiết.

Chính có những con người liêm khiết như vậy đã làm cho xã hội trong sạch và tốt

đẹp hơn nhiều.

Câu hỏi vấn đề c trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù

hợp nữa không ? Vì sao ?

Trả lời

Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng

ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và

có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, điều đó:

+ Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm

khiết trong cuộc sống hằng ngày

+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu

liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện

bản thân có lối sống liêm khiết.

+ Làm xã hội mới ổn định, trong sạch, vững mạnh được

III. Bài tập

Câu hỏi 1 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết ? Vì sao ?

a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình ;

b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích ;

c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc ;

d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình ;

đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ;

e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi ;

g) Tính toán cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.

Trả lời

Những hành vi (b), (d), (e) thể hiện tính không liêm khiết.

- Hành vi (b): Việc làm đó có thể gây thiệt hại cho tập thể hoặc cá nhân một người

khác, hoặc việc làm đó gây hậu quả xấu.

- Hành vi (d): Đây là hành vi hối lộ, mua chuộc, làm tổn hại đến danh dự bản thân

và của cả người nhận quà cáp.

- Hành vi (e): Là một hành vi nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ vì cái tôi của mình.

Câu hỏi 2 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau đây? Vì sao ?

a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn Toán cho mình.

b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm Giám đốc. Ai

mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.

c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.

d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã

mang trả lại cho khách.

Trả lời

Em không tán thành với tất cả cách xử sự ở tình huống (a), (c) vì đây là những việc

làm nhu nhược, không biết vươn lên, không biết vượt khó, chỉ vì tiền, vì điểm mà

bất chấp danh dự, nhân phẩm và đạo đức của mình.

Câu hỏi 3 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết.

Trả lời

Tư Hãn đời Xuân Thu.

Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư

Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:

- Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báo mới dám đem dâng

Ngài. Xin Ngày nhận cho tôi được vui lòng.

Tư Hãn đáp:

- Nhà ngươi cho ngọc là của báo, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem

ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của

báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao ?

Người biếu ngọc cúi đầu thưa:

- Chúng tôi là thường dân mà giữ ngọc báu thì e không tránh khỏi trộm cướp, mà

có khi còn bị hại đến thân.

Tư Hãn bèn lưu người biếu ngọc ở lại. Đoạn tìm thợ đến dũa ngọc rồi đem bán lấy

tiền trao cho người chủ ngọc mang về.

Tấm lòng của Tư Hãn vừa liêm khuyết vừa nhân hậu và cách xử sự kia cao đẹp

không chi bằng!

Nhặt được của rơi trả lại người mất

Vào ngày 1/12/2018, tại Siêu thị số 2 ở 292 Tây Sơn – Hà Nội, đang trong lúc làm

việc thì anh Duy tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của

khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Trần Anh vô tình đã đánh rơi. Trong ví có

tiền, bằng lái, đăng ký xe, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM và một số giấy tờ

quan trọng khác. Anh đã tìm cách liên hệ cho chủ nhân là anh Ngô Thanh Tài đang

công tác tại Công ty Xây dựng Nhà Việt để trả lại chiếc ví trên.

Câu hỏi 4 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì ?

Trả lời

Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung

thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con

người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải.

Câu hỏi 5 trang 8 SGK môn GDCD lớp 8:

Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết.

Trả lời

- Cây ngay không sợ chết đứng.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Danh ngôn: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

- "Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư." (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

- Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.

Bài 3: Tôn trọng người khác

I. Đặt vấn đề

Câu hỏi vấn đề a trang 9 SGK môn GDCD lớp 8:

Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường

hợp trên ?

Trả lời

- Mai luôn lễ phép, sống chan hòa, cởi mở và tôn trọng người khác => Được mọi

người quý mến.

- Hải luôn tôn trọng màu da, tôn trọng nguồn gốc của mình, tự hào vì điều đó =>

Tôn trọng người cha của mình.

- Quân và Hùng không tôn trọng thầy giáo và các bạn => Chưa tôn trọng giáo viên

và bạn bè xung quanh.

Câu hỏi vấn đề b trang 9 SGK môn GDCD lớp 8:

Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi

nào cần phải phê phán ? Vì sao ?

Trả lời

- Hành vi của Mai, của Hải đáng để chúng ta học tập. Bởi vì, hành vi của Mai và

Hải thể hiện họ là những người sống có văn hóa, biết tôn trọng người khác, vì thế

được mọi người quý mến và học tập. - Hành vi của Quân và Hùng cần phê phán.

Bởi vì hành vi của Quân và Hùng cư xử thiếu tế nhị, không tôn trọng thầy giáo

đáng phê phán.

III. Bài tập

Câu hỏi 1 trang 10 SGK môn GDCD lớp 8:

Những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác ? Vì sao ?

a) Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện ;

b) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh ;

c) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học ;

d) Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp các đám tang ;

đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya ;

e) Châm chọc, chế giễu người khuyết tật;

g) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh ;

h) Coi thường, miệt thị những người nghèo khó ;

i) Lắng nghe ý kiến của mọi người ;

k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình ;

l) Bắt nạt người yếu hơn mình ;

m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh ;

n) Vứt rác ở nơi công cộng ;

o) Đổ lỗi cho người khác.

Trả lời

Những hành vi thể hiện rõ sự tôn trọng người khác

- (a) Đi nhẹ, nói khẽ đi vào bệnh viện: Đi nhẹ nói khẽ là một trong những quy định

của bệnh viện. Do đó, trước tiên là mình đã chấp hành đúng quy định của bệnh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!