Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1276

Giải quyết nguồn tin về tội phạm: Nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga và Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH THẢO NHI

GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM:

NGHIÊN CỨU SO SÁNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

LIÊN BANG NGA VÀ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM:

NGHIÊN CỨU SO SÁNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

LIÊN BANG NGA VÀ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Lê Huỳnh Tấn Duy

Học viên: Nguyễn Thanh Thảo Nhi

Lớp: Cao học Luật, khóa 27

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự

hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sĩ Lê Huỳnh Tấn Duy. Các trích dẫn trong luận văn

đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những tài liệu tham khảo sử dụng

trong luận văn đều được liệt kê đầy đủ, cụ thể. Những kết luận khoa học của luận

văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Thảo Nhi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT : Cơ quan điều tra

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

KSV : Kiểm sát viên

KTVAHS : Khởi tố vụ án hình sự

TNHS : Trách nhiệm hình sự

TTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SO SÁNH LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT

NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG

NGA VÀ VIỆT NAM................................................................................................8

1.1. Một số vấn đề lý luận về so sánh luật ...........................................................8

1.1.1. Lợi ích của việc so sánh luật .................................................................... 8

1.1.2. Lý do lựa chọn, đối tượng và phạm vi so sánh với pháp luật tố tụng hình

sự Liên bang Nga.............................................................................................. 11

1.2. Khái niệm, phân loại nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự.........16

1.2.1. Khái niệm nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự......................... 16

1.2.2. Phân loại nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự.......................... 21

1.3. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giải quyết nguồn tin về tội phạm

trong tố tụng hình sự...........................................................................................27

1.3.1. Khái niệm giải quyết nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự ........ 27

1.3.2. Đặc điểm của giải quyết nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự .. 28

1.3.3. Vai trò của giải quyết nguồn tin về tội phạm ......................................... 30

Kết luận Chương 1 ..................................................................................................34

CHƯƠNG 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

LIÊN BANG NGA VÀ VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI

PHẠM.......................................................................................................................35

2.1. Thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm ..........................................35

2.1.1. Thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình

sự Liên bang Nga.............................................................................................. 35

2.1.2. Thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam....................................................................................................... 43

2.1.3. So sánh quy định về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm theo

pháp luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga và Việt Nam ................................... 45

2.2. Các hoạt động giải quyết nguồn tin về tội phạm .......................................49

2.2.1. Các hoạt động giải quyết nguồn tin về tội phạm theo pháp luật tố tụng

hình sự Liên bang Nga...................................................................................... 49

2.2.2. Các hoạt động giải quyết nguồn tin về tội phạm theo pháp luật tố tụng

hình sự Việt Nam............................................................................................... 55

2.2.3. So sánh quy định về các hoạt động giải quyết nguồn tin về tội phạm theo

pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga và Việt Nam .................................... 57

2.3. Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm...............59

2.3.1. Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm theo pháp

luật tố tụng hình sự Liên bang Nga .................................................................. 59

2.3.2. Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm theo pháp

luật tố tụng hình sự Việt Nam........................................................................... 62

2.3.3. So sánh trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm

theo pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga và Việt Nam ............................ 66

Kết luận Chương 2 ..................................................................................................69

CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM TRÊN CƠ SỞ

HỌC TẬP PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA..................70

3.1. Đánh giá quy định của pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về giải

quyết nguồn tin tội phạm....................................................................................70

3.1.1. Ưu điểm của pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về giải quyết

nguồn tin tội phạm............................................................................................ 70

3.1.2. Hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về giải quyết

nguồn tin tội phạm............................................................................................ 74

3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

về giải quyết nguồn tin về tội phạm ...................................................................77

Kết luận Chương 3 ..................................................................................................88

KẾT LUẬN..............................................................................................................89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giải quyết nguồn tin về tội phạm giữ vai trò rất quan trọng trong việc quyết

định có hay không dấu hiệu tội phạm, là căn cứ quan trọng để khởi động quá trình

giải quyết vụ án hình sự, đồng thời mang ý nghĩa then chốt, tiền đề cho các cơ quan

có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ

án được thuận lợi, hạn chế tối đa tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm, hạn chế được

số vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, giữ gìn sự nghiêm minh của pháp luật.

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo

tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/01/2002 của Bộ chính trị về “một số

nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp trong thời gian tới” đã nêu rõ “Nâng cao

chất lượng công tác điều tra, thực hiện tốt công tác tiếp nhận xử lý tố giác, tin báo

tội phạm…” nhằm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tiếp đó

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020” mặc dù không trực tiếp đề cập đến công tác này,

cũng đã nhấn mạnh đến việc “hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp”, trong đó có

thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đồng thời yêu

cầu các cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết 08

trước đó đã đề ra.

Nhằm thể chế hóa chiến lược cải cách tư pháp của Bộ chính trị, BLTTHS

2015 đã có những thay đổi tiến bộ trong nội dung cũng như cách thức quy định đối

với công tác giải quyết nguồn tin tội phạm như: quy định chi tiết các khái niệm; bổ

sung cơ quan có thẩm quyền, đồng thời tăng thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về

tội phạm, kiến nghị khởi tố; bổ sung một số quyết định mới: quyết định tạm đình

chỉ, quyết định phục hồi hoạt động giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị

khởi tố; cùng một số quy định khác liên quan đến hoạt động này.

Tuy nhiên, với các quy định của pháp luật hiện hành vẫn chưa xây dựng một

cơ chế giải quyết nguồn tin về tội phạm hữu hiệu, chặt chẽ giữa các CQĐT thuộc

lực lượng Công an nhân dân và giữa CQĐT có thẩm quyền với các cơ quan được

giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; giữa các cơ quan có thẩm quyền

tiếp nhận với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,

kiến nghị khởi tố. Bên cạnh đó, một số vấn đề như: Quy định bổ sung thêm VKS là

chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

(điểm c khoản 3 Điều 145) nhưng lại chưa hướng dẫn chi tiết đối với các trường

hợp này, gây ra khó khăn cho VKS khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến

nghị khởi tố, ảnh hưởng đến hiệu quả phòng ngừa tội phạm và lợi ích của người bị

2

hại. Bên cạnh đó, quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,

cần thực hiện một số các hoạt động điều tra (Điều 147 khoản 3) mà VKS không

phải cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực này, vậy làm thế nào để cơ quan này thực

hiện có hiệu quả chức năng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi

tố? việc phối hợp với các cơ quan tiến hành điều tra thế nào? vấn đề này hiện nay

vẫn cần được nghiên cứu thêm.

Một quy định khác cũng gây ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết tố giác, tin

báo về tội phạm là quy định về trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm của

công an xã sau khi tiếp nhận, tiến hành xác minh sơ bộ ban đầu phải chuyển ngay tố

giác, tin báo đến CQĐT có thẩm quyền, nhưng không quy định cụ thể là bao nhiêu

ngày. Mặt khác Công an cấp xã theo quy định của BLTTHS năm 2015 không thuộc

CQĐT hay cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Chính

vì vậy chủ thể này không chịu sự kiểm sát của VKS dẫn đến trên thực tế có những

vụ, việc sau hơn 10 ngày Công an cấp xã mới chuyển lên CQĐT có thẩm quyền

hoặc Công an cấp xã không chuyển tin dẫn đến gây nhiều bất cập cho việc giải

quyết nguồn tin về tội phạm hoặc bỏ lọt tội phạm.

Ngoài ra, một số vấn đề như: không lấy được lời khai của đối tượng có liên

quan đến vụ việc phạm tội (do đối tượng bỏ trốn hoặc chưa xác định được đối

tượng) mà đã hết thời hạn giải quyết; thẩm quyền Viện Kiểm sát giải quyết tố giác,

tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố..

Những hạn chế này phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động giải quyết

nguồn tin về tội phạm, dẫn đến hậu quả hành vi vi phạm pháp luật hình sự không bị

phát hiện và xử lý kịp thời, gây bức xúc, làm mất niềm tin của nhân dân đối với vai

trò quản lý của Đảng và Nhà nước.

Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện

hành về công tác giải quyết nguồn tin về tội phạm để làm sáng tỏ về mặt khoa học,

đồng thời nghiên cứu, so sánh pháp luật tố tụng hình sự nước ngoài nhằm học tập,

đưa ra giải pháp hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả của việc áp

dụng các quy định trên thực tiễn có ý nghĩa quan trọng. Qua tìm hiểu các quy định

của pháp luật tố tụng hình sự nước ngoài về vấn đề giải quyết nguồn tin tội phạm,

tác giả nhận thấy Liên bang Nga có nhiều nét tương đồng trong cách xây dựng, tổ

chức hệ thống tư pháp hình sự với Việt Nam, bên cạnh đó có nhiều điểm tiến bộ

trong vấn đề vấn đề giải quyết nguồn tin về tội phạm.

Chính vì những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Giải quyết

nguồn tin về tội phạm: Nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự Liên bang Nga

và Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

3

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Giải quyết nguồn tin tội phạm không phải vấn đề mới trong khoa học pháp luật

TTHS Việt Nam, tuy nhiên đến những năm gần đây vấn đề này mới thật sự chính

thức được quan tâm nhiều hơn. Ngày càng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu,

tạp chí khoa học của các chuyên gia luật học bàn luận về vấn đề này như:

Bài báo công bố trên các tạp chí khoa học:

Lê Ra (2012), “Cần thống nhất về nhận thức về các khái niệm tố giác, tin báo

tội phạm, kiến nghị khởi tố và các nguồn thông tin về tội phạm”, Tạp chí kiểm sát, số

20, tr. 32-37. Bài viết làm rõ các khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị

khởi tố và các nguồn thông tin về tội phạm, đồng thời có sự phân biệt rạch ròi giữa

nguồn tin tố giác, tin báo với các loại nguồn tin tội phạm, cụ thể theo tác giả nguồn

tin tố giác, tin báo tội phạm chỉ bao gồm các nguồn tin: Do công dân trực tiếp đến

VKS, CQĐT để tố giác và báo tin về tội phạm; tin báo của cơ quan nhà nước, tổ chức

xã hội; tin báo qua phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài…;

người phạm tội tự thú. Còn loại nguồn tin về tội phạm do CQĐT, VKS; Bộ đội biên

phòng, Hả quan, Kiểm lâm, Lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công

an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều

tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm, không gọi là nguồn tố giác, tin báo tội

phạm mà gọi là nguồn tin về tội phạm. Tóm lại, Nguồn tin về tội phạm có tính bao

quát, rộng hơn nguồn tố giác, tin báo tội phạm, việc phân loại này giúp ích cho quá

trình giải quyết nguồn tin về tội phạm được chính xác, khách quan và thuận lợi hơn.

Hoàng Duy Hiệp (2015), “Góp ý chế định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin

báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa

đổi)”, Tạp chí kiểm sát, số 07, Tr.31-34. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về

vấn đề tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (thẩm

quyền, quyết định tạm đình chỉ giải quyết…) trong bản dự thảo BLTTHS sửa đổi.

Phạm Văn Gòn (2015), “Một số ý kiến góp ý các quy định trong dự thảo Bộ luật

tố tụng hình sự (sửa đổi) về tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”, Tạp chí

kiểm sát, số 09, Tr. 36-38. Bài viết thể hiện ý kiến của tác giả về các vấn đề liên quan

đến tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong dự thảo BLTTHS (sửa đổi).

Trương Văn Chung (2015), “Thực tiễn và những khó khăn vướng mắc trong

việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố”, Tạp chí kiểm sát, số

10, Tr.24-27. Bài viết đề cập đến những vấn đề khó khăn vướng mắc mà nghành

kiểm sát gặp phải trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị

khởi tố, từ đó nêu ra quan điểm của tác giả về phương hướng giải quyết, khắc phục

các khó khăn, vướng mắc trên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!