Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nghành thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng
là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành thuỷ sản ngoài việc cung cấp
những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư. Cung cấp
nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác mà còn tham gia vào xuất
khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đứng thứ
mười về kim ngạch xuất khẩu trên thế giới đóng góp 10% vào GDP của đất
nước. Hơn nữa còn xây dựng được quan hệ hợp tác với hơn 130 nước trên
thế giới đồng thời giải quyết công ăn việc làm có hàng triệu lao động. Xuất
khẩu thuỷ sản có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy hợp tác thương mại phát
triển.
Nhật Bản được coi là thị trường lớn nhất trong các loại thị trường
xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam. Song thị trường này đang có xu hướng
giảm do chúng ta không cạnh tranh được với các nước xuất khẩu khác
trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia…Vì vậy tôi chọn đề
tài “giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” cho
đề án môn học của mình với mục đích nghiên cứu về thị trường Nhật Bản
và tìm ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang thị
trường Nhật Bản.
Trần Thị Hương 1
Đề án môn học
Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ
XUẤT KHẨU THỦY SẢN
1.1 Vai trò vị trí của ngành thuỷ sản
Đối với hầu hết các nước ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước có vùng biển và vùng nước nội địa
phong phú như nước ta. Với hơn 3200 km bở biển có nhiều hồ và sông suối
trong đất liền phát triển ngành thuỷ sản có vị trí quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân.
1.1.1 Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý
cho tiêu dùng dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một
số ngành khác.
Theo các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã
khẳng định hầu hết các loại thuỷ sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ
tiêu hoá, phù hợp với sinh lý sinh dưỡng mọi lứa tuổi. Càng ngày thuỷ sản
càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch,béo
phì, ung thư…) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn các loại thực phẩm
khác. Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại
thực phẩm thuỷ sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng và chất đạm
cũng khá cao. Theo thống kê thời kỳ 1995 đến 1997 tổng sản lượng thuỷ
sản thế giới đạt bình quân mỗi năm đạt 119,4 triệu tấn. Phần sản lượng
không được làm thực phẩm cho người là 29,23 triệu tấn. Với số dân 5,74 tỉ
người mức tiêu thụ thuỷ sản tính bình quân đầu người mỗi năm ở các nước
công nghiệp là 28,4kg, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 10,2kg và ở
các nước có thu nhập thấp thiếu thực phẩm là 13,1kg/người/năm. Con số
trên ở các nước láng giềng với nước ta như Hồng Kông 56,6kg,Malaysia
55,7kg,Hàn Quốc 51,2kg….Việt Nam 16,9kg và thấp nhất Lào 8,9kg.
Trần Thị Hương 2
Đề án môn học
Ngành thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi đặc biệt là
chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm phụ phẩm
thuỷ sản chế biến là thức ăn giàu đạm, được sử dụng làm thức ăn hoặc chế
biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm.
Ngành thuỷ sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến và một số ngành công nghiệp khác.nguồn nguyên liệu cung cấp cho
công nghiệp chế biến gồm tôm cá nhuyễn thể,rong biển….Các nguyên liệu
thuỷ sản còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược
phẩm, mỹ nghệ.
1.1.2 Ngành thuỷ sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng và
tăng trưởng của toàn ngành nông lâm ngư nghiệp nói chung.
Ngành thuỷ sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia
tăng.vì vậy phát triển mạnh ngành thuỷ sản đặc biệt là công nghiệp chế
biến thuỷ sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc đọ tăng trưởng của toàn ngành nông
nghiệp.
Trong những năm qua tỷ trọng đóng góp của khu vực nông lâm thuỷ
sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và hiện chỉ còn
trên dưới 10%. Nguyên nhân cơ bản là tỉ trọng của nông lâm thuỷ sản vào
GDP giảm từ 24,53%(2000) đến 21,65% trong 9 tháng năm 2003 tỷ trọng
đóng góp vào tăng trưởng của các khu vực và các ngành. Đây là xu hướng
phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong khi đó tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của ngành thuỷ sản lại
tăng lên trong mấy năm gần đây. Đó là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong khu vực nông lâm thuỷ sản theo xu hướng tiến bộ để khai thác
có hiệu quả thế mạnh mặt mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta .
1.1.3 Tham gia vào xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước.
Trong những năm qua ngàn thuỷ sản nước ta đã từng bước phát triển
và có đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của đất nước. Năm
Trần Thị Hương 3