Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp phân phối trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH phát triển thủy sản quốc tế ở Đồng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần 1
LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Ngành thủy sản Việt Nam đã hòa nhập vào thị trường thế giới từ rất sớm. Mặt
hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 148 thị trường thế giới. Theo thống kê của FAO
(2001-2005), Việt Nam được xếp vào vị trí thứ 5 trong số 20 nhà cung cấp đứng đầu thế
giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và
Philippines.
Năm 2010, thủy sản Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 4,94 tỷ USD, cao hơn
gần 2 tỷ USD so với xuất khẩu gạo. Thủy sản hiện đang là mặt hàng dẫn đầu về giá trị
xuất khẩu của ngành nông nghiệp và được đánh giá là một ngành sản xuất quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Trái ngược với khai thác và đánh bắt tự nhiên, sản lượng
nuôi trồng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, đứng đầu là mặt hàng tôm. Trong
đó, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 92% tổng diện tích nuôi và chiếm 82% tổng sản
lượng tôm của cả nước. Nghề nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển một
cách đồng bộ có quy hoạch, đã mang lại lợi nhuận và việc làm cho phần lớn lao động địa
phương.
Song song với sự phát triển và mở rộng nuôi trồng thủy sản thì vấn đề đầu ra cho
sản phẩm, vấn đề dịch bệnh và các sản phẩm phụ trợ giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao
lợi nhuận cho người nuôi là rất cần thiết. Xung quanh vấn đề dao động giá cả tôm trên
thị trường hiện nay, điều kiện xã hội, môi trường đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản
xuất kinh doanh của chuỗi ngành hàng tôm. Do đó, vấn đề nhìn nhận đánh giá lại thị
trường và chiến lược kinh doanh của từng bộ phận trong chuỗi là rất quan trọng. Vì vậy
đề tài “Giải pháp phân phối trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH phát triển
thủy sản quốc tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” được thực hiện với mục tiêu điều chỉnh
lại chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng thị trường nhằm mang lại lợi nhuận tốt
nhất cho công ty trong điều kiện kinh tế thị trường.
1
1.2 Tình hình nghiên cứu
Số liệu của Tổng cục Thủy sản, năm 2010, diện tích nuôi tôm nước lợ là 639.893
ha, sản lượng 469.893 tấn. Trong đó, tôm sú 613.718 ha, sản lượng 333.174 tấn; tôm thẻ
chân trắng 25.397 ha, sản lượng 136.719 tấn. Diện tích nuôi tôm sú chủ yếu tại Đồng
Bằng Sông Cửu Long, chiếm 92% diện tích cả nước; tỉnh Cà Mau có diện tích lớn nhất
với 255 ha. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh và
các tỉnh Nam Trung bộ.
Đến cuối tháng 8/2008, diện tích nuôi tôm nước lợ của 7 tỉnh ven biển Nam Bộ là
gần 540 ngàn ha, chiếm hơn 89% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước; trong đó tôm sú
đóng vai trò chủ lực chiếm gần 80% giá trị xuất khẩu. Với nhiều vùng sinh thái đa dạng
mặn - ngọt - lợ đan xen cho nên đã hình thành, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện
với nhiều loại cây, con, nhất là nuôi trồng và khai thác thủy sản trở thành thế mạnh trong
những năm gần đây ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Về xuất khẩu tôm, năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 2,1-2,2 tỷ USD, cho thấy khả
năng cạnh tranh mạnh mẽ của con tôm Việt Nam trên thị trường nước ngoài. Năm 2010,
tôm Việt Nam tăng ở hầu hết các thị trường (trừ Canada), Trung Quốc tăng 54%, Mỹ
40%, ASEAN 30%, EU 18%, Nhật Bản 15%.Ba thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam
là Nhật (chiếm 28%), Mỹ (27%), EU (16%). Dù đạt thắng lợi nhưng sang năm 2011,
tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn, ba vấn đề chính phải luôn quan tâm để giải quyết
là tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh và thị trường (Theo
http://thuysanvietnam.com.vn).
Từ năm 2004 đến năm 2008, sản lượng các loài tôm he đã tăng từ 281.800 lên
381.728 tấn. Năm tỉnh đứng đầu về nuôi tôm của Việt Nam năm 2008 đều thuộc Đồng
Bằng sông Cửu Long theo thứ tự là Cà Mau (93.920 tấn), Bạc Liêu (63.984 tấn), Sóc
Trăng (54.250 tấn), Kiên Giang (28.601 tấn) và Bến Tre (23.950 tấn). Năm 2008, đồng
bằng sông Cửu Long chiếm 82% sản lượng tôm nuôi của Việt Nam.
2
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp luận
1.3.1.1 Khái niệm thương mại
Thương mại trong tiếng Việt được hiểu là hành động mua bán của các thể nhân
(các cá nhân có tư cách pháp lý) hay pháp nhân (các tổ chức, cơ quan hoạt động kinh
doanh có giấy phép hợp pháp) với nhau hoặc sự mua sắm của các tổ chức Nhà nước
(chính phủ chẳng hạn), tùy theo từng ngữ cảnh.
1.3.1.2 Khái niệm thị trường (Bài giảng môn học kinh tế nông nghiệp, Thái Anh Hòa,
2005)
Trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng có 4 điều cơ bản cần quyết định, đó là:
- Các loại hàng hóa và dịch vụ cần được sản xuất và sản xuất với số lượng bao
nhiêu.
- Phân phối là tài nguyên sẵn có như thế nào để được tổng sản lượng sản phẩm
cao nhất
- Các phương pháp sản xuất nào cần sử dụng
- Sản phẩm quốc gia phải được phân phối cho người dân ra sao.
Trong một nền kinh tế thị trường, các quyết định này được thực hiện thông
qua một hệ thống giá cả thị trường chằn chịt và phức tạp. Hệ thống giá cả này
được phản ánh thông qua hệ thống marketing từ người sản xuất đến người tiêu
dùng. Trước khi đề cập một cách chi tiết, chúng ta cần định nghĩa về thị trường.
Thị trường bao gồm những người bán và những người mua với các phương
tiện giao tiếp với nhau. Thị trường không nhất thiết là một địa điểm nào đó, mặc
dù một số định nghĩa bao hàm ý này như thị trường hàng hóa, thị trường đấu giá.
Thị trường có thể mang tính địa phương, khu vực, quốc gia hay quốc tế. Điều
3