Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện
đại. Người ta thường nói: Thị trường chứng khoán chính là cái "Hàn thử
biểu" của nền kinh tế thật vậy mọi biến động về kinh tế, chính trị, xã hội…
sẽ tác động tức thời ngay trên thị trường chứng khoán. Và cứ nhìn vào chỉ
số giá cả chứng khoán người ta có thể thấy rõ mức ảnh hưởng ấy tác động
như thế nào.
Ở Việt Nam thị trường chứng khoán là một vấn đề rất mới mẻ đối với
sinh viên và xa lạ đối với dân chúng.
Nhưng để có thể thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
Đảng và Nhà nước ta theo phương châm phát huy tối đa nội lực là phải
thúc đẩy qúa trình cổ phần hoá, cho nên phải hình thành TTCK.
Theo thực tiễn cho thấy vốn luôn là vấn đề thời sự của nước ta, thiếu vốn
các doanh nghiệp, các nhà đầu tư bỏ mất cơ hội kinh doanh, đồng thời
không huy động được vốn mà ai cũng biết còn tiềm tàng rất lớn trong dân
cư, đã gây lãng phí lớn, làm giảm khả năng phát triển của đất nước. Sự hình
thành thị trường chứng khoán là một trong những giải pháp cho vấn đề
trên.
Đó là những lý do để em chọn đề tài này. Vì chưa được học tập kỹ lưỡng
nên trong bài viết này có nhiều sai sót mong cô thông cảm.
1
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I. CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên
thế giới.
Thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện
đại. Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị
trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã trở thành một định chế
tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo
cơ chế thị trường.
Vào khoảng giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán của
phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương
lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như: nông sản, khoáng sản,
ngoại tệ và giá khoán động sản … Điểm đặc biệt là trotng những cuộc
thương lượng này các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau,
không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy
tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các "Hợp
đồng" mua bán, trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng cho tương
lai 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm sau mới thực hiện.
Những cuộc trao đổi này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người
tăng lên. Đến cuối thế kỷ 15 "khu chợ riêng" này trở thành một "thị trường"
và thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong
các phiên chợ này họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc
thương lượng. Dần dần những quy ước đó được tu bổ hoàn chỉnh thành
những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia. Từ đó thị
trường chứng khoán bắt đầu hình thành.
2
Phiên chợ đầu tiên năm 1453 tại đai Vanber của Bỉ sau đó được xuất hiện
ở Anh năm 1773, ở Đức 1778, ở Mỹ 1792, ở Thụy sĩ 1876, ở Nhật 1878, ở
Pháp 1801, ở Hương Cảng 1946, ở Inđônêxia 1925, ở Hàn Quốc 1956, ở
Thái Lan 1962, ở Malaysia và Philipin 1963.
Quá trình hình thành và phát triển của các thị trường chứng khoán thế giới
đã trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng vào những năm
1975 - 1913 cùng với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế. Cũng có
lúc thị trường chứng khoán rơi vào đêm đen như ngày thứ năm đen tối tức
ngày 29/10/1929 rồi ngày thứ hai đen tối năm 1987, vừa qua tháng 7/97 thị
trường chứng khoán ở các nước Châu Á sụt giá, mất lòng tin bắt đầu từ
Thái Lan. Đến nay thị trường chứng khoán các nước đang phát triển mạnh
mẽ về số lượng thị trường chứng khoán, chất lượng hoạt động thị trường
ngày càng đáp ứng cho số đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiến
tới một thị trường chứng khoán hội nhập khu vực và quốc tế.
Hiện nay thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các
nước công nghiệp hàng đầu Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp… Bên cạnh đó hơn
40 nước phát triển đã thiết lập thị trường chứng khoán cũng đã hình thành ở
các nước láng giềng Việt Nam như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philipin
và Inđônêxia và Việt Nam cũng đã có trung tâm giao dịch thị trường chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh. (7/2000).
2. Chứng khoán và thị trường chứng khoán
2.1. Chứng khoán:
Chứng khoán là các loại công cụ tài chính dài hạn, bao gồm các loại cổ
phiếu và trái phiếu.
Cổ phiếu là loại chứng chỉ xác nhận việc góp vốn của một người vào công
ty cổ phần. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu của người này đối với công ty
cổ phần, người sở hữu được gọi là cổ đông, cổ đông có các quyền hạn và
trách nhiệm đối với công ty cổ phần, được chia lời (cổ tức) theo kết quả
kinh doanh của công ty cổ phần: được quyền bầu cử, ứng cử vào ban quản
3