Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài của các nước chậm phát triển và đang phát triển trong tiến trình toàn cầu hoá
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
66 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2009
TS. NguyÔn ThÞ ¸nh V©n *
rong những năm gần đây, các nước
chậm phát triển và đang phát triển đã và
đang phải đối mặt với những món nợ nước
ngoài khổng lồ, tồn tích lại trong suốt quá
trình toàn cầu hoá. Bài viết này bàn về một
vài vấn đề xung quanh mối liên hệ giữa toàn
cầu hoá và nợ nước ngoài của các nước nói
trên; về một vài khía cạnh tích cực và tiêu
cực của hoạt động trợ giúp từ phía các thể
chế tài chính quốc tế đối với các nước mắc
nợ và từ đó thử đưa ra một vài giải pháp
pháp lí cho vấn đề nợ nước ngoài của các
nước chậm phát triển và đang phát triển.
1. Mối liên hệ giữa toàn cầu hoá và nợ
nước ngoài của các nước chậm phát triển
và đang phát triển
1.1. Toàn cầu hoá: lợi ích và những rủi ro
Cụm từ “toàn cầu hoá” có thể hiểu theo
nhiều cách khác nhau trong con mắt của các
học giả và cả các nhà hoạt động thực tiễn
khắp nơi trên thế giới. Những người ủng hộ
toàn cầu hoá nhìn nhận hiện tượng này dưới
hai góc độ: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng,
toàn cầu hoá là quá trình chuyển đổi của các
hiện tượng địa phương và vùng thành những
hiện tượng toàn cầu; là quá trình trong đó
nhân dân trên toàn thế giới hợp nhất lại
thành một xã hội và cùng hành động. Quá
trình này là sự kết hợp của các sức mạnh
kinh tế, công nghệ, văn hoá-xã hội và chính
trị.
(1) Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là quá
trình hội nhập ngày càng tăng của các nền
kinh tế trên thế giới, đặc biệt thông qua các
dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, nguồn
vốn, sức lao động và tri thức (bao gồm cả tri
thức về công nghệ và về thông tin).(2) Trong
khi những người ủng hộ toàn cầu hoá chỉ ra
những mặt tích cực của hiện tượng này thì
những người phản đối toàn cầu hoá lại cho
rằng “toàn cầu hoá” chỉ đơn giản là tên gọi
mới của chủ nghĩa thực dân vì toàn cầu hoá
dựa trên cấu trúc lịch sử của chủ nghĩa tư
bản và là quá trình thực thi các mục tiêu của
chủ nghĩa thực dân một cách hiệu quả hơn.(3)
Thực vậy, nếu như ở thế kỉ XVII, XVIII,
những đoàn thám hiểm tiến về châu Phi,
lùng bắt nô lệ và chở về châu Mỹ để trồng
bông, mía và thuốc lá với sức lao động rẻ
mạt và rồi cung cấp nguyên liệu thô giá rẻ
cho các nền công nghiệp ở châu Âu để sản
xuất ra thành phẩm, xuất khẩu ngược trở lại
thị trường châu Phi kiếm lời thì ngày nay,
các nhà tư bản ở phương Bắc đã có cách
thức tổ chức tinh vi hơn, thông qua việc
thành lập các công ti đa quốc gia, sử dụng
lực lượng lao động và nguyên liệu thô rẻ mạt
từ phương Nam để sản xuất ra những thành
phẩm có khả năng kiểm soát thị trường vùng
T
* Giảng viên chính Trung tâm luật so sánh
Trường Đại học Luật Hà Nội