Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp cho chính sách lãi suất trong hoạt động tài chính vi.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
41
Kích thước
252.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1413

Giải pháp cho chính sách lãi suất trong hoạt động tài chính vi.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

Lời nói đầu……………………………………………………………………..

Chương I – Lý luận chung…………………………………………………….

1 – Lý lu ậ n chung v ề lãi su ấ t .............................................................................

2 – Khái quát v ề tài chính vi mô. ......................................................................

3 - Nh ữ ng quan đ i ể m v ề lãi su ấ t trong ho ạ t độ ng tài chính vi mô. .................

a. Quan đ i ể m th ự c hi ệ n chính sách tr ợ giá lãi su ấ t ..................................

b. Quan đ i ể m th ự c hi ệ n lãi su ấ t h ướ ng t ớ i lãi su ấ t th ị tr ườ ng (lãi su ấ t

th ươ ng m ạ i) ...................................................................................................

Chương II - Chính sách lãi suất áp dụng trong họat động tài chính vi mô

ở Việt Nam ……………………………………………………………………...

1 - Đ i ề u ki ệ n th ự c hi ệ n các chính sách lãi su ấ t .................................................

2 - Th ự c tr ạ ng lãi su ấ t trong ho ạ t độ ng tài chính vi mô ..................................

a. Th ự c hi ệ n lãi su ấ t tr ợ c ấ p : ......................................................................

b. Th ự c hi ệ n lãi su ấ t th ươ ng m ạ i : ..............................................................

Chương III- Giải pháp cho chính sách lãi suất trong hoạt động tài chính vi

mô ở Việt Nam………………………………………………………………..

Kết luận……………………………………………………………………….

1

LỜI NÓI ĐẦU

Họat động tài chính vi mô trong thời gian gần đây đã có buớc phát triển mạnh

mẽ . Tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, họat động này đã có

những đóng góp tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo. Hàng triệu người

nghèo trên khắp thế giới đã được hưởng lợi từ những họat động tài chính vi mô.

Tiêu chí của những chương trình này không chỉ nằm ở những mục tiêu hiệu qủa

về lợi nhuận mà cả những mục tiêu xã hội, cụ thể là sự cải thiện đời sống của

những khách hàng.

Tại Việt Nam, hoạt động tài chính vi mô xuất hiện từ những năm 1980 và

những họat động tài chính vi mô mang tính chất thương mại mới được tiến

hành trong thời gian khoảng 10 năm, nhưng những thành công mang lại

của các chương trình này có rất ý nghĩa đối với công cuộc phát triển kinh tế xã

hội. Từ những ý nghĩa như vậy, việc nghiên cứu một cách sâu sắc và đúng đắn

các khía cạnh của hoạt động tài chính vi mô là một yêu cầu lớn được đặt ra.

Lãi suất là một yếu tố rất quan trọng trong họat động tài chính nói chung và

họat động tài chính vi mô nói riêng. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về lãi suất trong họat

động tài chính vi mô thì không hẳn nhiều ngừơi đã lưu tâm. Với mục đích cung

cấp những cái nhìn đầy đủ về vấn đề lãi suất trong họat động tài chính vi mô,

chúng tôi hi vọng sẽ mở ra những tư tửơng và quan điểm mới trong các bạn về

họat động vì ngừơi nghèo này.

Với mục đích như vậy, chúng tôi cung cấp tới cho các bạn những lý luận chung

nhất về lãi suất, về tài chính vi mô và các trường phái lãi suất trong họat động tài

chính vi mô. Tiếp sau đó sẽ là những nghiên cứu về thực tế lãi suất trong họat động

tài chính vi mô ở Việt Nam với đầy đủ các trường phái chính sách lãi suất được áp

dụng. Và cuối cùng là nhứng giải pháp chúng tôi đưa ra nhằm thúc đẩy hiệu quả

trong việc sử dụng các chính sách lãi suất trong họat động tài chính vi mô.

2

CHƯƠNG I - LÝ LUẬN CHUNG

1 – Lý luận chung về lãi suất

Định nghĩa , thông thường lãi suất được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả

của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn

dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Ở tầm vi mô, lãi suất

là cơ sở để các cá nhân và tổ chức đưa ra các quyết định kinh tế như tiết kiệm hay

tiêu dùng, đi vay để tài trợ cho các khoản đầu tư hay sử dụng vốn tự có… Ở tầm

vĩ mô, lãi suất là một trong những công cụ điều hành kinh tế của chính phủ. Bằng

việc điều chỉnh lãi suất, chính phủ có thể tác động tới các chỉ tiêu về lạm phát,

thất nghiệp, họat động đầu tư hay mức tiêu dùng của người dân.

Phân loại lãi suất , thông thường lãi suất được phân chia theo nhiều chỉ tiêu

khác nhau, nhưng trong nội dung nghiên cứu chỉ trình bày việc phân loại lãi suất

theo nhân tố tác động. Bởi lẽ, khi phân loại lãi suất theo phương pháp này, chúng

ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về các loại lãi suất mà hoạt động kinh doanh của các

tổ chức tín dụng nói chung, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô nói

riêng phải chú ý tới.

- Nhóm lãi suất chịu tác động của quan hệ cung cầu : Đây là những loại lãi

suất chịu tác động và được xác định một phần bởi quan hệ cung cầu trên thị

trường. Bao gồm:

Lãi suất của tín phiếu kho bạc : Tín phiếu kho bạc là một trong những loại

giấy tờ có giá được phát hành bởi chính phủ. Chính phủ phát hành tín phiếu

kho bạc nhằm phục vụ cho những hoạt động trong ngắn hạn nên thời hạn của

trái phiếu thường là một năm. Khi xác định lãi suất của phát hành trái phiếu

kho bạc, chính phủ phải căn cứ trên lãi suất hiện hành trên thị trường lúc đó.

Tuy nhiên, Trái phiếu kho bạc thông thường được xem là lại chứng khoán ít

rủi ro nhất, nên nhìn chung, lãi suất của nó thường thấp hơn so với các chứng

khoán khác được phát hành.

3

Lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng của các tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tín dụng họat động với vị trí là các trung gian tài chính, chuyển

vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn. Để là được nhiệm vụ này, trước

hết, các tổ chức này phải huy động vốn từ những nguồn nhàn rỗi, có thể từ dân

cư hay các tổ chức. Khi huy động, các tổ chức này cam kết sẽ trả cho khách

hàng mức lãi suất huy động. Khi có vốn, các tổ chức tín dụng thực hiện các

khoản đầu tư (mà chiếm tỷ lệ lớn trong số đó là các khoản cho vay). Khách

hàng nhận vốn sẽ phải cam kết trả cho ngân hàng mức lãi suất cho vay. Để

đảm bảo tính bền vững về mặt tài chính cho tổ chức, lãi suất cho vay phải lớn

hơn lãi suất huy động. Hai loại lãi suất này phải được xác định dựa trên lãi

suất thị trường. Đối với lãi suất huy động, căn cứ xác định còn thêm yếu tố là

lãi suất của tín phiếu kho bạc. Do có độ rủi ro lớn hơn, nên lãi suất huy động

luôn cao hơn lãi suất của tín phiếu kho bạc, phần chênh lệch này được goi là

phần bù rủi ro. Đối với lãi suất cho vay, các tổ chức phải cân nhắc tới tỷ suất

lợi nhuận trung bình của các ngành nghề kinh doanh và của toàn nền kinh tế.

Đây là mức giới hạn chịu đựng của các tổ chức đi vay để thực hiện các hoạt

động kinh tế. Mức lãi suất huy động và cho vay càng cao sẽ gây ra những rủi

ro rất lớn. Về phía các tổ chức tín dụng sẽ gặp phải sức ép trong việc tìm kiếm

các đối tác cho vay sao cho không chỉ an toàn mà còn mang lại mức doanh thu

lớn. Về phía người vay, lãi suất cao sẽ đẩy họ tới những quyết định kinh

doanh mạo hiểm nhằm đạt được mức lợi nhuận cao.

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng: là loại lãi suất cho vay giữa các tổ

chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng trong một khoảng thời gian tương

đối ngắn, dưới 6 tháng. Hầu hết các khoản cho vay này là vay qua đêm. Mục

đích của nó là giải quyết nhu cầu vốn trong một khoảng thời gian rất ngắn của

các tổ chức tín dụng. Trên thế giời, các trung tâm tài chính lớn đều công bố

mức lãi suất này nhằm định hướng hoạt động cho vay giữa các tổ chức tín

dụng. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện theo lãi suất SiBor (lãi suất trên thị

trường liên ngân hàng của Singapore) có điều chỉnh tăng thêm một khoảng

phần trăm nhất định cho phù hợp với tình hình trong nước.

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!