Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Làng Nghề Dệt Lụa Vạn Phúc Quận Hà Đông Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN TIẾN QUYẾT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LỤA
VẠN PHÚC, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN TIẾN QUYẾT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LỤA
VẠN PHÚC, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ ĐỨC BẢO
Hà Nội, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu của tôi, với sự
hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn là: Tiến sỹ Đỗ Đức Bảo -
Trường Đại học Lâm nghiệp. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề
tài này là khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi
trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét,
đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức và đều được trích
rõ nguồn gốc.
Trường hợp có phát hiện bất kỳ sự sai sót, vi phạm nào tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường, hội đồng cũng như kết quả của bản
luận văn.
Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Quyết
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành là kết quả của 2 năm học
tập theo chương trình đào tạo sau Đại học của Trường Đại học Lâm nghiệp,
chuyên ngành kinh tế nông nghiệp. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận
được sự quan tâm, chỉ bảo và giảng dạy của các quý thầy cô trong và ngoài
nhà trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài
Trường Đại học Lâm nghiệp, đã động viên và hết lòng giúp đỡ, truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Đức Bảo - người đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Cảm
ơn Đảng ủy, UBND, các tổ chức, các nghệ nhân và các hộ gia đình phường
Vạn Phúc đã giúp tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và viết luận văn tốt
nghiệp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả những cá nhân, các
cơ quan, đơn vị với tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian có hạn, luận văn này không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết, hạn chế. Vì vậy bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy cô cùng tất cả bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Quyết
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT LỤA VẠN PHÚC ............................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm.............................................................................. 4
1.1.2. Vai trò của bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc....... 13
1.1.3. Các yếu tố tác động đến bảo tồn và phát triển của làng nghề dệt lụa
Vạn Phúc .................................................................................................. 18
1.2. Cơ sở thực tiễn về bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa .................. 22
1.2.1. Tình hình bảo tồn, phát triển làng nghề của một số nước châu Á . 22
1.2.2. Kinh nghiệm của một số làng nghề trong nước ............................. 28
1.2.3. Những bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề của
một số nước châu Á và Việt Nam............................................................ 31
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................. 33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 33
iv
2.1.2. Đặc điểm lịch sử - văn hóa làng nghề dệt lụa Vạn Phúc ............... 36
2.1.3. Đặc điểm về dân số, lao động, việc làm của phường Vạn Phúc.... 42
2.1.4. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của phường Vạn Phúc........... 44
2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phường Vạn Phúc.......... 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 53
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................... 53
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 54
2.2.3. Hệ thống hoá chỉ tiêu trong nghiêu cứu ......................................... 54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 55
3.1. Thực trạng bảo tồn và phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm làng
nghề dệt lụa Vạn Phúc - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội.................... 55
3.1.1. Thực trạng bảo tồn, sản xuất kinh doanh ....................................... 55
3.1.2. Những hạn chế, khó khăn của làng nghề ....................................... 71
3.2. Thực trạng về quản lý Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát triển làng
nghề dệt lụa Vạn Phúc - quận Hà Đông - thành phố Hà Nội ...................... 77
3.2.1. Hệ thống quản lý Nhà nước về làng nghề từ Trung ương đến địa
phương...................................................................................................... 77
3.2.2. Quản lý Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng
nghề dệt lụa Vạn Phúc.............................................................................. 81
3.2.3. Quản lý Nhà nước về vấn đề môi trường làng nghề ...................... 85
3.2.4. Quản lý Nhà nước về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề, gắn
với phát triển văn hoá, du lịch.................................................................. 88
3.3. Những tiềm năng và xu hướng phát triển của làng nghề dệt lụa Vạn
Phúc, quận Hà Đông .................................................................................... 90
3.3.1. Tiềm năng của làng nghề ............................................................... 90
3.3.2. Xu hướng phát triển của làng nghề ................................................ 93
3.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc ............... 96
v
3.4.1. Cơ hội và thách thức đối với bảo tồn và phát triển ........................ 96
3.4.2. Mục tiêu và định hướng bảo tồn và phát triển ............................... 98
3.4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề dệt
lụa Vạn Phúc .......................................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
CN - TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
CN - XD Công nghiệp - xây dựng
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DV Dịch vụ
GQVL Giải quyết việc làm
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
HTX Hợp tác xã
LLSX Lực lượng sản xuất
QHSX Quan hệ sản xuất
LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
LLLĐ Lực lượng lao động
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
NHNN Ngân hàng nhà nước
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Uỷ ban nhân dân
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Hiện trạng dân số phường Vạn Phúc từ năm 2008 - 2012. 42
2.2 Cơ cấu lao động trên các lĩnh vực kinh tế phường Vạn Phúc. 43
2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng phường Vạn Phúc năm 2010 - 2012. 45
2.4
Giá trị tăng trưởng kinh tế của phường Vạn Phúc giai đoạn
2008 - 2012.
47
2.5 Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. 49
2.6
Tình hình thu nhập của hộ và thu nhập của lao động tại một
số ngành, nghề năm 2012. 51
3.1 Số nghệ nhân và thợ giỏi qua các thời kỳ. 56
3.2 Số khung cửi, máy dệt qua các thời kỳ. 57
3.3 Quy m« s¶n xuÊt cña c¸c hé trong ph-êng n¨m 2012. 58
3.4 B×nh qu©n ®Êt ®ai cña 1 hé s¶n xuÊt nghÒ dÖt lôa V¹n Phóc. 59
3.5 Tình hình sản xuất và kinh doanh lụa 2008 - 2012. 60
3.6 Trình độ lao động ở làng nghề Vạn Phúc. 62
3.7
Tình hình huy động vốn bình quân 1 hộ dệt lụa Vạn Phúc
năm 2012.
64
3.8
Cơ cấu sử dụng vốn bình quân 1 hộ dệt lụa Vạn Phúc năm
2012.
65
3.9 T×nh h×nh tiªu thô v¶i cña c¸c hé kinh doanh n¨m 2012. 67
3.10 Dự báo tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến năm 2020. 102
3.11 Dự báo số lượng khách du lịch đến năm 2020. 102
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên hình Trang
1.1
Lụa Vạn Phúc tham dự triển lãm di sản lụa Asean tại Thái Lan
năm 2011.
9
3.1
Mương dẫn nước thải của làng liên tục đổi màu trong ngày vì
hóa chất.
87
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một khái niệm để chỉ các cộng đồng dân cư có chung
truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công. Làng nghề thường mang tính
tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng không chỉ có tính kinh tế mà còn bao
gồm cả tính văn hoá, lịch sử, du lịch. Làng nghề Việt Nam ra đời từ ngàn năm
trước đây, trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay Việt Nam có khoảng 2000
làng nghề, chủ yếu tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng và một số ít rải rác ở
vùng cao, châu thổ miền Trung và miền Nam.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế, vấn đề bảo tồn, phát
triển kinh tế làng nghề của nước ta đang là một vấn đề thời sự, đang trở thành
tâm điểm của nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường, vấn đề phát triển kinh tế làng nghề là cần thiết và có vai trò quan
trọng nhằm đưa làng nghề thoát khỏi tình trạng thuần nông, phát triển thành
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ; bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, góp phần thu
hút lao động dôi dư, giải quyết việc làm, đồng thời nâng cao thu nhập và từng
bước cải thiện đời sống nhân dân.
Trong số các tỉnh, thành có làng nghề truyền thống thì Hà Nội là thành
phố có nhiều làng nghề thủ công nhất, khoảng 1.350 làng nghề chiếm khoảng
67% số làng nghề hiện có của cả nước. Trong đó có nhiều làng nghề truyền
thống được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ như: gốm sứ Bát Tràng, dệt
lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh… Các làng nghề Hà Nội đã tạo việc làm
cho khoảng 800 nghìn lao động với thu nhập bình quân đạt 24 triệu
đồng/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả.
2
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc là một trong những làng nghề nổi tiếng của
tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Nó ra đời cách đây hơn 1200 năm, với
nhiều mặt hàng nổi tiếng như: Lụa tơ tằm, sa tanh, đũi, gấm… được nhiều
người biết đến. Những năm qua hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông đã thu được kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích
cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài việc tăng thu nhập cho
các hộ gia đình, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã và đang giải quyết một phần
đáng kể lao động tại địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các đối thủ
cạnh tranh với sản phẩm dệt lụa truyền thống ngày càng nhiều, thị trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt đang là những thách thức to lớn cho làng nghề
dệt lụa Vạn Phúc. Mặt khác với hiện trạng của việc bảo tồn, phát triển sản
xuất kinh doanh của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc hiện nay chưa tương xứng
với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn và phát triển
nghề truyền thống của địa phương.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để bảo tồn, duy trì, phát triển sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, giải pháp nào thúc đẩy
mục tiêu đó. Để giải quyết vấn đề trên, trước hết cần làm rõ thực trạng bảo
tồn, sản xuất kinh doanh, nguyên nhân phát triển chậm của làng nghề, từ đó
chỉ ra nhưng nội dung cần tập trung giải quyết để bảo tồn và phát triển làng
nghề dệt lụa Vạn Phúc xứng với tiềm năng và giá trị của sản phẩm làng nghề.
Đây là lý do để tôi chọn đề tài: “Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề
dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đề xuất giải pháp sát với thực tế và có tính khả thi nhằm bảo tồn và
phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát triển làng
nghề truyền thống.
- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu thụ
sản phẩm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
- Phân tích những nhân tố tác động đến thực trạng bảo tồn và phát triển
của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
- Đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa
Vạn Phúc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề và sản phẩm của làng
nghề dệt lụa Vạn Phúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Những vấn đề lý luận; thực trạng và giải pháp bảo tồn,
phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
- Về không gian: Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, TP Hà Nội.
- Về thời gian: Từ năm 2008 - 2012.
4. Nội dung nghiên cứu. Gồm 03 chương, trong đó:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn, phát triển làng nghề dệt lụa Vạn
Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông.
- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về làng
nghề dệt lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông.
- Kết quả nghiên cứu: giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa
Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông.
- Kết luận, khuyến nghị.