Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giai cấp nông dân và chiến tranh nông dân thời trung đại
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
201.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
919

giai cấp nông dân và chiến tranh nông dân thời trung đại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1, Khái niệm nông dân.

- Nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề

làm ruộng, cộng với các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai, tùy theo

từng thời kỳ lịch sử ở từng nước, có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Những

người này hình thành nên giai cấp nông dân.

- Theo Bách khoa Toàn thư: Giai cấp nông dân là bao gồm những tập đoàn

người sản xuất nhỏ hoặc làm thuê cho địa chủ và cho phú nông trong nông nghiệp

dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất.

- Như vậy hiều theo nghĩa chung thì nông dân là những người sống lâu đời ở

nông thôn (làng, bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn sống chính dưới

hình thức tư hữu nhỏ. Nông dân là lực lượng quan trọng trong các cuộc đấu trang

chống lại các thế lực áp bức bóc lột trong lịch sử.

- Trong chế độ phong kiến người nông dân là lực lượng sản xuất chính và

cũng là giai cấp cơ bản bị áp bức trong xã hội. Vốn là những người sản xuất nhỏ và

bị hạn chế trong tầm nhìn hạn hẹp của làng xã, họ thường thụ động trước các vấn

đề xã hội và trước các cuộc cách mạng xã hội. Là lực lượng sản xuất cơ bản xủa xã

hội, song trước sau họ vẫn không thay đổi được phương thức sản xuất để hình

thành một mô hình xã hội tiến bộ hơn. Vì vậy, họ không trở thành giai cấp lãnh

đạo cách mạng mà chỉ có thể liên minh với giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và

các giai tầng xã hội khác, cùng giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng giải

phóng mình, giải phóng dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo.

2. Nguyên nhân các phong trào nông dân trong lịch sử.

Bất kỳ một hiện tượng lịch sử nào đều diễn ra trong những bối cảnh xã hội

nhất định và bị chi phối bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan của

chính bối cảnh ấy quy định. Phong trào nông dân thời kỳ trung đại cũng không

nằm ngoài quy luật chung đó. Và không phải ngẫu nhiên mà các cuộc khởi nghĩa

nông dân trong thời kỳ phong kiến lại mang tính chất chu kỳ ở mỗi triều đại. Ở

phương Đông, không một vương triều nào mà nông dân không nổi dậy khởi

nghĩa. Vậy nguyên nhân nào đưa đến các cuộc đấu tranh giai cấp của nông dân

trong thời kỳ trung đại?

Lịch sử luôn luôn vận động và phát triển, mỗi một quốc gia, mỗi triều triều

đại phong kiến có một bối cảnh khác nhau tuy nhiên nó vẫn có những nguyên nhân

chung của một chế độ dẫn đến sự bùng nổ của các phong trào nông dân. Suy cho

cùng các phong trào nông dân nổ ra xuất phát từ những nguyên nhân khách quan

và chủ quan của chính bối cảnh ấy quy định.

2. 1 Phong trào nông dân bùng nổ do nhu cầu ruộng đất.

Đối với người nông dân, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong

nền kinh tế. Chính vì thế ruộng đất trở thành tư liệu quan trọng nhất trong sản

xuất của người dân qua bao đời. Nó không chỉ là tư liệu sản xuất chủ yếu của

người nông dân mà tầng lớp quý tộc quan lại, địa chủ cũng ra sức phát triển, mở

rộng. Trong xã hội phong kiến, do chính sách ban phát ruộng đất cho công thần,

quý tộc….mà ruộng đất công làng xã ngày càng thu hẹp và ruộng đất tư ngày

càng tăng lên.

Vấn đề ruộng đất là vấn đề chủ yếu, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ

các phong trào đấu tranh của nông dân. Tuy nhiên trong từng giai đoạn cụ thể, từng

triều đại cụ thể mà vấn đề ruộng đất là nguyên nhân sâu xa hoặc vừa sâu xa vừa

trực tiếp đưa đến các cuộc khởi nghĩa nông dân.

2.2 Chính sách tô thuế nặng nề của nhà nước phong kiến.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu đẩy người nông dân vào cuộc sống

bần cùng nghèo khổ đến phiêu bạt, lưu tán là chính sách thuế khoá nặng nề và

những thủ đoạn bóc lột tànbạo của nhà nước phong kiến. Bất kỳ nhà nước nào

muốn tồn tại đều phải dựa trên nguồn thuế thu của nhân dân. Trong lịch sử chế độ

phong kiến, mỗi khi một triều đại mới lên nắm quyền đều ban hành những chính

sách tô thuế tiến bộ giảm bớt gánh nặng cho nhân dân. Tuy nhiên cứ mỗi cuối triều

đại vua quan ăn chơi xa xỉ. Để phục vụ cho nhu cầu hưởng lạc của bọn vua chúa

bất tài chúng đã đánh tô thuế nặng nề đối với nông dân. Người nông dân vừa bị

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!