Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị thẩm mĩ của yếu tố kì ảo trong sáng tác của phan hồn nhiên, thể hiện trên các bình diện cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, kết cấu.
MIỄN PHÍ
Số trang
73
Kích thước
653.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1318

Giá trị thẩm mĩ của yếu tố kì ảo trong sáng tác của phan hồn nhiên, thể hiện trên các bình diện cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, kết cấu.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

LÊ THỊ HUỆ

Giá trị thẩm mĩ của yếu tố kì ảo trong sáng

tác của Phan Hồn Nhiên, thể hiện trên các

bình diện cốt truyện, không gian, thời gian,

nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, kết cấu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn chương đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật,

khiêu khích tư duy bình thường của con người bằng những điều khác lạ, mới mẻ

để người đọc không nhẵn mặt với cuộc sống. Từ cổ chí kim, phương diện này luôn

được nhà văn sử dụng tài tình như một phương tiện nghệ thuật đắc lực để biểu đạt

nội dung, tư tưởng tác phẩm.

Thế giới kì ảo, thế giới của ma quỷ thần tiên với những phép màu hư ảo,

huyền diệu có mặt ngay ở buổi bình minh trong lịch sử văn chương nhân loại,

được xuất phát và nuôi dưỡng từ truyền thống văn hóa kết tinh qua ngàn đời thành

một dòng chảy miên viễn không ngừng nghỉ. Từ Đông sang Tây, nó đã quyến rủ,

làm đắm say bao thế hệ độc giả với những tác phẩm có âm hưởng độc đáo và sức

vang vọng đến lạ lùng.

Trong văn học viết Việt Nam, yếu tố kì ảo tuy xuất hiện với mức độ đậm

nhạt khác nhau nhưng thời nào cũng có. Từ giai đoạn sau 1986, yếu tố kì ảo có

chiều hướng gia tăng và trở thành “một hiện tượng văn học” trong sáng tác của Hồ

Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo…Họ đã góp phần làm

mới diện mạo văn xuôi Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua. Hòa vào dòng

chảy ấy, Phan Hồn Nhiên là nhà văn góp phần tạo ra xu hướng cách tân trong nền

văn xuôi Việt Nam đương đại. Phan Hồn Nhiên đã thực sự tỏa sáng, có vị thế nhất

định trong văn học kì ảo đương đại với những tác phẩm Những đôi mắt lạnh,

Chuỗi hạt Azoth, Xuyên Thấm. Tác phẩm của chị đã vẽ lên trước mắt độc giả một

bức tranh lung linh sắc màu kì ảo, bức tranh của những điều kì bí, của thực hư đan

quyện, của sự mơ hồ, giữa sống và chết. Phía sau các yếu tố đặc trưng của thể loại

fantasy, đây thực sự là một câu chuyện xúc động về tình yêu thương, tình yêu giữa

bố mẹ, tình yêu của những trái tim non trẻ với những gắn kết bền bỉ, băng qua

không gian và thời gian để tìm đến nhau. Yếu tố kì ảo đã tạo ra một thế giới hình

tượng đầy sức hấp dẫn, vừa lạ lại vừa quen trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên.

Đây cũng chính là một trong những gam màu chủ đạo làm nên bức tranh đầy mê

hoặc và lôi cuốn trong những sáng tác của nữ văn sĩ trẻ tuổi, sung sức này.

Nghiên cứu yếu tố kì ảo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên, chúng ta có

thêm cơ sở khoa học để nghiên cứu, khẳng định những đổi mới trong nghệ thuật tự

sự của văn xuôi Việt Nam đương đại, đồng thời sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn

về thế giới nghệ thuật của nhà văn, cũng như có những nhìn nhận, đánh giá xác

đáng hơn về quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam đương đại.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Những nghiên cứu về văn học kì ảo nói chung

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, yếu

tố kì ảo đã tạo nên những nét độc đáo trong diện mạo văn học. Cái kì ảo trong văn

chương nghệ thuật đã trở thành đối tượng hấp dẫn, lôi cuốn giới nghiên cứu, phê

bình văn học không chỉ trong nước mà còn ở các nước trên thế giới. Yếu tố kì ảo

xuất hiện trong văn học với một mật độ không ngừng.

Lúc đầu người ta thấy xuất hiện những chuyên san về văn học kì ảo trên các

tạp chí lớn, ví như tạp chí Europe của Pháp. Ở Mỹ có chuyên san Les Fantastique

américain. Ở Liên Xô cũ và nước Nga hiện nay có hàng trăm tạp chí chuyên

ngành dành riêng cho văn học kì ảo, nghệ thuật kì ảo và thế giới ảo như một sinh

hoạt văn hoá đại chúng trên mạng Internet.

Cho đến ngày hôm nay, đã có biết bao công trình trong và ngoài nước

nghiên cứu về yếu tố kì ảo:

Trong tiểu luận Tìm hiểu các dạng truyện kì ảo trong văn học cổ trung đại

và cận đại Đông Tây nhà nghiên cứu pêh bình văn học Nguyễn Huệ Chi đã luận

giải khá rõ về lý thuyết và thực tiễn truyện kì ảo trong đời sống văn học Phương

Tây và Trung Hoa từ cổ đại cho đến cận đại. Bài viết cũng đã xác lập được diện

mạo “Truyện truyền kì” trong văn học cổ cận đại Việt Nam trong quan hệ đối sánh

với văn học kì ảo nước ngoài. Ông nhận định: “Văn học Việt Nam trong hàng

nghìn năm chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học và văn hóa Trung Quốc, lẽ dĩ

nhiên, cái kì ảo Trung Quốc tưởng cũng nên nhìn sang chân trời xa hơn, thử xem

cái kì ảo phương Tây có những đặc sắc gì, có những biểu hiện gì chung với cái kì

ảo phương Đông, hoặc giả có thể soi tỏ được chút gì cho việc tìm tòi các dạng

thức, các đặc điểm của cái kì ảo trong văn học dân tộc” [4].

Tzevan Todorov (2007), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb Đại học Sư

phạm Hà Nội, Todorov cho rằng: “Cái kì ảo giống như một giới hạn nhất định

giữa cái kì diệu và cái kì lạ, và ông khẳng định thái độ lưỡng lự, do dự hoài nghi

của độc giả khi tiếp xúc với những hiện tượng khác lạ sẽ tạo nên cái kì ảo” [21,

tr.34].

Ở nước ta những năm gần đây cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về

yếu tố kì ảo. Lê Nguyên Cẩn trong Cái kì ảo của Banzắc, (Nxb Giáo dục, 1999),

đưa ra định nghĩa “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, là sản phẩm của

trí tưởng tượng. Nó hiện diện dưới hình thức thần linh, quái dị, ma quỷ, khác lạ,

phi thường, siêu nhiên” [3, tr.29]. Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Long lại nhấn mạnh

cái kì ảo phải gắn liền với tính hiện thực và yếu tố kì ảo “chỉ tồn tại khi đối diện

với nó” trong sự độc lập giữa những cái siêu nhiên, hư huyễn với thế giới thực tại

[13]. Phùng Hữu Hải trong bài Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại

từ sau 1975, cũng cho rằng: “Yếu tố kì ảo không phải là cái gì hư vô bên ngoài

con người mà nó được bắt nguồn từ chính thế giới tưởng tượng, tinh thần, thế giới

nội tâm bí ẩn của con người” [5].

Trong những mười năm trở lại đây, song song với sự phát triển chất kì ảo

trong văn học đương đại, đã có nhiều bài phê bình, luận án đề cập đến vấn đề này:

Luận án tiến sĩ: Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam

của Bùi Thanh Truyền cũng là một công trình nghiên cứu đáng chú ý. Trong luận

án, tác giả đã đi tìm nguyên nhân về sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi

đương đại. Theo tác giả, sự có mặt trở lại của yếu tố kì ảo trong văn học giai đoạn

này xuất phát từ những nguyên nhân: từ những thay đổi của đời sống xã hội – văn

học, từ sự mở rộng quan niệm về hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học, từ

sự mở rộng quan niệm về phương pháp sáng tác tiếp cận hiện thực và xuất phát từ

truyền thống văn hóa văn học dân tộc. Phải thấy rằng, đây là công trình nghiên

cứu có giá trị khoa học lớn góp phần giúp người đọc hình dung được sắc diện của

dòng văn xuôi kì ảo trong thời đại mới.

Yếu tố kì ảo trong văn xuôi nghệ thuật sau 1975, đặc biệt là văn xuôi đương

đại lại được quan tâm trong những năm gần đây. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ và

luận án tiến sĩ: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam của Bùi Thanh

Truyền. Hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi

nghệ thuật Việt Nam sau 1975 của Hoàng Thị Vân. Phương thức huyền thoại

trong Văn học Việt Nam từ sau 1975 của Lê Thị Hường…Các bài viết trên đã đưa

ra những nhận định, phân tích, lý giải hiệu quả nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong

văn xuôi hiện đại Việt Nam sau 1975 ở những góc nhìn khác nhau.

Có thể nói, yếu tố kì ảo là đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý của các

nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, là mảnh đất màu mỡ để cho những ai có niềm

say mê khai phá và nghiên cứu.

Trên đây là một vài nhận xét của chúng tôi về các công trình nghiên cứu

yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam. Vì những nguyên nhân khách quan và năng

lực chủ quan, chúng tôi chưa thể tiếp cận và thống kê thật đầy đủ các bài viết,

công trình nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong văn học đã được công bố. Trong phạm

vi của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi rất trân trọng những ý kiến, quan điểm,

cách đánh giá, nhận xét của các nhà khoa học đã đề xuất. Những ý kiến quý báu

đó sẽ giúp chúng tôi có những định hướng đúng đắn, vững chắc về mặt phương

pháp luận và phương pháp nghiên cứu, cũng như về mặt tư liệu tham khảo để có

thể hoàn thành mục tiêu đề ra của luận văn.

2.2. Các bài viết về yếu tố kì ảo trong tác phẩm Phan Hồn Nhiên

Phan Hồn Nhiên là nhà văn trẻ xuất sắc, là cây bút nổi tiếng của báo Hoa

học trò xưa và nay. Đọc truyện ngắn của Phan Hồn Nhiên, chúng ta dễ lạc vào lối

viết truyện thông minh, dịu dàng và rất nhân hậu. Có thể nói, đọc truyện ngắn của

Phan Hồn Nhiên, người đọc sẽ thấy mình không còn là “những biển cô độc”, nơi

những trang sách của chị mà như tìm thấy tiếng nói chung, tiếng nói đồng cảm.

Tuy nhiên, nhiều độc giả chỉ biết đến nhà văn qua những tập truyện ngắn như:

Cánh trái, Người mưa, Dạt vòm, Đôi giày vuông, Giao mùa…

Cho đến lúc, đến với dòng văn học kì ảo – fantasy, ngoài những cây bút trẻ

như Tô Đức Quỳnh, Hà Thủy Nguyên, Phan Hồn Nhiên đã tạo ấn tượng đặc biệt

với những tác phẩm Những đôi mắt lạnh, Chuỗi hạt Azoth, Xuyên Thấm. Từ khi ra

đời, ba tác phẩm này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn trẻ. Không ít

những lời nhận xét khen chê về thể loại này.

Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu tại Hội nghị

viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII: “Văn chương là biển chứa tài năng vô tận, điều

quan trọng là người viết có đủ sức trở thành một thủ lĩnh xứng đáng tài hoa hay

không. Có cảm giác rằng dòng fantasy có thể mở ra nhiều cho cây bút trẻ Việt

Nam một lối đi “cũ người mới ta”, mang đến cảm hứng mới, phù hợp với những

sáng tạo, tưởng tượng của tuổi trẻ, tận dụng được nhiều kiến thức khoa học công

nghệ mới”. Từ đó ông hướng đến nhận xét: “Ngay trong bộ ba tác phẩm của Phan

Hồn Nhiên, cuốn sau cùng chặt chẽ hơn hai quyển trước, và ba tác phẩm này vẫn

có thể hay hơn khả năng viết của Nhiên”

Dưới ngòi bút tinh tế giàu hình ảnh, Chuỗi hạt Azoth được độc giả tuổi mới

lớn đánh giá là hấp dẫn không kém những tác phẩm cùng thể loại của nước ngoài

như Trăng non, Chạng vạng. Chuỗi hạt Azoth hội tụ đầy đủ những yếu tố cần có

của một tác phẩm văn học giả tưởng, từ cốt truyện, kết cấu, tình huống đến bút

pháp.

Bộ ba tác phẩm Những đôi mắt lạnh, Chuỗi hạt Azoth, Xuyên Thấm đã

được đăng trên báo Hoa học trò và nhận được nhiều ủng hộ của bạn độc.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những lời nhận xét, đánh giá về tác phẩm và

Phan Hồn Nhiên chứ chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu về nhà văn và

yếu tố kì ảo trong những sáng tác của tác giả. Việc nghiên cứu Yếu tố kì ảo trong

sáng tác của Phan Hồn Nhiên là vấn đề có tính chất của một sự khai phá. Qua đây,

chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho mọi người hiểu hơn về tác phẩm và có một cái nhìn

toàn diện hơn về bút pháp kì ảo của Phan Hồn Nhiên.

3. Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết cơ bản về cái kì ảo trong văn học, khóa

luận sẽ khảo sát, phân tích và miêu tả các dạng thức biểu hiện của yếu tố kì ảo,

khám phá giá trị của yếu tố kì ảo trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên.

Tìm ra phương thức tiếp cận những yếu tố kì ảo trong sáng tác của Phan

Hồn Nhiên nói riêng và trong văn xuôi đương đại nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là giá trị thẩm mĩ của yếu tố kì ảo

trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên, thể hiện trên các bình diện cốt truyện, không

gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, kết cấu.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu khảo sát trong ba tác phẩm

chính của Phan Hồn Nhiên: Những đôi mắt lạnh, Nxb trẻ năm 2009, Chuỗi hạt

Azoth, Nxb trẻ năm 2010, Xuyên thấm, Nxb trẻ năm 2011.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau:

5.1. Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh và đối chiếu với các dòng văn

học khác, đồng đại cũng như lịch đại để thấy được sự gặp gỡ ảnh hưởng và đặc

biệt làm rõ những đóng góp mới của Phan Hồn Nhiên.

5.2. Phương pháp thống kê, phân loại: Nhằm nhận biết những tín hiệu “kì

ảo” trong sáng tác của Phan Hồn Nhiên.

5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm chỉ ra nét chung trong thế giới

kì ảo của cây bút nữ này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!