Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị nhân văn cao quí trong sự nghiệp văn hoá Hồ Chí Minh.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Giá trị nhân văn cao quí trong sự nghiệp văn hoá Hồ Chí Minh
GS. SONG THÀNH – Học viện chính trị Hành chính quốc gia
Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất bằng cả
một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Nguời đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại.
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Nhà văn hóa kiệt xuất vì
Người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa
đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập, tự do. Đó không chỉ
là một sự nghiệp chính trị phi thường, mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả.
“Đổi người nô lệ thành người tự do”, phát động lòng yêu nước và chủ nghĩa anh
hùng của một dân tộc phần đông còn mù chữ và thất học vùng dậy đấu tranh
giành độc lập, đó là một sự nghiệp gian nan và phi thường, đồng thời cũng là một
sự nghiệp văn hóa vĩ đại. Bởi vì, giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ, khỏi
cái đói, cái rét, cái dốt, là một sự nghiệp văn hóa có ý nghĩa cao cả nhất, đầy đủ
nhất, một ước mơ ngàn đời của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã sớm thấy vai trò và sức
mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.
Giành được độc lập rồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng dân tộc mình lên một tầm
văn hóa mới. Người đề nghị mở ngay chiến dịch chống giặc dốt. Người coi dốt nát
cũng là một thứ giặc, xem thói quen và những truyền thống lạc hậu cũng là một
loại kẻ thù. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”… “Chúng ta có nhiệm
vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta… phải làm cho dân tộc chúng
ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng
đáng với nước Việt Nam độc lập”1
Người phát động phong trào Đời sống mới, xây dựng và phát triển những thuần
phong, mỹ tục mới trong nhân dân; mỗi ngành, mỗi giới đều có phong trào riêng
của mình. Công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người đã đưa văn hóa đi
sâu vào quần chúng, tác động như một sức mạnh vật chất, biến đổi phong hóa,
cải tạo con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho
việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Người là kiến trúc sư vĩ đại của công
cuộc cải cách và xây dựng nền văn hóa Việt Nam, tạo ra một cách nhìn mới, một
thế giới quan mới, tạo lập một ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật,
ý thức nghệ thuật mới… chưa từng có trong lịch sử văn hóa Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Người đã đánh thức các tiềm năng tinh thần truyền thống Việt
Nam định hướng cho sự ra đời một nền đạo đức mới, một xã hội nhân cách mới.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã hội nhân cách – đạo đức ấy được tạo dựng trên cơ
sở chủ nghĩa yêu nước chân chính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng,
theo nhân cách luận của người chiến sĩ cách mạng kiểu mới: trung với nước, hiếu
với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư… Sau khi đã lãnh đạo toàn dân
giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc, Người đã đưa văn hóa Việt Nam lên vị
trí xứng đáng trong nền văn hóa thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì bản thân Người là một nhà hoạt