Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá trị lịch sử, văn hóa của sắc phong ở đà nẵng dưới triều nguyễn (1802 - 1945).
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
994

Giá trị lịch sử, văn hóa của sắc phong ở đà nẵng dưới triều nguyễn (1802 - 1945).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

*****

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA CỦA SẮC PHONG

Ở ĐÀ NẴNG DƢỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945)

- Đà Nẵng, 5/2017 -

SVTH: Đoàn Thị Hiền Vi

Lớp 13SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

GVHD: TS. Nguyễn Duy Phương

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là

dưới mái nhà khoa Lịch sử, em đã được các thầy cô cung cấp, truyền đạt và chỉ bảo

nhiệt tình tất cả các kiến thức nền tảng và chuyên môn quý giá. Ngoài ra, em còn

được rèn luyện một tinh thần học tập và làm việc miệt mài, không ngừng nghỉ. Đây

là yếu tố cơ bản giúp em nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới sau khi ra

trường. Đó cũng là nền tảng vững chắc giúp em có thể thành công trên con đường

tương lai sau này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các quý thầy, cô

giáo trong khoa Lịch sử đã tận tình giúp đỡ em trong suốt những năm học vừa qua.

Khóa luận tốt nghiệp là cơ hội để em có thể áp dụng, tổng kết những kiến thức

mà mình đã học, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế quý giá trong suốt quá

trình thực hiện đề tài. Để có được một khóa luận hoàn chỉnh như ngày hôm nay, ngoài

sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía cá nhân, đơn vị.

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới cô Nguyễn Duy

Phương người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát em trong suốt quá trình thực hiện

khóa luận.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử trường

Đại học Sư phạm Đà Nẵng; các sở, phòng ban và các thư viện ở Huế và Đà Nẵng,

cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá

trình nghiên cứu, khảo sát và khai thác tư liệu liên quan đến đề tài khóa luận này.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Hiền Vi

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu............................................................................3

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................3

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................4

6. Đóng góp của đề tài...............................................................................................5

7. Bố cục của đề tài....................................................................................................5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀ NẴNG VÀ TƢ LIỆU SẮC PHONG DƢỚI

TRIỀU NGUYỄN......................................................................................................6

1.1. Khái quát về Đà Nẵng ..........................................................................................6

1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................6

1.1.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................6

1.1.3. Văn hoá tín ngưỡng...........................................................................................8

1.2. Tổng quan về nguồn tư liệu Hán Nôm dưới triều Nguyễn ................................14

1.3. Tổng quan về sắc phong dưới triều Nguyễn ......................................................15

1.3.1. Khái niệm sắc phong.......................................................................................15

1.3.2. Đối tượng ........................................................................................................17

1.3.3. Phân loại .........................................................................................................24

1.3.4. Niên đại, số lượng ...........................................................................................25

CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ CỦA SẮC PHONG Ở ĐÀ

NẴNG DƢỚI TRIỀU NGUYỄN ...........................................................................27

2.1. Tình hình sắc phong ở Đà Nẵng dưới triều Nguyễn ..........................................27

2.1.1. Hiện trạng .......................................................................................................27

2.1.2. Phân loại .........................................................................................................28

2.2. Sắc phong triều Nguyễn ở Đà Nẵng và giá trị lịch sử, văn hoá.........................29

2.2.1. Phản ánh tín ngưỡng truyền thống của cư dân Đà Nẵng ...............................29

2.2.2. Góp phần tìm hiểu địa danh hình thành làng xã.............................................30

2.2.3. Phản ánh cách nâng bậc, tặng thêm “danh hiệu”, “thần hiệu” hay “mỹ tự”

của mỗi triều vua.......................................................................................................34

2.2.4. Phản ánh nguồn gốc xuất xứ và thần tích của một số vị thần được nhân dân

các làng xã thờ phụng ...............................................................................................35

2.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tư liệu sắc phong triều Nguyễn ở Đà

Nẵng ..........................................................................................................................39

2.4. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị.........................................................................42

KẾT LUẬN..............................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49

BẢNG 1: SẮC PHONG Ở ĐÀ NẴNG DƢỚI TRIỀU NGUYỄN...........................

PHỤ LỤC ẢNH...........................................................................................................

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, tồn

tại từ năm 1802 đến năm 1945. Sau khi đánh đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi

vua, lấy hiệu là Gia Long và triều Nguyễn chính thức được xác lập (1802). Năm

1803, vua Gia Long cử sứ bộ sang nhà Thanh xin quốc hiệu. Đầu năm 1804, nước

ta chính thức có quốc hiệu là Việt Nam. Việc thống nhất lãnh thổ cơ bản hoàn

thành, triều Nguyễn bắt đầu công cuộc xây dựng và quản lý đất nước.

Sắc phong nói chung và sắc phong thời Nguyễn nói riêng là một trong các loại

tài liệu mang tính chất văn bản hành chính của các triều đại quân chủ Việt Nam, có

vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hoá Hán Nôm nước ta. Tuy nhiên, loại tư

liệu quý hiếm này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ hư hỏng, mất mát, nhiều giá trị lịch

sử, văn hoá của nó chưa được nhận thức một cách đúng đắn.

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Hơn 700

năm, vận động, thay đổi và phát triển không ngừng của cả thiên nhiên, xã hội và

con người đã khiến nơi đây trở thành một trung tâm lớn của cả đất nước về kinh tế,

chính trị, khoa học và văn hoá. Nói đến Đà Nẵng, chúng ta có thể hình dung ngay

đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử

oai hùng trong quá khứ. Không chỉ vậy, thành phố Đà Nẵng còn lưu giữ nhiều giá

trị lịch sử, văn hoá truyền thống của dân tộc. Nó được kết tinh trong những truyền

thống tốt đẹp của cha ông ta để lại và các nguồn thư tịch cổ, trong đó tiêu biểu hơn

cả là nguồn tư liệu sắc phong. Nguồn tư liệu này rất có giá trị trong việc nghiên cứu

lịch sử, văn hoá địa phương. Nó cũng là minh chứng về bề dày lịch sử của vùng đất

này. Hiện nay, số lượng sắc phong ở Đà Nẵng đặc biệt sắc phong được ban hành

dưới triều Nguyễn còn lại khá nhiều. Vì vậy, việc tìm hiểu sắc phong ở Đà Nẵng dưới

triều Nguyễn đặc biệt là giá trị lịch sử, văn hoá của nó có ý nghĩa to lớn trong việc

nghiên cứu lịch sử địa phương, góp phần nghiên cứu địa danh hành chính (làng, xã,

phủ, huyện) của Đà Nẵng dưới thời Nguyễn. Hơn nữa, nghiên cứu đề tài này cũng sẽ

góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn, phát huy tư liệu sắc phong.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giá trị lịch sử, văn hoá

của sắc phong ở Đà Nẵng dưới triều Nguyễn (1802 – 1945)” làm đề tài khoá luận

tốt nghiệp của mình.

2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Như chúng ta đã biết thì vấn đề tín ngưỡng lâu nay có đã có nhiều tác phẩm

nghiên cứu. Tuy nhiên đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề như giá trị của sắc phong

thì số lượng tác phẩm được công bố rất ít, tiêu biểu có các tác phẩm sau:

Trong cuốn Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn của tạp chí

nghiên cứu và phát triển do Sở Khoa học, Công nghệ Và Môi trường Thừa Thiên

Huế, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (2002) phát hành có một phần nói về tín

ngưỡng dân tộc dưới thời Nguyễn. Bài viết với nhan đề: “Sắc phong thần vùng

Huế” của tác giả Lê Nguyễn Lưu được đăng trên tác phẩm trên đã phần nào phác

họa được vấn đề phong thần của các vua triều Nguyễn đối với các vị thần. Đồng

thời, thông qua đó cũng nêu bật lên được một số giá trị của nguồn tư liệu này.

Cuốn sách “Đình làng Đà Nẵng” do tác giả Hồ Tấn Tuấn (chủ biên), Lê Xuân

Thông – Đinh Thị Toan, nhà xuất bản Đà Nẵng (2011), là một công trình nghiên

cứu – văn hóa địa phương công phu nghiêm túc, có nhiều khả năng nâng cao được

nhận thức cộng đồng về những di tích văn hóa làng tương đối hiếm hoi của Đà

Nẵng trên đường đô thị hóa. Cuốn sách đi sâu giới thiệu 35 ngôi đình trên địa bàn

thành phố trong mối quan hệ với quá trình Quảng-Nam-mở-cõi của các tiên dân Đà

Nẵng nói chung và các bậc tiền hiền/hậu hiền của từng làng nói riêng để thấy rõ

những chỗ độc đáo của đình làng Đà Nẵng và nhất là sức sống của đình làng Đà

Nẵng qua bao thăng trầm lịch sử. Trong tác phẩm này, nhóm tác giả cũng đã giới

thiệu số lượng, các loại sắc phong trong đình làng này. Tuy nhiên, tác phầm này tập

trung nghiên cứu về mặt kiến trúc, nghệ thuật chứ chưa đề cập đến giá trị của sắc

phong này.

“Sắc phong ở Đà Nẵng” của Lê Xuân Thông - Đinh Thị Loan, nhà xuất bản

Thuận Hoá (2013), là một cuốn sách hay tổng hợp về các sắc phong thần linh ở Đà

Nẵng. Cuốn sách đã trình bày khá rõ nét về tổng quan các vị thần được nhà vua

phong sắc trong gần 250 đạo sắc phong được đề cập đến. Tuy đã trình bày được một

cách khái quát về sắc phong ở Đà Nẵng và thần qua sắc phong, cuốn sách vẫn còn

hạn chế là chưa phân tích, làm rõ giá trị của loại tư liệu này.

“Sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn Thừa Thiên Huế” do tác giả Phan

Thanh Hải, Lê Thị Toán (chủ biên), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (2014),

đã nghiên cứu và sưu tầm một cách có hệ thống về các sắc phong trên địa bàn tỉnh

3

Thừa Thiên Huế. Đây được xem là một công cụ tra cứu khá tốt về các loại sắc

phong được vua nhà Nguyễn ban cấp cho quan lại và thần linh các làng xã vùng

Huế. Từ cuốn sách này có thể giúp ta tra cứu các thông tin liên quan đến một số vị

quan lại quê tại Thừa Thiên Huế có vị trí cao trong triều đình nhà Nguyễn, các vị

thần được thờ tại các làng xã vùng Huế. Sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn Thừa

Thiên Huế là một công trình có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng yêu cầu sâu và khá

chuyên biệt về văn hóa, lịch sử, xã hội, văn học nghệ thuật thời các vua Nguyễn

(1802 - 1945).

Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về sắc phong triều Nguyễn ở

một số địa phương khác nhau. Ở Đà Nẵng thì cũng đã có một số tư liệu, công trình,

tổng hợp những loại sắc phong. Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng để chúng tôi

thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, thì nghiên cứu về giá trị lịch sử, văn hoá của sắc

phong này thì chưa có tác phẩm nào đề cập đến.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những giá trị lịch sử, văn hóa

của các sắc phong ở Đà Nẵng dưới triều Nguyễn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi thành phố

Đà Nẵng.

Về thời gian: Đề tài này nghiên cứu xuyên suốt cả triều Nguyễn, tức là khoảng

thời gian từ 1802 đến năm 1945.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi sẽ hệ thống, giới thiệu từ đó làm rõ những giá tri lịch sử, văn hoá

của loại tư liệu sắc phong, từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy những

giá trị sắc phong.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi hướng vào việc thực hiện các

nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu tổng quan về Đà Nẵng và tư liệu sắc phong, cụ thể là đi từ việc

khái quát về Đà Nẵng dưới triều Nguyễn; Sau đó tổng quan về sắc phong trên năm

4

khía cạnh: khái niệm sắc phong; nguồn gốc; đối tượng, phân loại; hình thức; niên

đại, số lượng.

- Phân tích giá trị lịch sử, văn hóa của sắc phong ở Đà Nẵng dưới triều

Nguyễn, từ đó có giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tư liệu sắc phong triều

Nguyễn ở Đà Nẵng.

- Đề xuất những kiến nghị để bảo tồn và phát huy những giá trị của nguồn tư

liệu này.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung tìm hiểu và sử dụng

nguồn tài liệu thành văn chủ yếu sau:

- Các văn bản sắc phong.

- Các bộ sử của các triều đại phong kiến Việt Nam như: Đại Việt sử kí toàn

thư, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ.

- Các bài viết từ các sách chuyên ngành, báo, tạp chí như tạp chí ngiên cứu

lịch sử, tạp chí xưa và nay, tạp chí nghiên cứu và phát triển…

- Ngoài các nguồn tài liệu trên, nguồn tư liệu mà tôi sử dụng đó là từ các trang

mạng và báo điện tử …

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu

khác nhau, đó là:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm

phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái quát

hoá, mô hình hoá các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra.

- Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn tư

liệu khác nhau và thời gian dài ngắn cũng không giống nhau vì thế các tài liệu đó

cần được thống kê lại và xử lí có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt

hiệu quả cao.

- Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được các

số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm độ

chính xác để đạt kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng vai

trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài.

5

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu, chúng

tôi sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu giữa số lượng, đối tượng, phân

loại, hình thức sắc phong thời gian trước với hiện nay.

6. Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu thành công đề tài: “Giá trị lịch sử, văn hóa của sắc phong ở Đà

Nẵng dưới triều Nguyễn (1802 - 1945)”, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Thứ nhất, hệ thống, giới thiệu các sắc phong ở Đà Nẵng dưới triều Nguyễn.

Thứ hai, từ đó làm rõ giá trị lịch sử, văn hoá của loại tư liệu sắc phong này.

Thứ ba, đề tài đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc trùng tu tôn tạo tư

liệu quý hiếm này nhưng vẫn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cụ thể là

đối với vấn đề văn hoá, lịch sử trong giai đoạn hiện nay.

Cuối cùng, thành công của đề tài còn cung cấp và bổ sung vào nguồn tài liệu

kham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của học sinh, sinh viên, và

những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm hai

chương:

Chương 1: Tổng quan về Đà Nẵng và tư liệu sắc phong dưới triều Nguyễn

Chương 2: Giá trị lịch sử, văn hóa của sắc phong ở Đà Nẵng dưới triều

Nguyễn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!