Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất là lợi
nhuận, do đó ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh
nghiệp sản xuất (DNSX) phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Bởi vì trong các DNSX hạ giá thành sản phẩm là chỉ tiêu cần thiết để
tăng lợi nhuận, nó cũng là tiền đề để hạ giá bán tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
trên thị trường. Đồng thời mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội và tăng tích luỹ cho
nền kinh tế. Giá thành chính là chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý
hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói giá thành
sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật
mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với ý
nghĩa đó thì hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công tác trọng
tâm của kế toán các doanh nghiệp sản xuất.
Từ những nhận thức trên và trong thời gian thực tế thực tập tại "Công ty Sản xuất gạch
Block - Đà Nẵng", được sự giúp đỡ của các anh, chị trong công ty em đã đi sâu tìm
hiểu nội dung công tác kế toán giai đoạn sản xuất. Tuy nhiên do có một số mặt hạn chế
nên em không thể đi sâu nghiên cứu hết toàn bộ công tác kế toán giai đoạn sản xuất
của toàn công ty mà xin được trình bày đề tài: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng".
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải bỏ ra các loại
chi phí khác nhau, thường bao gồm các khoản:
- Chi phí về nguyên liệu, vật liệu.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Các chi phí khác bằng tiền.
Tuy nhiên không phải tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra tiền là chi phí sản xuất
nó còn bao gồm cả những chi phí của các hoạt động khác không có tính chất sản xuất
như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý đó là những chi phí thời kỳ được trừ ra khỏi
doanh thu của thời kỳ mà nó phát sinh để tính lãi (lỗ) của hoạt động chính mà không
liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ở d doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)
1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm:
Xuất phát từ mục đích sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
thì mọi sản phẩm tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả do nó
mang lại. để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm thì doanh nghiệp phải tốn bao
nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỷ trọng của từng loại chi phí, khả năng để hạ thấp
các loại chi phí này chỉ tiêu thoả mãn được nội dung đó là giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là tổng số biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và
lao động vật hoá cho một khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong
thời kỳ đó.
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 khái niệm riêng biệt có những mặt khác
nhau.
Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành lại gắn
liền với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí sản xuất đã trả trước trong kỳ
nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả trong kỳ trước nhưng kỳ này
mới phát sinh thực tế. Nhưng không bao gồm chi phí trả trước của kỳ trước phân bổ
cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngược lại
giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được
phân bổ kỳ này.
Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà
còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản
phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm
hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển
sang.
Tuy nhiên, giữa 2 khái niệm chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ mật thiết vì
nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp
đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành
sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành, sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp
về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hay cao. Việc
quản lý giá thành gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
2.1. Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác
nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để
phục vụ cho công tác hạch toán và quản lý chi phí sản xuất cần thiết phải tiến hành
phân loại chi phí s xs theo các tiêu thức khác nhau.
a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế :
Theo cách phân loại này những chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có cùng nội dung
kinh tế sẽ được sắp xếp chung vào một yếu tố chi phí không kể chi phí đó phát sinh ở
đâu và dùng vào mục đích gì.
Theo quy định hiện hành gồm có các yếu tố chi phí là:
- Chi phí NVL: bao gồm các chi phí về NVL, phụ tùng thay thế công cụ dụng cụ mà
doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân
và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
- Chi phí Khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản
xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí không thuộc các loại trên như: chi phí
tiếp khách, hội nghị , thuê quảng cáo...
* Tác dụng của cách phân loại này: Giúp doanh nghiệp biết được quá trình sản xuất
kinh doanh cần chi dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập kiểm tra và
phân tích dự toán chi phí.