Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Gia đình người việt dưới thời lê thánh tông qua một số văn bản điển chế và pháp luật.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ờ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ I H C
i
ia đình người Việt dưới thời Lê Thánh Tông qua một
số văn bản điển chế và pháp luật
Nẵng, 05/2016
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Trang
Chuyên ngành : ư phạm Lịch sử
Lớp : 12SLS
Người hướng dẫn : ThS. Lê Thị Thu Hiền
MỤC LỤC
MỞ ẦU………………………………………………………………………………….1
1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………………..1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………………...2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu …………………………………………4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu…………………………………………….4
6. Đóng góp của đề tài………………………………………………………………….....5
7. Bố cục của đề tài………………………………………………………………………..6
NỘ DU ……………………………………………………………………………….7
hương 1: ỔNG QUAN VỀ THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ MỘT SỐ VĂ BẢN
ỂN CHẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆ D ỚI THỜI VUA LÊ THÁNH
Ô …………………………………………………………………………………….7
1.1. Tình hình Việt am dưới thời vua ê hánh ông……………………………..7
1.1.1. Chính trị……………………………………………………………………………7
1.1.2. Kinh tế - xã hội……………………………………………………………………11
1.1.3. Văn hóa, giáo dục…………………………………………………………………15
1.2. Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt am dưới thời ê hánh ông….20
1.2.1. Bộ Quốc triều hình luật………………………………………………………….. .20
1.2.2. Thiên Nam dư hạ tập………………………………………………………………22
1.2.3. Hồng Đức thiện chính thư…………………………………………………………24
1.3. Đặc điểm của gia đình Việt Nam truyền thống……………………………………...25
hương 2: Ì D ỚI THỜI LÊ THÁNH TÔNG QUA MỘT SỐ VĂ BẢN
ỂN CHẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆ ……………………………………………33
2.1. Các mối quan hệ trong gia đình……………………………………………….....33
2.1.1. Mối quan hệ vợ - chồng…………………………………………………………...33
2.1.2. Mối quan hệ giữa bề trên với con – cháu…………………………………………40
2.1.3. Các mối quan hệ khác………………………………………………………….....44
2.1.3.1. Quan hệ giữa anh chị với em…………………………………………………....44
2.1.3.2. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con nuôi…………………………………………45
2.2. ác quy định về kết hôn trong gia đình…………………………………………46
2.2.1. Điều kiện kết hôn………………………………………………………………….46
2.2.2. Các nghi thức kết hôn……………………………………………………………..49
2.2.2.1. Lễ Định thân (lễ Vấn danh)……………………………………………………..49
2.2.2.2. Lễ Nạp trưng (lễ Dẫn cưới)…………………………………………………......51
2.2.2.3. Lễ Thân nghênh (lễ Đón dâu)………………………………………………….53
2.2.3. Chấm dứt hôn nhân………………………………………………………………53
2.2.3.1. Các trường hợp được phép ly hôn……………………………………………..53
2.2.3.2. Những trường hợp không được phép ly hôn………………………………….54
2.3. ác quy định về phân chia tài sản trong gia đình……………………………..55
2.3.1. Thừa kế theo di chúc…………………………………………………………….56
2.3.2. Thừa kế không có chúc thư (thừa kế theo luật)………………………………….58
2.4. ác quy định về tang chế trong gia đình………………………………………63
2.4. 1. Chế độ tang phục ………………………………………………………………64
2.4.2. Những phép tắc, quy định khi trong nhà có tang……………………………….64
2.4.3. Thời gian để tang………………………………………………………………..67
2.5. ác quy định về hương hỏa…………………………………………………….72
2.6. Nhận xét, đánh giá……………………………………………………………….75
2.6.1. Trong gia đình người Việt thời Lê Thánh Tông, địa vị của người phụ nữ ít nhiều được
đề cao……………………………………………………………………………..75
2.6.2. Gia đình người Việt thời Lê Thánh Tông thể hiện rõ tư tưởng “trọng nam khinh
nữ”………………………………………………………………………………………78
2.6.3. Thời Lê Thánh Tông, các mối quan hệ trong gia đình rất được coi trọng………79
KẾT LUẬ …………………………………………………………………………….82
TÀI LIỆU THAM KHẢ …………………………………………………………….83
PHỤ LỤC
MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Gia đình là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục
nếp sống và hình thành nhân cách cho các thành viên trong gia đình. Gia đình - tế bào của xã
hội có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Đồng thời, là nơi giữ
gìn, vun đắp và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc
Việt Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước. Những chuẩn mực giá trị
tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm
bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi một quốc gia, dân tộc phát triển được là nhờ vào các “tế bào
nhỏ” này. Chính vì vậy, gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của gia đình đối với sự phát triển của xã hội. Các
nhà nước phong kiến Việt Nam đã có sự quan tâm nhất định đối với các mối quan hệ, hôn
nhân, tài sản thừa kế, tín ngưỡng,… trong gia đình, được biểu hiện cụ thể qua các điều lệ quy
định ở pháp luật Nhà nước, mà tiêu biểu hơn cả là dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 -
1497).
Kéo dài trên 300 năm trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, các ông vua đầu tiên
của nhà Lê, như Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông… đều rất quan
tâm đến việc xây dựng hệ thống luật pháp để cai trị và quản lí xã hội. Các bộ sách về điển chế
và pháp luật thời Lê lần lượt được soạn thảo, sau đó được bổ sung và hoàn thiện thêm trong
các triều đại kế tiếp. Đây là thời kì mà các điển chế và các quy định về mặt luật pháp được chú
trọng hơn bao giờ hết trong bộ máy hành chính, cai trị của các triều đại phong kiến Việt Nam
thời trung đại, trong đó thời Hồng Đức - Lê Thánh Tông là thời kì mà các văn bản điển chế và
pháp luật được hoàn chỉnh nhất. Ngoài Quốc triều hình luật, nhiều văn bản điển chế khác như:
Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức thiện chính thư đã được ban hành nhằm bổ sung, hạn chế
những kẻ hở của pháp luật khiến kẻ gian dễ bề lợi dụng. Các văn bản điển chế này, ở mặt nào
đó đã phản ánh đa dạng các lĩnh vực đời sống xã hội Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông, trong
đó có gia đình người Việt. Do đó, nghiên cứu các văn bản điển chế, pháp luật được ban hành
trong giai đoạn này sẽ chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về gia đình Việt Nam ở nửa sau thế kỉ
XV, mặt khác có thêm sự nhận định, đánh giá về triều đại phát triển đỉnh cao trong lịch sử
phong kiến Việt Nam.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì có nhiều vấn đề mới nảy
sinh, trong đó vấn đề gia đình cũng có những biến đổi rất phức tạp. Đặc biệt trong vài năm trở
lại đây, vấn đề gia đình nổi lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới
chính trị quan tâm. Ở châu Á và Đông Nam Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn
hóa gia đình như một giải pháp để ngăn trở sự xâm nhập của văn hóa phương Tây. Và không
chỉ có thế. Các quốc gia châu á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển
mình vĩ đại: thực hiện công nghiệp hóa - đô thị hóa với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng.
Ở nước ta, sự ổn định của gia đình chính là một trong những nhân tố quyết định sự thành công
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy,
đầu tư cho gia đình cũng là đầu tư cho phát triển bền vững. Nhận thức rõ vấn đề này, Chiến
lược Phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nhấn mạnh đến
việc phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình
Việt Nam “tiến bộ, hạnh phúc”, làm cho mỗi gia đình “thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế
bào lành mạnh của xã hội”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về gia đình người Việt hiện nay
đóng vai trò rất quan trong trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của người
Việt Nam, đồng thời là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Do
đó, việc nghiên cứu về gia đình dưới thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Gia đình người Việt dưới thời Lê
Thánh Tông qua một số văn bản điển chế và pháp luật” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài “Gia đình người Việt dưới thời Lê Thánh Tông qua một số văn bản
điển chế và pháp luật”. Có một số công trình đã đề cập đến, đáng chú ý là một số công trình
như:
Trong tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, tập 2 của Ngô Sĩ Liên, Nxb Văn hóa thông tin đã
có một số ghi chép về các mối quan hệ trong gia đình, hôn nhân, tang chế, dưới thời vua Lê
Thánh Tông hay quy định việc thờ tự của con cái nhưng vẫn chưa đi sâu vào các vấn đề đó.
Ngoài ra, còn có các bộ sử như: Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm định Việt sử
thông giám cương mục, hay các tài liệu tham khảo như: Đại cương lịch sử Việt Nam, Tiến
trình lịch sử Việt Nam… Tất cả những tác phẩm trên đều là những tác phẩm lịch sử quan
trọng, đề cập đến những khía cạnh, vấn đề khác nhau liên quan đến đề tài như tổng quan về
tình hình đất nước ta dưới thời Vua Lê Thánh Tông, những quy định về các mối quan hệ trong
gia đình, nghi lễ hôn nhân giá thú, việc thông dâm, tang chế trong gia đình.
Tóm lại đề tài “Gia đình người Việt dưới thời Lê Thánh Tông qua một số văn bản điển
chế và pháp luật”, đã thu hút sự nghiên cứu của một số học giả. Tuy nhiên, chưa có một công
trình, tác phẩm nào nghiên cứu một cách toàn diện, tổng thể về vấn đề này, mà hầu hết các tác
phẩm chỉ mới mang tính đề cập hay phân tích một khía cạnh nào đó của đề tài. Song đó cũng
là những tài liệu tham khảo bổ ích và quan trọng phục vụ cho tôi nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến mọi mặt
trong gia đình Việt Nam dưới thời vua Lê Thánh Tông, được phản ánh trong một số văn bản
điển chế và pháp luật Việt Nam thế kỉ XV.
Thông qua đó, đề tài đưa ra những nhận xét về gia đình dưới thời Lê Thánh Tông phản
ánh qua các văn bản điển chế và pháp luật, đồng thời đánh giá về những quy định trong gia
đình dưới thời vua Lê Thánh Tông đã được ban hành và thực hiện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, khóa luận sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử Việt Nam dưới thời vua Lê Thánh Tông, trên các mặt như:
Chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
- Giới thiệu một số văn bản điển chế và pháp luật dưới thời vua Lê Thánh Tông.
- Phân tích về các vấn đề liên quan đến gia đình người Việt dưới thời Lê Thánh Tông qua
các quy định trong một số văn bản điển chế và pháp luật được ban hành dưới thời kì này.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá đối với những quy định về gia đình được ban hành trong
một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam dưới thời Lê Thánh Tông.
4. ối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối ượng nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là gia đình người Việt bao gồm các mối
quan hệ trong gia đình, các vấn đề như: hôn nhân, tang chế, hương hỏa, về phân chia tài sản
trong gia đình và những quy định khác liên quan đến gia đình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến gia đình dưới thời vua
Lê Thánh Tông (1460 - 1497).
Về không gian: Với đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu gia đình người Việt trong phạm
vi cả nước dưới thời vua Lê Thánh Tông qua một số văn bản điển chế và pháp luật là: Quốc
triều hình luật, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức thiện chính thư.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn ư liệu nghiên cứu
Để hoàn thành để tài này, tôi đã khai thác tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Trên cơ sở
những tài liệu tham khảo, tôi chia thành các nguồn tư liệu sau:
+ Các văn bản điển chế và pháp luật dưới thời Lê Thánh Tông được tập hợp trong công
trình của Nguyễn Ngọc Nhuận (dịch), Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam, tập
1(từ thế kỉ XV đến XVIII).
+ Nguồn tư liệu tư nhân của các sử gia như: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan
Huy Chú, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,…
+ Một số luận văn, sách tham khảo có liên quan đến đề tài.
Với những nguồn tư liệu trên giúp tạo nền tảng, định hướng cho việc hình thành cấu trúc
đề tài, phương pháp trình bày đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nghiên cứu dựa trên phương
pháp sử học Mácxit như phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và phương pháp nghiên
cứu duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề.
Về phương pháp nghiên cứu: Với đề tài này, tôi kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành Lịch sử là phương pháp lịch sử cụ thể và phương pháp logic để xem xét các sự
vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác như thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp,
so sánh, đối chiếu. Vận dụng các phương pháp đó, trong quá trình nghiên cứu tôi thực hiện đề
tài qua các bước:
+ Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung nghiên
cứu của đề tài. Tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại các thư viện Đại học sư
phạm Đà Nẵng, thư viện tổng hợp Đà Nẵng, Phòng học liệu khoa lịch sử trường đại học sư
phạm Đà Nẵng… Ngoài ra, tôi còn tìm kiếm tư liệu qua bạn bè, thầy cô, giáo viên hướng
dẫn…
+ Thứ hai: Sau khi thu thập đủ tư liệu, tôi tiến hành phân tích, thống kê các tư liệu để tìm
ra được tính toàn vẹn, phát hiện các mối liên hệ giữa các vấn đề liên quan từ đó rút ra kết luận
cần thiết liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp sưu tầm, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu,… để rút ra những tư liệu có độ chính
xác, khái quát cao.
6. óng góp của đề tài
Đề tài đưa đến một cái nhìn hệ thống về gia đình Việt Nam dưới thời vua Lê Thánh
Tông qua các văn bản điển chế và pháp luật để cùng với các nguồn tư liệu khác giúp chúng ta
có một cái nhìn tổng quát nhất về gia đình Việt Nam thời phong kiến nói chung, thời Lê Thánh
Tông nói riêng.
Đồng thời, đề tài này thành công sẽ cung cấp và bổ sung thêm vào nguồn tư liệu tham
khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của học sinh, sinh viên và những ai quan tâm
đến vấn đề này.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài gồm hai
chương:
Chương 1: Tổng quan về thời vua Lê Thánh Tông và một số văn bản điển chế và pháp
luật Việt Nam dưới thời vua Lê Thánh Tông
Chương 2: Gia đình dưới thời vua Lê Thánh Tông qua một số văn bản điển chế và pháp
luật Việt Nam
NỘI DUNG
hương 1: ỔNG QUAN VỀ THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG
VÀ MỘT SỐ VĂ BẢ ỂN CHẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
D ỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG
1.1. Tình hình Việt am dưới thời vua Lê Thánh Tông
1.1.1. Chính trị
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua,
mở đầu cho sự xác lập của triều đại Lê Sơ. Tiếp sau Lê Lợi, các vị vua kế vị triều Lê, trong đó
có Vua Lê Thánh Tông đã ra sức tổ chức, xây dựng chính quyền và phát triển đất nước về mọi
mặt, tạo điều kiện cho việc xây dựng một quốc gia thịnh trị, một nền văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc.
Năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước ra thành 12 đạo thừa tuyên gồm: Thanh Hóa,
Nghệ An ,Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa,
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô. Năm 1471, sau khi chiếm xong vùng
đất ở phía nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, Thánh Tông lập thêm thừa tuyên thứ 13:
Quảng Nam. Năm 1490, bản đồ trong nước được xác định gồm: 13 đạo thừa tuyên, 52 phủ,
178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30
nguyên, 30 trường [13, tr.306]. Các xã cũng được quy định lại: xã lớn 500 hộ, xã vừa từ 300
hộ trở lên, xã nhỏ từ 100 hộ trở lên. Kinh đô Thăng Long (Đông Kinh gồm hai huyện: Thọ
Xương và Quảng Đức). Ngoài ra còn Tây Kinh (hay Lam Kinh tức Lam Sơn - Thọ Xuân -
Thanh Hóa).
Đất nước dần dần hồi phục và bước đầu phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu mới của
chính trị, trong những năm 1460 - 1471, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành
chính lớn. Các chức vụ trung gian giữa vua và các cơ quan hành chính như Tướng quốc, Bộc
xạ, Tư đồ, Đại hành khiển… đều bị bãi bỏ. Vua trực tiếp chỉ đạo 6 bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình,
Công (do Thượng thư đứng đầu) là những cơ quan hành chính phụ trách mọi mặt công tác của
triều đình. Giúp việc cụ thể có các Tự, Viện Hàn lâm, Viện Quốc sử, Quốc tử giám, Bí thư
giám… Bộ phận thanh tra quan lại được tăng cường, ngoài Ngự sử đài còn có 6 khoa chịu
trách nhiệm theo dõi các bộ. Về võ, vua cũng là người chỉ huy tối cao, bên dưới có 5 quân đô
đốc phủ, các vệ quân bảo vệ kinh thành và Thủ đô.
Ở các đạo thừa tuyên, Thánh Tông đặt thêm ba ti: Đô tổng binh sứ ti (gọi tắt là Đô ti)
phụ trách quân đội, Thừa tuyên sứ ti (gọi tắt là Thừa ti) phụ trách các việc dân sự, Hiến sát sứ
ti (Hiến ti) phụ trách việc thanh tra quan lại trong đạo của mình. Các phủ có tri phủ đứng đầu,
các huyện, châu có tri huyện, tri châu, ở xã, chức xã quan được đổi là chức xã trưởng. Ở miền
thượng du, các bản mường vẫn được giao cho tù trưởng, lang đạo cai quản như cũ. Riêng mạn
biên giới phía bắc, nhà Lê cử thêm một số tướng giỏi người miền xuôi lên trấn trị và biến
thành “phiên thần”, đời đời nối nhau cai quản địa phương. Chủ trương của Lê Thánh Tông là
đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương,
“các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng gìn giữ nhau, lẽ phải của nước không
bị chuyện riêng, việc lớn của nước không đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo, đúng
phép” [25, tr.321].
Theo thống kê, năm 1471: “tổng số quan lại là 5370 người, gồm 2755 quan lại ở Trung
ương (399 quan văn, 857 quan võ, 446 tòng quan và một số tạp lưu), 2615 quan lại địa
phương (926 quan văn, 857 quan võ, 41 tòng quan và một số tạp lưu)”[25, tr.321]. Số quan lại
này đều trải qua thi cử và đỗ đạt, các quý tộc họ Lê muốn làm quan cũng phải làm như vậy. Để
khuyến khích cho các quan lại làm việc hiệu quả, Lê Thánh Tông đặt quy chế lương bổng,
ruộng lộc, phẩm tước rõ ràng và thống nhất. Theo quy chế năm 1477, ngoài ruộng lộc lương
của các quan ở Trung ương và địa phương như sau:
Bảng 1: Lương của quan ở trung ương và địa phương
STT Phẩm hàm rung ương ịa phương
1 Chánh nhất phẩm 82 quan/năm
2 Tòng nhất phẩm 75 quan/năm
3 Chánh nhị phẩm 68 quan/năm
4 Tòng nhị phẩm 62 quan/năm
5 Chánh cửu phẩm 16 quan/năm
6 Tòng cửu phẩm 14 quan/năm
7 Chánh tứ phẩm 48 quan/năm
8 Tòng tứ phẩm 44 quan/năm
“Nguồn: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến 1858”