Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Gặp gỡ bà con nông dân nuôi Bò sữa
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
122.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1413

Gặp gỡ bà con nông dân nuôi Bò sữa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TIN TỨC HOẠT ĐỘNG HỘI

43 Tạp chí chăn nuôi số 1 - 09

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Gặp gỡ bà con nông dân nuôi bò sữa

L.K

gày 26/12/2008, Hội Chăn nuôi Việt Nam cùng với

Chi hội chăn nuôi bò sữa Ba Vì (Trung tâm nghiên

cứu bò và đồng cỏ Ba Vì) tổ chức hội thảo với bà

con nông dân nuôi bò sữa vùng Ba Vì. Mục tiêu hội

thảo “Vai trò của người sản xuất nhỏ - Vai trò của

người chăn nuôi bò sữa nhỏ tại Ba Vì”. Đây là nội

dung tiêu đề của Hội nghị khoa học chăn nuôi á - úc

lần thứ 13, tại Hà Nội, do Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ

chức.

Đối tượng chính tham dự hội thảo là bà con

nông dân nuôi bò sữa, mặc dù trời giá rét đã có 120

bà con nuôi bò sữa tới dự. GS. Nguyễn Văn Thiện -

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đã giới thiệu mục

đích ý nghĩa hội thảo. Ông Tăng Xuân Lưu (Phó

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba

Vì) đã báo cáo khái quát về tình hình nuôi bò sữa ở

các hộ gia đình. Sau đó, nhiều bà con nuôi bò sữa

phát biểu ý kiến rất sôi động, rất thực tế... bao hàm

những điều vui và những nỗi buồn.

Qua những báo cáo và những ý kiến phát biểu

cho biết:

Ba Vì với ưu thế đồi núi, vùng có tiềm năng

thức ăn thô xanh. Bà con nông dân ở đây đã có tập

quán nuôi bò sữa từ lâu, được coi đây là vùng nghề

truyền thống. Thực tế cho thấy: chăn nuôi nhỏ trong

hoàn cảnh Việt Nam còn cần thiết và thích hợp cho

những năm trước mắt và lâu dài. Nó đồng hành với

từng bước chăn nuôi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bởi lẽ:

- Chăn nuôi nhỏ trong các hộ nông dân chiếm

70% dân số, phát huy những kinh nghiệm chăn nuôi

truyền thống; đồng thời áp dụng các thành tựu khoa

học kỹ thuật phù hợp, để nâng cao năng suất chất

lượng sản phẩm

- Chăn nuôi nhỏ trong nông hộ còn tận dụng tối

đa nguồn lao động trong nông thôn, tận dụng các điều

kiện và cơ sở sản xuất sẵn có, tận dụng được các phế

phụ phẩm nông, lâm, ngư nghiệp; phụ phẩm chế biến

từ thủ công và công nghiệp thực phẩm; tận dụng các

sản phẩm nông nghiệp không thể dùng cho con

người... Do đó, giá thành sản phẩm sẽ hạ, phù hợp

với “túi tiền” của hộ nông dân hiện nay. Sản phẩm

chăn nuôi do các hộ nông dân sản xuất, đã cung cấp

từ 70-80% cho nhu cầu dân sinh xã hội. Ngoài ra, còn

là nhu cầu tự túc cho sinh hoạt gia đình.

Nhưng, chăn nuôi nhỏ trong những năm qua còn

gặp nhiều khó khăn và hạn chế như: chất lượng giống

chưa thật sự ổn định về số lượng và chất lượng; thức

ăn thường khan hiếm về mùa đông; giá thức ăn hỗn

hợp luôn tăng cao; khẩu phần ăn của bò không ổn

định và thiếu dinh dưỡng; dịch bệnh xảy ra khó kiểm

soát, nên can thiệp không kịp thời. Giá thuốc thú y

cũng luôn tăng cao, nên chữa trị bệnh cũng luôn hạn

chế; thiếu quy hoạch nên môi trường bị ô nhiễm

nặng.

Chăn nuôi bò sữa hộ gia đình quy mô nhỏ như

hiện nay (chỉ sản xuất sữa tươi) không dễ làm giàu,

chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo hoặc cải thiện nâng

cao đời sống mà thôi! Nếu có rủi ro, dịch bệnh xảy ra

hay giá sữa bấp bênh quá thấp so với giá thức ăn cao,

giá thuốc thú y tăng... nên không tránh khỏi thua lỗ, thậm chí

phải bỏ nghề...

Để khắc phục những khó khăn và hạn chế trên,

chăn nuôi bò sữa nhỏ hộ gia đình cần tự khắc phục để

đàn bò ngày càng tốt hơn. Về mặt tổ chức sản xuất,

rất cần thực hiện khép kín “sản xuất - chế biến - tiêu

thụ”, nếu ở quy mô lớn hơn có thể tự khép kín (theo

kinh nghiệm của Công ty cổ phần bò sữa Mộc Châu).

Các hộ chăn nuôi nhỏ cần liên kết, liên doanh với cơ

sở chế biến và tiêu thụ bằng những hợp đồng cụ thể,

chặt chẽ, ổn định và 2 bên cùng có lợi. Hoặc cơ sở

kinh doanh chế biến tiêu thụ sữa tổ chức Công ty cổ

phần với người chăn nuôi bò sữa, để cùng có trách

nhiệm, cùng hưởng lợi lâu dài và tương đối ổn định.

Hơn lúc nào hết, phương châm liên kết 4 nhà

“nhà nước, nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp và nhà

khoa học” hày vào cuộc với mô hình chăn nuôi bò

sữa khép kín (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) này.

N

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!