Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ga tv 2
PREMIUM
Số trang
375
Kích thước
863.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
914

Ga tv 2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TUẦN 1

Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2006

Tập đọc

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn; các từ

có vần khó: quyển, nguệch, ngoạc; các từ có âm n / l: làm, lúc, lại, nắn nót...

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.

- Bước đầu biết phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (bà cụ, cậu bé).

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới.

- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày

nên kim”.

- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn

nại mới thành công.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

1. Mở đầu: 3’

- GV giới thiệu 8 chủ điểm.

- HS mở mục lục trang 154. Đọc 8 chủ điểm.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 2’ Quan sát tranh SGK.

? Tranh vẽ ai? Họ đang làm gì?

 Giới thiệu bài đọc: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

b. Luyện đọc đúng đoạn 1 +2: 15 - 17’

* GV đọc mẫu, HS đọc thầm.

? Bài gồm mấy đoạn?

1

* Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:

+ Đoạn 1:

- Hướng dẫn đọc câu khó, chú ý đọc

đúng: lúc, nắn nót, nguệch ngoạc.

 GV đọc câu khó. - 3 HS đọc câu khó.

- Hướng dẫn đọc đoạn 1 (ngắt nghỉ

hơi, nhấn giọng) + đọc mẫu đoạn 1.

- Giải nghĩa từ: ngáp ngắn ngáp dài,

nắn nót, nguệch ngoạc. - HS đọc chú giải.

- HS đọc đoạn 1.

+ Đoạn 2:

- Hướng dẫn cách đọc câu hỏi; câu

cảm

 đọc mẫu. - HS đọc câu đối thoại.

 Hướng dẫn đọc đoạn 2 + đọc mẫu.

- Giải nghĩa: mải miết - HS đọc chú giải.

- HS đọc đoạn 2.

+ Đọc nối tiếp hai đoạn. + 4 HS đọc nối tiếp

+ 1 HS đọc đoạn 1 + 2.

c. Tìm hiểu đoạn 1 + 2: 12’

+ Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 và cho biết

lúc đầu cậu bé học hành thế nào?.

+ HS đọc thầm.

- HS trả lời  nhận xét + bổ sung.

+ Yêu cầu đọc thầm đoạn 2.

? Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? - HS TL.

? Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá

để làm gì? - HS TL.

? Cậu bé có tin là từ thỏi sắt to

mài được thành chiếc kim nhỏ không? - HS TL.

? Những câu nào cho thấy cậu bé

2

không tin? - HS TL.

 Chốt ý chính đoạn 1 + 2.

Tiết 2

a. Luyện đọc đúng đoạn 3 + 4: 18’

+ Đoạn 3:

- Hướng dẫn đọc đoạn 3 (ngắt nghỉ hơi).

 đọc mẫu.

- Giải nghĩa: ôn tồn, thành tài. - HS đọc chú giải.

- HS đọc đoạn 3 theo dãy.

+ Đoạn 4:

- Hướng dẫn đọc + đọc mẫu. - HS đọc đoạn 4.

+ Đọc nối tiếp 2 đoạn. + 4 HS đọc nối tiếp.

+ 1 HS đọc cả đoạn 3 + 4.

* Hướng dẫn cách đọc cả bài + đọc

mẫu.

- 2 HS đọc cả bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3 + 4: 12’

+ Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 + 4: + HS đọc thầm.

? Bà cụ giảng giải thế nào? - HSTL + nhận xét + bổ sung.

? Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ

không? Câu nào nói lên điều đó? - HSTL  nhận xét.

? Câu chuyện này khuyên em điều gì? - HSTL theo ý hiểu.

+ Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy

nói lại câu: “Có công mài sắt có ngày

lên kim” bằng lời của em. - HS nói theo ý hiểu

 Chốt nội dung chính bài học

c. Luyện đọc lại: 5

/

+ Đọc nối tiếp đoạn - 4 HS

+N3 Đọc phân vai trong nhóm - HS tự đọc nhỏ + phân vai trong nhóm

 Đọc phân vai trước lớp

(Chọn nhóm đọc hay nhất)

- HS đọc cả bài

3

d. Củng cố - dặn dò: 3

/

? Em thíchnhân vật nào trong truyện? Vì sao?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà tập kể lại câu chuyện.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2006

Kể chuyện

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng

đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi

giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Có khả năng tập trung theo dõi các bạn kể chuyện.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể được tiếp lời kể của bạn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- 4 tranh minh họa truyện

- 1 chiếc kim, 1 khăn đội đầu, 1 chiếc bút.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mở đầu: 3'

* GV giới thiệu các tiết kể chuyện trong sách Tiếng Việt 2.

- Kể lại những câu chuyện trong hai tiết Tập đọc.

- Các câu chuyện kể lại toàn bộ hoặc phân vai, dựng lại toàn bộ câu chuyện

như một vở kịch.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 2'

- Truyện ngụ ngôn trong tiết Tập đọc vừa học tên là gì?

- Em học được những lời khuyên gì qua câu chuyện đó?

 GV giới thiệu câu chuyện sẽ kể và nêu yêu cầu trong giờ học kể chuyện.

b. Hướng dẫn kể chuyện: 30'

4

* Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh * 1 HS đọc yêu cầu.

- Tranh 1 vẽ gì? - HSTL.

- HS đọc lời gợi ý dưới tranh 1.

? Tranh 1 thể hiện nội dung đoạn nào?

Tóm tắt đoạn 1?

Kể lại đoạn 1 theo tranh 1? - 3 HS kể.

(GV kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1).  Nhận xét (nội dung, cách diễn đạt,

cách thể hiện).

- Tranh 2 + 3 + 4: GV dạy tương tự.

- Kể nối tiếp 4 tranh theo nhóm. - 2 nhóm kể  nhận xét, đánh giá.

* Kể toàn bộ câu chuyện.

- Giúp HS hiểu yêu cầu của bài.

N3 - Hướng dẫn HS phân biệt giọng kể:

- HS hoạt động nhóm 3, tự phân vai kể

lại chuyện.

. Dẫn chuyện: thong thả.

. Cậu bé: tò mò, ngạc nhiên.

. Bà cụ: ôn tồn, hiền hậu.

- Các nhóm kể chuyện trước lớp.

 nhận xét + chọn nhóm kể hay nhất.

c. Củng cố, dặn dò: 5’

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Chính tả (tập chép)

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng viết chính tả:

- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài: "Có công mài sắt, có ngày nên

kim". Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa;

chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô.

- Củng cố quy tắc viết c / k.

2. Học bảng chữ cái:

5

- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.

- Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng lớp chép sẵn đoạn văn cần chép.

- Bảng phụ viết nội dung bài 2, 3.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mở đầu: 3'

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

- Nêu yêu cầu trong giờ chính tả.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 2' GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn tập chép:

* GV đọc đoạn chép. (8')

- Đoạn chép có mấy câu? - 2 câu.

- Cuối mỗi câu có dấu gì? - dấu chấm.

- Những chữ nào trong bài chính tả được

viết hoa?

- Chữ đầu câu, đầu đoạn.

- Chữ đầu đoạn viết cách lề mấy ô? - 1 ô.

+ GV đọc + gạch chân những từ khó: "ngày,

mài, cháu, sắt" - HS đọc + phân tích chữ khó.

- GV đọc chữ ghi tiếng khó. - HS viết bảng con.

 Nhận xét bảng con.

* HS tập chép vào vở: 15'

- Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày. - HS thực hành ngồi đúng.

- GV đọc hiệu lệnh chép bài và hiệu lệnh

kết thúc.

- HS nhìn bảng chép bài chính

xác, đẹp.

 theo dõi, uốn nắn.

* Chấm, chữa bài: 5'

- GV đọc cho HS soát lỗi. Dừng lại ghi chữ

khó lên bảng.

- HS soát lỗi + ghi số lỗi ra lề vở

bằng bút chì.

HS chữa lỗi (nếu có).

- Chấm điểm - nhận xét .

6

c. Hướng dẫn làm bài tập: 5'

* Bài 2 (làm vở) * HS đọc yêu cầu.

- HS làm bảng con  nhận xét.

- HS làm bài 2 vào vở.

- GV chốt lại cách viết c / k.

* Bài 3 (làm sách): * HS đọc yêu cầu.

- Trực quan bảng phụ + làm mẫu: á - ă - HS làm vào SGK.

- 5 HS đọc lại đúng thứ tự của 9

chữ cái.

* Bài 4 (sách + miệng):

- GV xoá những chữ cái ở cột 2. - 3 HS nói tên những chữ cái đó.

 viết lại chữ.

- GV xoá tên chữ cái ở cột 3. - HS đọc tên chữ cái.

 HS đọc thuộc lòng tên chữ cái.

d. Củng cố, dặn dò: 3'

- Nhận xét giờ học.

- VN tập chép lại bài cho đẹp.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2006

Tập đọc

TỰ THUẬT

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ có vần dễ lẫn: nam, nữ, nơi sinh, lớp.

- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và

trả lời ở mỗi dòng.

- Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa sau bài

đọc, các từ chỉ đơn vị hành chính (xã, phường, quận).

7

- Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài.

- Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lý lịch).

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: 3'

- 2 HS đọc bài: "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 2' "Tự thuật"

b. Luyện đọc đúng: 17'

* GV đọc mẫu toàn bài (2 đoạn). + HS theo dõi SGK

* Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:

- Dòng 2 đọc đúng: nam, nữ - HS đọc dòng 2

- Dòng 3 đọc đúng: 23 - 4 -1996 - HS đọc dòng 3

- Dòng 4 đọc đúng: nơi sinh, Hà Nội - HS đọc dòng 4

- Dòng 5 đọc đúng: Chương Mỹ. - HS đọc dòng 5

 Hướng dẫn đọc (ngắt, nghỉ hơi,

giọng đọc).

+ GV đọc mẫu đoạn 1. + HS giải nghĩa: tự thuật, quê quán

 HS đọc đoạn 1.

+ Đoạn 2

- Đọc đúng: 25 phố Hàn Thuyên. - HS đọc dòng 6.

 Hướng dẫn đọc đoạn 2 + đọc mẫu.  HS đọc đoạn 2.

+ Hướng dẫn đọc cả bài; chú ý giọng

đọc rõ ràng, rành mạch.

+ HS đọc cả bài.

 Nhận xét, chấm điểm.

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10'

- Câu 1: Em biết gì về bạn Thanh Hà? - HS TL

- Câu 2: Nhờ đâu em biết rõ về bạn

Thanh Hà như vậy?

- HSTL

- Câu 3: Trực quan bảng phụ. - HS nối tiếp nhau trả lời các câu hỏi

về bản thân.

- Câu 4: Trực quan bảng phụ. - HS trả lời về bản thân mình.

d. Luyện đọc lại: 5' + 3 HS đọc cả bài. Chú ý đọc với

8

 Nhận xét, chấm điểm. giọng rõ ràng, rành mạch.

e. Củng cố, dặn dò: 3'

- GV nêu và yêu cầu HS nhớ; Khi viết tự thuật phải chính xác.

- Nhận xét giờ học.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

9

Luyện từ và câu

TỪ VÀ CÂU

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu.

- Biết tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động học tập. Bước đầu biết dùng

từ đặt câu đơn giản.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bút dạ + 4 tờ giấy t.rô - ki

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mở đầu: 3' Giới thiệu phân môn “Luyện từ và câu”.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 2' Ở lớp các em đã biết thế nào là tiếng. Hôm nay sẽ giúp

các em biết thêm thế nào là từ và câu

b. Hướng dẫn làm bài tập: 30'

+ Bài 1 (Miệng): * HS đọc yêu cầu.

- Gợi ý cách làm bài. - HS đọc 8 số thứ tự.

- HS đọc từ trong dấu ngoặc đơn.

- HS đọc mẫu.

- HS nối tiếp nhau đọc từ tương ứng

với tranh.

+ Bài 2 (miệng): * HS đọc yêu cầu + mẫu.

- GV phát cho 4 tổ 4 tờ giấy to. Yêu cầu

nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trao

đổi và viết nhanh từ tìm được. - HS làm việc trong nhóm.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

 Tên gọi các vật, việc được gọi là từ.

+ Bài 3 (Vở): * HS đọc yêu cầu + mẫu.

- Yêu cầu quan sát kĩ tranh, nói lại nội

dung mỗi tranh bằng một câu. - HS nối tiếp nhau đặt câu.

 Nhận xét + sửa sai.  HS viết vào vở một câu văn mà em

thích.

 Ta dùng từ đặt thành câu để trình

bày một sự việc.

- Đầu câu phải viết hoa và cuối câu phải có dấu chấm.

c. Củng cố, dặn dò: 5'

10

- GV nhận xét giờ học.

Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2006.

Tập đọc

NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc thành tiếng, đúng các từ khó: lịch, hạt lúa.

- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các dòng thơ, giữa các cụm từ.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Nắm được nghĩa các từ, các câu thơ.

- Nắm được ý của bài: Thời gian rất đáng quý cần làm việc, học hành chăm

chỉ để không phí thời gian.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Quyển lịch có lốc lịch.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. KTBC: 5'

- HS đọc bài tự thuật.

- HS tự nói về mình.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 2' (Sgv/45)

b. Luyện đọc đúng: 17'

* GV đọc toàn bài. * HS đọc thầm vì là bài HTL.

- Bài gồm mấy khổ thơ. - 4 khổ.

* Luyện đọc + giải nghĩa từ.

+ Khổ 1:

- Hai dòng đầu đọc đúng: tờ lịch, chú ý cao

giọng ở cuối câu  đọc mẫu. - HS đọc 2 dòng đầu.

 Hướng dẫn đọc khổ thơ 1 + đọc mẫu.

- Giải nghĩa: tờ lịch. - HS đọc chú giải.

 HS đọc khổ thơ 1 theo dãy.

+ Khổ 2:

- Chú ý đọc đúng: nụ hồng, lớn lên. - HS đọc câu khó.

 Hướng dẫn đọc khổ 2.

11

- Giải nghĩa: tỏa hương. - HS đọc chú giải.

 HS đọc khổ thơ 2.

+ Khổ 3:

 Hướng dẫn đọc khổ 3.

- Giải nghĩa: ước mong. - HS đọc chú giải.

 HS đọc khổ thơ 3.

+ Khổ 4:

- Hướng dẫn đọc khổ 4. - HS đọc khổ 4 theo dãy.

+ Đọc nối tiếp. + HS Đọc nối tiếp 4 khổ thơ theo dãy.

+ Đọc cả bài.

- Hướng dẫn đọc cả bài (ngắt nghỉ hơi,

giọng đọc). - 2 HS đọc cả bài.

c. Tìm hiểu bài: 10'

+ Yêu cầu đọc thầm khổ 1.

? Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?.

+ Yêu cầu đọc thầm khổ 2.

? Em hãy nói tiếp ý ở khổ 2.

Ngày hôm qua ở lại...

+ Yêu cầu đọc thầm khổ 3.

Nói tiếp ý của khổ thơ 3 cho thành câu:

Ngày hôm qua ở lại...

+ Yêu cầu đọc thầm khổ 4 và nói tiếp ý của

khổ thơ 4 cho thành câu. - HSTL.

 Chốt ND chính mỗi khổ thơ.

? Vì sao lại nói "Ngày hôm qua ở lại trên

cành hoa, trong hạt lúa, trong vở hồng"? - HSTL theo ý hiểu.

? Em cần làm gì để không phí thời gian?

- Bài thơ muốn nói với em điều gì?

d. Học thuộc lòng bài thơ: 4'

- HS nhẩm và HTL một khổ thơ mà em thích.

 Xung phong đọc thuộc lòng.

 Nhận xét + chấm điểm.

e. Củng cố, dặn dò: 2'

- HS hát một bài hát về thời gian.

12

- Về nhà HTL bài thơ.

13

Chính tả (Nghe viết)

NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng viết chính tả:

- Nghe viết một khổ thơ trong bài "Ngày hôm qua đâu rồi". Qua bài chính

tả, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Bắt đầu

viết từ ô thứ 3.

- Viết đúng những tiếng có âm , vần dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ l / n.

2. Tiếp tục học thuộc bảng chữ cái:

- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.

- HTL tên 10 chữ cái tiếp theo 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.

II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. KTBC: 3'

- HS viết bảng con: nên kim, lên núi.

- 1 HS đọc thuộc lòng 9 chữ cái đầu - 1 HS viết đúng thứ tự.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1'

- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

b. Hướng dẫn nghe viết:

+ GV đọc mẫu đoạn viết. + HS theo dõi SGK.

* Nhận xét chính tả: 8'

- Khổ thơ có mấy dòng?

- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào?

- Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong

vở cho đẹp?

- GV đọc và ghi bảng chữ khó: lại,

trong, học hành. - HS phân tích chữ khó.

? Phân tích chữ "tr” ? - Gồm 2 chữ "t" và "r".

 Xoá bảng+ đọc.  HS viết bảng con.

* HS viết bài: 15'.

- Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình

bày bài. - HS thực hành ngồi đúng.

14

- GV đọc từng dòng thơ, mỗi dòng 3

lần. - HS viết bài vào vở.

* Chấm, chữa bài: 5’

- Đọc cho HS soát lỗi. ghi bảng chữ

khó.

- HS soát lỗi + ghi số lỗi ra lề vở.

- Chữa lỗi (nếu có).

 Chấm điểm 15 bài+ nhận xét.

- c. Hướng dẫn làm bài tập : 5'

* Bài 2a (vở): * HS đọc yêu cầu.

- HS làm vở.

 Nhận xét+ chốt lại lời giải đúng.

* Bài 3: ( sách): * HS đọc yêu cầu.

- HS làm SGK bằng bút chì và chữa

bài.

 Nhận xét + chốt đáp án đúng. - HS đọc + viết lại các chữ cái.

- HS đọc thuộc 10 chữ cái.

d. Cúng cố, dặn dò: 3'

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà viết lại bài cho đẹp.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thứ bảy ngày 9 tháng 9 năm 2006

Tập làm văn

TỰ GIỚI THIỆU CÂU VÀ BÀI

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng nghe và nói:

- Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân mình.

- Biết nghe và nói lại được những điều em biết về bạn bè trong bài.

2. Rèn kỹ năng viết: Bước đầu biết kể (miệng) một mẩu chuyện theo tranh.

3. Rèn ý thức bảo vệ của công.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- 4 tranh bài tập 3.

15

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!