Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ga day them van 9 kỳ 1 (21 22)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
Tháng 10 - Tuần 1
CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH
Ngày soạn: 27/9/2021
Ngày dạy :6+8/10/2021 - Lớp 9A2,9A4
A. Môc tiªu cÇn ®¹t :
1. KiÕn thøc:
Gióp häc sinh củng cố, nâng cao kiÕn thøc đọc hiểu ngữ liệu ngoài chương
trình: PTBĐ, nội dung chính, phép tu từ và tác dụng thông điệp, lý do chọn thông
điệp, cách viết và viết đoạn văn nghị luận với những vấn đề được gợi ra từ đoạn
trích.
2. Năng lực:
- n¨ng lùc sö dông ng«n ngữ, giao tiếp, tự học.
- c¶m thô thÈm mü, giao tiÕp TV.
3. PhÈm chÊt: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
B. ChuÈn bÞ :
1. Gi¸o viªn: gi¸o ¸n, b¶ng phô.
2. Häc sinh: Xem trước các đề GV đã phô tô, dự kiến cách làm.
C. TiÕn tr×nh tæ chøc d¹y vµ häc:
Nội dung ôn tập:
Đề 1.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong cuộc chiến phòng, chống dịch ở vào thời điểm vô cùng quan trọng này,
một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến
hoạt động của các tổ chức, cá nhân, cũng như cuộc sống hằng ngày của đồng bào
ta. Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi
toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn
kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những
chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh.
(Trích Lời kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch COVID-19, ngày
30/3/2020 của Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng)
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn sau: Với
tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể
đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một
lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ
trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó, em rút ra bài
học gì cho bản thân?
Câu 5 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (Từ 8 đến 10 câu), trình bày suy nghĩ của em về
tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.
GV: Trần Thị Hồng Vân 1 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
Gợi ý
Câu Yêu cầu cần đạt
1
(0,5
điểm)
- PTBĐ chính : Nghị luận
2
(0,5
điểm)
- Nội dung chính: Lời kêu gọi toàn quân và dân ta đoàn kết để chiến
thắng đại dịch COVID-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng.
3
(1,0
điểm)
- Biện pháp tu từ : Liệt kê. (HS chỉ ra được một số biểu hiện)
+sức khỏe và tính mạng .
+ đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài.
+ đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động.
+ thực hiện quyết liệt, hiệu quả .
+ chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn đầy đủ, sâu sắc, chặt chẽ giàu sức thuyết phục, gây ấn
tượng mạnh với người đọc, người nghe.
+ Nhấn mạnh lời kêu gọi khẩn thiết của tác giả về tinh thần đoàn kết, quyết tâm
chống dịch trên mọi phương diện đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
+ Thái độ của tác giả: Quyết tâm phòng chống đại dịch COVID-19 và
mong mọi người cùng đồng lòng chống dịch.
4
(1,0
điểm)
- Thông điệp:
+ Đại dịch COVID-19 đã, đang tác động mạnh mẽ và gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với đời sống của đồng bào ta.
+ Toàn Đảng toàn dân, toàn quân phải đồng lòng, đoàn kết, cùng nhau
quyết tâm vượt qua đại dịch.
- Bài học cho bản thân:
+ Nhận thức rõ mối nguy hại khủng khiếp của dịch bệnh.
+ Nêu cao ý thức, tinh thần phòng chống dịch mọi lúc, mọi nơi, thực hiện
tốt khẩu hiệu 5K…
+ Có trách nhiệm tham gia vào phòng trào phòng chống dịch, chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định của Chính phủ để cùng với tất cả mọi người
đẩy lùi dịch bệnh.
5
(1,0
điểm)
* Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần đoàn kết phòng chống dịch bệnh ở
Việt Nam.
* Giải thích: Đoàn kết là tập hợp, hội tụ lại thành một khối thống nhất
chung cùng hoạt động vì mục đích chung.
* Bàn luận :
+ Biểu hiện về tinh thần đoàn kết phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam.
- Các cấp, các ngành, các thành phần dân tộc cùng đoàn kết một lòng, thống
nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt việc chống dịch. Người dân tin
tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và nghiêm chỉnh chấp hành mọi
quy định của chính phủ.
- Đội ngũ y bác sĩ quên mình cứu chữa bệnh nhân, các tổ chức chính quyền
cùng nhân dân đồng tâm chống dịch.
- Nhân dân cả nước dốc sức chia sẻ, giúp đỡ các địa phương, đồng bào bị
GV: Trần Thị Hồng Vân 2 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
dịch bệnh.
+ Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong phòng chống dịch bệnh
- Tạo nên sức mạnh, đẩy lùi mọi khó khăn, thử thách thực hiện tốt mục
tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
* Phê phán:
+ Lên án, phê phán những người không có tinh thần đoàn kết, sống ích kỉ,
hẹp hòi, chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân, thiếu trách nhiệm và tinh thần hợp
tác trong phòng chống dịch.
* Liên hệ bản thân:
- Nhận thức: Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó để
cùng cả nước vượt qua đại dịch .
- Hành động:
+ Ủng hộ, chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định trong công tác phòng
chống dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
+ Có những hành động cụ thể, thiết thực để góp phần nâng cao sức
mạnh của tinh thần đoàn kết trong phòng chống dịch…
Đề 2
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?”
(“ Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến).
Câu 1(0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2(0,5 điểm): Nêu nội dung đoạn thơ trên?
Câu 3(1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Trong hồn người có ngọn sóng nào không?”
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ trên?
Câu 5(2,0 điểm): Từ tinh thần đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn trình bày suy
nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi người dân đối với biển đảo quê hương.
Gợi ý
Câu Yêu cầu cần đạt
Câu 1
(0,5 điểm)
Thể thơ 8 chữ
Câu 2
(0,5 điểm)
- Nỗi niềm trăn trở day dứt của nhà thơ trước mối nguy biển bị xâm chiếm
từ đó khơi gợi trong lòng chúng ta tình yêu và trách nhiệm với biển đảo
quê hương.
GV: Trần Thị Hồng Vân 3 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
Câu 3
(1,0 điểm)
- Nghệ thuật: ẩn dụ “Sóng”.
- Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ sinh động, hàm súc, giàu giá trị biểu đạt.
+ Là biểu tượng cho tình yêu Tổ quốc, ý thức về chủ quyền của đất nước
và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của mỗi người dân.
+ Bày tỏ tình yêu, ý thức trách nhiệm của nhà thơ đới với biển đảo quê
hương.
Câu 4
(1,0 điểm)
Thông điệp:
+ Biển là phần lãnh thổ bất khả xâm phảm của đất nước ta.
+ Phải yêu biển, có trách nhiệm với chủ quyền biển đảo…
+ Lên án những kẻ thù xâm phạm chủ quyền biển đảo của dân tộc.
+ Thế hệ trẻ cần ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng, bảo vệ quê
hương, đất nước...
Câu 5
(2,0 điểm)
* Nêu vấn đề:
- Đoạn trích trong bài thơ....đã gợi cho em suy nghĩ sâu sắc về chủ quyền
biển đảo ở nước ta hiện nay.
* Giải thích:
- Vùng biển đảo: Vùng biển của Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu km2
bao gồm hơn 4000 đảo lớn nhỏ, là đặc khu kinh tế biển, hằng hải, hàng
không, quân sự.
- Chủ quyền biển đảo Việt Nam: Biển đảo của Việt Nam từ xa xưa đã
được chứng minh chủ quyền và trở thành bộ phận cấu thành nên phạm vi
chủ quyền lãnh thổ của nước ta, biển cùng với đảo và quần đảo chính là
hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, là căn cứ để nước ta tiến ra biển và
đại dương.
* Bàn luận:
- Tình hình chủ quyền biển đảo hiện nay: Vấn đề chủ quyền biển đảo hiện
nay vô cùng phức tạp do sự xâm phạm chủ quyền bất hợp pháp của các
quốc gia trên vùng biển và đảo của Việt Nam.
- Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo: Chúng ta luôn bảo vệ cho quyền chủ
quyền đối với biển đảo quốc gia, mỗi người dân Việt Nam đều được trang
bị kiến thức về biển đảo và chủ chủ quyền biển đảo của dân tộc, ý thức
sâu sắc về sự thiêng liêng của biển đảo đối với đất nước.
* Phê phán:
- Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ người dân thiếu hiểu biết, bị các đối tượng
xấu kích động, xúi giục, tiếp tay cho ngoại bang gây nên bạo loạn ở 1 số
vùng; Làm ô nhiễm môi trường biển đảo gây phẫn nộ đối với nhân dân
trong nước và quốc tế. chúng ta cần lên án và nghiêm khắc trừng trị.
* Liên hệ bản thân:
- Thế hệ chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình là nhờ công ơn của
cha anh đã ngã xuống bảo vệ quê hương, đất nước, biển đảo thân thương.
Chính vì vậy, chúng ta phải tích cực học tập, lao động và rèn luyện hơn
nữa để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc. Trang
bị cho mình kiến thức về chủ quyền biển đảo, khẳng định chủ quyền biển
đảo của Việt Nam trên trường quốc tế đồng thời lên án và đấu tranh với
những hành động xâm phạm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đề 3.
GV: Trần Thị Hồng Vân 4 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Ngày mai và nhiều ngày tới nữa, các nhà hảo tâm cũng sẽ đến với các em
(như họ đã hứa với thầy cô), thầy mong các em biết trân quý những đồ dùng mà
mình nhận được, nếu có hơi cũ, hơi rách tí thì cũng mong các em hiểu, đó không chỉ
là cuốn vở, tấm áo mà còn cả tấm lòng tương thân tương ái của các bác, các o, các
chú, các anh chị em, và đặc biệt từ các bạn học sinh cùng trang lứa từ mọi miền cả
nước. Các bạn học sinh ấy, dù còn nhiều nghèo khó nhưng vẫn đóng góp ủng hộ một
vài cuốn vở hay 10 nghìn, 20 nghìn đồng... Họ đã dành cho đồng bào miền Trung
nói chung và trường chúng ta không chỉ tiền của, sức lực, thời gian, không chỉ sự
cho - nhận thông thường, mà còn cả tấm lòng yêu thương đến nghẹn lòng, em ạ! Và
cuối cùng, ngày mai đi học, thầy mong các em vẫn bình tĩnh, tự tin và mỉm cười, còn
người là còn của, đừng quá lo lắng, đừng quá bi quan, thua keo này ta bày keo khác,
chỉ cần cố gắng từng tí một, vượt qua những trở ngại trước mắt, không ngừng học
tập, và thầy tin, tươi sáng sẽ sớm đến với chúng ta!”.
(Trích bức thư của thầy giáo Hà Văn Quý – Hiệu trưởng trường THCS
Quảng Ninh – Quảng Bình)
Câu 1. Xác định câu chủ đề và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Và cuối cùng,
ngày mai đi học, thầy mong các em vẫn bình tĩnh, tự tin và mỉm cười, còn người là
còn của, đừng quá lo lắng, đừng quá bi quan, thua keo này ta bày keo khác, chỉ cần
cố gắng từng tí một, vượt qua những trở ngại trước mắt, không ngừng học tập, và
thầy tin, tươi sáng sẽ sớm đến với chúng ta!”.
Câu 4. Từ tinh thần đoạn trích trên viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu)
nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.
GỢI Ý
Câu Yêu cầu cần đạt
Câu
1
+ Câu chủ đề: Và cuối cùng, ngày mai đi học, thầy mong các em vẫn bình
tĩnh, tự tin và mỉm cười, còn người là còn của, đừng quá lo lắng, đừng quá
bi quan, thua keo này ta bày keo khác, chỉ cần cố gắng từng tí một, vượt qua
những trở ngại trước mắt, không ngừng học tập, và thầy tin, tươi sáng sẽ
sớm đến với chúng ta
+ Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2 Lời nhắn nhủ của thầy hiệu trưởng tới các học sinh được trở lại trường sau
những ngày lũ: hãy trân trọng những gì người khác dành cho mình nhất là
tình yêu thương và lòng đồng cảm và dù có khó khăn hãy lạc quan kiên
cường vì tương lai tươi sáng đang ở phía trước.
Câu 3 * HS có thể chọn một trong những biện pháp tu từ sau!
- Biện pháp tu từ:
+ liệt kê “bình tĩnh, tự tin và mỉm cười, còn người là còn của, đừng quá lo
lắng, đừng quá bi quan, thua keo này ta bày keo khác, chỉ cần cố gắng từng
tí một, vượt qua những trở ngại trước mắt, không ngừng học tập”
+ điệp ngữ “đừng”
- Tác dụng
+ (tạo nhịp điệu) làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi
cảm, tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe.
+ Phép liệt kê: nêu ra đầy đủ hơn, toàn diện hơn những thái độ, hành động
GV: Trần Thị Hồng Vân 5 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
để vượt qua khó khăn, hãy lạc quan vì phía trước là một tương lai tươi sáng
dù cuộc đời có nhiều chông gai , thử thách.
( Phép Điệp ngữ: nhấn mạnh và làm nổi bật lời khuyên của thầy hiệu trưởng
tới các em học sinh hãy luôn lạc quan vì tương lai tươi sáng đang ở phía
trước.)
+ Thông qua đó thể hiện thái độ quan tâm, yêu thương, mong muốn các em
có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn, gian khổ...
4
- CĐ: Từ tinh thần của đoạn trích gợi cho em những suy nghĩ về tình yêu
thương trong cuộc sống
- Khái niệm: Yêu thương được hiểu là là tấm lòng yêu thương, san sẻ, cưu
mang đùm bọc, hi sinh cho người khác, thương yêu người khác như chính
bản thân mình
- Biểu hiện: Có thể thấy, tình yêu thương luôn luôn hiện diện trong cuộc
sống của mỗi con người bất cứ khi nào và bất cứ đâu. Đó có thể là tình cảm
yêu thương giữa những thành viên trong gia đình. Hay đó cũng có thể là tình
yêu thương giữa thầy cô và học sinh, giữa đồng nghiệp, bè bạn…. Và nó
cũng có thể là tình người, tình yêu thương diễn ra đối với những người xa lạ
như ta thương các bạn miền Trung trong bão lũ....
- Ý nghĩa:
- Tình yêu thương là 1 tình cảm đẹp, bởi: Là chất keo vô hình gắn kết giữa
người và người. Nó là sức mạnh nâng đỡ những mảnh đời cơ cực, bất hạnh.
Là tiếng gọi thức tỉnh cho những ai lạc lối lầm đường....
- Sống biết yêu thương ta sẽ nhận lại yêu thương, niềm tin, sự thanh thản và
hạnh phúc
- Những người sống biết yêu thương thường được mọi người yêu mến và
ngưỡng mộ, thấy cuộc đời thêm ý nghĩa.
- Phản đề: Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, không có tình
thương. Họ chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích
của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác. Đó là căn bệnh vô
cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở
một số người cần bị lên án.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức: Yêu thương giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những
thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những
phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.
+ Hành động: Tình yêu thương phải thể hiện bằng những hành động cụ thể.
Là học sinh em cần học cách yêu thương với những người xung quanh từ
những việc làm nhỏ nhất: quan tâm, giúp đỡ bố mẹ hay những bạn có hoàn
cảnh đặc biệt, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện…
§Ò 4
§äc ®o¹n trÝh sau vµ thùc hiÖn c¸c yªu cÇu:
“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm,
trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn
không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh
hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể,
luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
GV: Trần Thị Hồng Vân 6 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu
tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là
những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không
thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến
đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người,
không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao
giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên
đường đời”.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ
nhất?
3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan
trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
4. ViÕt ®o¹n v¨n nªu suy nghÜ cña em vÒ lßng khiªm tèn.
GỢI Ý:
1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong
đoạn văn thứ nhất?
- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém,
phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm…
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những
biểu hiện của lòng khiêm tốn.
3 Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là
quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao
la”.
“…tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng nhưng thật ra chỉ là giọt nước
nhỏ giữa đại dương bao la” có nghĩa là: tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy
quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới
rộng lớn, vô hạn “đại dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi.
4.ViÕt ®o¹n v¨n:
*Hình thức:
- Đúng đoạn văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
- Đảm bảo cấu trúc; vận dụng các thao tác lập luận, lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu
biểu, chọn lọc.
- Viết đúng chính tả, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, trình bày sạch sẽ.
* Néi dung:
- C©u chñ ®Ò
- Gi¶I thÝch lßng khiªm tèn
- V× sao ph¶i cã lßng khiªm tèn?
- BiÓu hiÖn cña lßng khiªm tèn
- ý nghÜa cña lßng khiªm tèn
- Bµi häc nhËn thøc
GV: Trần Thị Hồng Vân 7 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
- Liªn hÖ b¶n th©n
* Híng dÉn VN:
- N¾m ch¾c néi dung kiÕn thøc ®· «n trong ®Ò.
- ViÕt thµnh ®o¹n v¨n hoµn chØnh cho c©u 4 vµ 5 cña các ®Ò.
Tháng 10 - Tuần 2
CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH (tiếp)
Ngày soạn: 4/10/2021
Ngày dạy :13+15/10/2021 - Lớp 9A2,9A4
A. Môc tiªu cÇn ®¹t :
1. KiÕn thøc:
Gióp häc sinh củng cố, nâng cao kiÕn thøc đọc hiểu ngữ liệu ngoài chương
trình: PTBĐ, nội dung chính, phép tu từ và tác dụng thông điệp, lý do chọn thông
điệp, cách viết và viết đoạn văn nghị luận với những vấn đề được gợi ra từ đoạn
trích.
2. Năng lực:
- n¨ng lùc sö dông ng«n ngữ, giao tiếp, tự học.
- c¶m thô thÈm mü, giao tiÕp TV.
3. PhÈm chÊt: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
B. ChuÈn bÞ :
1. Gi¸o viªn: gi¸o ¸n, b¶ng phô.
2. Häc sinh: Xem trước các đề GV đã phô tô, dự kiến cách làm.
C. TiÕn tr×nh tæ chøc d¹y vµ häc:
Nội dung ôn tập:
Đề 1.
Đọc hiểu (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
GV: Trần Thị Hồng Vân 8 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
“Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di
hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để
phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu
là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”.
Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm
sau, tỉ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều, mọi nỗ
lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những
người đang đầu độc dân tộc mình!
Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi
trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng
thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không
cắt bỏ sẽ ải căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô
phương cứu chữa.”
(Trương Khắc Hà, Báo Dân trí)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu
không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời?
Câu 3 (1,0 điểm): Tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Nguy hơn,
thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ
làm kiệt quệ giống nòi…”
Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn ngữ liệu trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 5 (2,0 điểm): Từ đoạn ngữ liệu thuộc phần Đọc-hiểu, hãy viết một đoạn văn
(khoảng 8-10 câu), trình bày suy nghĩ của em về vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay.
Câu Yêu cầu cần đạt
Câu 1
(0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 1
(0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 3
(1,0 điểm)
- Biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh: thực phẩm bẩn là kẻ sát nhân thầm lặng
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn sinh động, cụ thể, gây ấn tượng sâu sắc…
+ Nhấn mạnh, làm nổi bật sự nguy hiểm, tác hại ghê gớm của thực
phẩm bẩn đối với con người về sức khỏe, giống nòi; từ đó nhấn mạnh
cần loại bỏ ngay thực phẩm bẩn trong đời sống.
+ Thái độ của tác giả: Phê phán, lên án việc sản xuất thực phẩm bẩn,
mong muốn toàn thể xã hội cần loại bỏ ngay thực phẩm bẩn để nâng cao
chất lượng cuộc sống, cải tạo giống nòi cho con người.
Câu 4
(1,0 điểm)
- Nhận thức được tác hại ghê gớm của thực phẩm bẩn đối với con
người; sự cần thiết, cấp bách loại bỏ thực phẩm trong đời sống.
- Lên án, tố cáo những kẻ vì lợi ích cá nhân mà sản xuất thực phẩm bẩn.
- Tuyên truyền mọi người hiểu được tác hại to lớn của việc sản xuất, sử
dụng thực phẩm bẩn.
- Tham gia vào việc sản xuất thực phẩm sạch, tham gia vào các hoạt
động vì an toàn thực phẩm trong cộng đồng….
- Nêu vấn đề nghị luận: vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay
- Giải thích: Thực phẩm bẩn là nguồn thực phẩm bị nhiễm hóa chất ảnh
GV: Trần Thị Hồng Vân 9 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
Câu 5
(2,0 điểm)
hưởng tới sức khỏe người sử dụng…
- Hiện trạng: Nêu được vấn nạn thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ
biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu;
làm ruốc bằng hóa chất… Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với
bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao, gây những ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người.
- Nguyên nhân:
+ của việc làm này là thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất
thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại đến sức khỏe của người trong
xóm, trong thôn, hay trong vùng… Nhưng phải nhìn nhận một nguy cơ
lớn hơn, khi phần nhiều thực phẩm chúng ta tiêu thụ lại được cung cấp
từ các công ty công nghiệp sản xuất hàng loạt. Và mức độ và phạm vi
gây hại sẽ tăng rất nhiều lần.
+ Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận cao.
+ Ngoài ra, tâm lí ưa dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất
xứ Trung Quốc của người Việt Nam.
- Giải pháp:
+ Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong
xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã
hội.
+ Nhà nước cần tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các
cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn một cách nghiêm minh.
+ Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình
và gia đình.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức được tác hại ghê gớm của thực phẩm bẩn đối với con
người.
+ Nhận thức được sự cần thiết, cấp bách loại bỏ thực phẩm trong đời
sống.
+ Lên án, tố cáo những kẻ vì lợi ích cá nhân mà sản xuất thực phẩm bẩn.
+ Tuyên truyền mọi người hiểu được tác hại to lớn của việc sản xuất, sử
dụng thực phẩm bẩn.
+ Tham gia vào việc sản xuất thực phẩm sạch, tham gia vào các hoạt
động vì an toàn thực phẩm trong cộng đồng….
§Ò 2.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:
Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy
lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi
muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai
đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
GV: Trần Thị Hồng Vân 10 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ
gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra,
đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những
bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch
thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm
lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm,
trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước
lên những con đường mới.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
Câu 2: Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ
nhất.
Câu 3: Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt
mầm.
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con đường để
đạt được ước mơ.
GỢI Ý:
1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.
2
Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm
thứ nhất.
Điệp ngữ “tôi muốn” nhấn mạnh và diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt
mầm thứ nhất.
3
Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt
mầm.
Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm:
- Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hương tới những điều cao
đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách.
- Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ
hãi.
4 Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con đường
để đạt được ước mơ.
* Nêu vấn đề.
* Giải thích vấn đề
- Ước mơ là ước mong, khát vọng, là những gì tốt đẹp mà ta luôn hướng tới.
Mỗi người sẽ có những ước mơ khác nhau.
- Con đường đạt được ước mơ chính là cách thức để ta biến ước mơ thành
hiện thực.
* Phân tích, bàn luận vấn đề.
GV: Trần Thị Hồng Vân 11 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
- Tại sao con người cần có ước mơ?
+ Ước mơ chính là động lực thúc đẩy ta hành động.
+ Người có ước mơ là người sống có lí tưởng riêng và nhất định sẽ thành công
với những sự lựa chọn của mình.
- Con đường thực hiện ước mơ:
+ Không ngừng nâng cao năng lực của bản thân, trau dồi tri thức và kĩ năng.
+ Không chùn bước trước khó khăn, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại.
+ Con đường thực hiện ước mơ phải bắt đầu từ ngày hôm nay, từ những bước
nhỏ nhất.
+ Điều quan trọng nhất trong quá trình đi đến ước mơ đôi khi không phải là
đích đến mà là hành trình.
- Phê phán những kẻ bất chấp tất cả để đạt được ước muốn của mình.
- Liên hệ bản thân: Em có ước mơ gì? Em đã lựa chọn con đường nào để thực
hiện những ước mơ đó?
Đề 3
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Còn gì đáng buồn hơn mà khi giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm
hại về văn hóa tinh thần,.... Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều
đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp sang trọng, tiện nghi hiện đại lắm, nhưng con
người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay. Ngày trước dân ta
nghèo nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì,... chung
quy tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn
gì. Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng.”
(Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư, Ngữ Văn 11 nâng cao, tập 1, trang 73, nhà xuất
bản Giáo dục, năm 201 4)
Câu 1. Xác định câu chủ đề và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Chữ “mỏng” trong văn bản được hiểu như thế nào?
Câu 3. Trong văn bản có sử dụng một thành ngữ. Hãy ghi lại chính xác và giải
thích ý nghĩa của thành ngữ đó.
Câu 4.Từ tinh thần đoạn trích trên viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu)
nêu suy nghĩ của em về quan niệm: “Còn gì đáng buồn hơn mà khi giàu có về vật
chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần,....”.
GỢI Ý
Câ
u
Yêu cầu cần đạt
1 + Câu chủ đề: Còn gì đáng buồn hơn mà khi giàu có về vật chất thì lại nghèo
nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần,....
+ Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2 Ý nghĩa của chữ mỏng: chữ mỏng được hiểu là sự yếu đuối, kém cỏi về mặt
đạo đức, nhân cách, nghị lực, sức mạnh, bản lĩnh, ý chí ... không đủ sức chống
đỡ với những thử thách, gian khổ.
GV: Trần Thị Hồng Vân 12 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
3 - Thành ngữ đã được sử dụng trong văn bản: phong ba bão táp
- Ý nghĩa:
+ chỉ cho những khó khăn gian khổ trong cuộc sống
+ một con người đương nhiên phải đối mặt vượt qua nó để từ đó trưởng thành.
4 - CĐ: Từ tinh thần của đoạn trích gợi cho em những suy nghĩ về hiện tượng
đáng buồn là có một bộ phận thanh niên mải chạy theo nhu cầu vật chất mà
không quan tâm dẫn tới nghèo nàn thảm hại về văn hóa tinh thần.
- Thực trạng: đời sống văn hóa tinh thần của một bộ phận không nhỏ thanh
niên hiện nay rất nghèo nàn. Lười đọc sách báo, giao lưu, tìm hiểu kiến thức
mới. Không muốn tham gia các hoạt động các hoạt động, sống khép kín,
không quan tâm đến thế giới xung quanh, họ tôn thờ đồng tiền, lối sống vật
chất hưởng thụ. Sống không cảm xúc hoặc có nhiều cảm xúc hời hợt, nông
nổi...
- Hậu quả: nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của con người.
- Nguyên nhân:
+ do ảnh hưởng của những mặt trái của cuộc sống hiện đại mang lại
+ do cách giáo dục của gia đình nhà trường
+ do nhận thức không đầy đủ không đúng về những giá trị đích thực của cuộc
sống...
- Nhận thức, hành động:
+ con người chỉ phát triển toàn diện khi có đời sống vật chất và tinh thần hài
hòa, cân bằng.
+ hãy chú trọng bồi dưỡng đời sống văn hóa tinh thần của bản thân: quan tâm
chia sẻ yêu thương với người xung quanh; chịu khó đọc sách xem tivi cùng
mọi người trong nhà; bớt thời gian sử dụng điện thoại, sử dụng mạng xã hội;
chịu khó rèn luyện những kỹ năng mềm trong cuộc sống như giao tiếp, làm
quen, giao lưu; nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể ở trong nhà trường
hoặc ngoài địa phương; hãy chia sẻ những công việc đã làm được để xây dựng
đời sống văn hóa tinh thần thêm phong phú giàu có cho bạn bè, mọi người
xung quanh; hãy phê bình góp ý thẳng thắn với những biểu hiện không đúng...
* Híng dÉn VN:
- N¾m ch¾c néi dung kiÕn thøc ®· «n trong ®Ò.
- ViÕt thµnh ®o¹n v¨n hoµn chØnh cho c©u 4 vµ 5 cña các ®Ò.
GV: Trần Thị Hồng Vân 13 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
Tháng 10 - Tuần 3
CHỦ ĐỀ: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH (tiếp)
Ngày soạn: 11/10/2021
Ngày dạy :20+22/10/2021 - Lớp 9A2,9A4
A. Môc tiªu cÇn ®¹t :
1. KiÕn thøc:
Gióp häc sinh củng cố, nâng cao kiÕn thøc đọc hiểu ngữ liệu ngoài chương
trình: PTBĐ, nội dung chính, phép tu từ và tác dụng thông điệp, lý do chọn thông
điệp, cách viết và viết đoạn văn nghị luận với những vấn đề được gợi ra từ đoạn
trích.
2. Năng lực:
- n¨ng lùc sö dông ng«n ngữ, giao tiếp, tự học.
- c¶m thô thÈm mü, giao tiÕp TV.
3. PhÈm chÊt: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
B. ChuÈn bÞ :
1. Gi¸o viªn: gi¸o ¸n, b¶ng phô.
2. Häc sinh: Xem trước các đề GV đã phô tô, dự kiến cách làm.
C. TiÕn tr×nh tæ chøc d¹y vµ häc:
Nội dung ôn tập:
Đề 1.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh (cùng ngụ thôn 1, xã Đồng
Thắng, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) vẫn được người dân địa phương, thầy cô và
bạn bè thán phục, ví như câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Suốt 10 năm qua,
không kể ngày mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của
mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh. Giờ đây, đôi bạn thân này lại sắp cùng nhau bước
vào giảng đường đại học. Minh cho biết, em đăng ký xét tuyển vào Khoa Công nghệ
thông tin của Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Còn Hiếu đăng ký xét tuyển vào
học tại Trường đại học Y Hà Nội.
Ngày 27.8, Bộ GD - ĐT công bố kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Kết quả, em Nguyễn Tất Minh đạt tổng điểm 28,1 với 3 môn khối A. Em Ngô Văn
Hiếu đạt tổng điểm 28,15 với 3 môn khối B. Cả Hiếu và Minh đều là học sinh của
Trường THPT Triệu Sơn 5 (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa). Đứng trước ngưỡng cửa đại
học, Hiếu và Minh sẽ không còn đi chung một con đường nữa, nhưng hành trình 10
năm đưa bạn đến trường sẽ mãi là câu chuyện đẹp của đôi bạn trẻ. Dù sắp tới trên
đường đời những bước chân của Hiếu không còn bên cạnh Minh, nhưng tin chắc
tình cảm của đôi bạn này không bao giờ thay đổi.”
GV: Trần Thị Hồng Vân 14 Trêng THCS Nam Hµ
Kế hoạch bài dạy: Dạy thêm Ngữ văn 9 Năm học 2021-2022
(Theo Báo Thanh niên, ngày 28/8/2020)
Câu 1 (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng
trong câu văn sau: “Tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh (cùng ngụ thôn
1, xã Đồng Thắng, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) vẫn được người dân địa phương, thầy
cô và bạn bè thán phục, ví như câu chuyện cổ tích giữa đời thường.”
Câu 4 (1,0 điểm). Từ câu chuyện ở đoạn trích trên, em rút ra bài học gì trong cuộc
sống?
Câu 5. (2,0 điểm). Hãy viết đoạn văn theo hình thức diễn dịch, trình bày suy nghĩ về
vai trò của người bạn tốt đối với cuộc đời mỗi con người.
Câu Yêu cầu cần đạt
1
(0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
2
(0,5 điểm)
Nội dung chính của đoạn trích: Câu chuyện cảm động về tình bạn giữa
Minh và Hiếu. (Hoặc Kể về chuyện Minh 10 năm cõng Hiếu đến trường,
cùng nhau đỗ Đại học.)
3
(1,0 điểm)
- Biện pháp tu từ: So sánh: Tình bạn của Hiếu và Minh ví như câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn sinh động, cụ thể, gây ấn tượng cho người đọc.
+ Ngợi ca tình bạn đẹp, trong sáng, cảm động của hai bạn Hiếu và Minh, đó là câu chuyện đẹp về sự yêu
thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
+ Thể hiện thái độ ngợi ca, thán phục, tự hào của tác giả cũng như mọi người đối với tấm lòng và nghị
lực sống của hai bạn Hiếu và Minh.
4
(1,0 điểm)
Bài học:
+ Cần xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
+ Biết sẻ chia, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
+ Cần có nghị lực, cố gắng vượt lên hoàn cảnh để đạt thành công.
+ Rèn luyện bản thân, tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn...
(GV có thể linh hoạt cho điểm với các ý trả lời hợp lí)
5
(2,0 điểm)
* Nêu vấn đề: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều cần có những người bạn tốt.
* Giải thích:
- Bạn là người có mối quan hệ mật thiết với ta dựa trên sự tương đồng về hoàn cảnh, tính cách, sở thích,
mục tiêu..
- Người bạn tốt sẽ là người biết quan tâm , giúp đỡ, đồng cảm, có thể tin tưởng để sẻ chia những niềm
vui nỗi buồn, luôn ở bên động viên, nhắc nhở, giúp đỡ mình..
* Biểu hiện:
+ Khi ta thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống, có bạn ở bên-là người thực sự vui
mừng trước thành công của ta.
+ Khi ta thất bại trong cuộc sống, bạn vãn ở bên và giúp đỡ ta hết mình…
+ Thẳng thắn góp ý khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ.
+ Đối xử chân thành, không màng vật chất.
* Ý nghĩa, vai trò:
+ Người bạn tốt giúp ta hoàn thiện nhân cách.
+ Nhờ có người bạn tốt, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống.
+ Có được người bạn tốt, ta cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa….
- Phản đề:
+ Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu.
GV: Trần Thị Hồng Vân 15 Trêng THCS Nam Hµ