Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Final bc nghien cuu dong nhiem hiv
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................3
Phần thứ nhất: GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................7
1. Lời nói đầu 7
2. Tên đề tài. 8
3. Chủ nhiệm đề tài. 8
4. Cơ quan thực hiện 8
5. Cấp quản lý 8
6. Cơ quan phối hợp thực hiện: Không có 8
7. Thời gian thực hiện: 8
8. Kinh phí thực hiện: 8
9. Lý do thực hiện đề tài:8
10. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
11. Mục tiêu nghiên cứu 25
12. Nội dung, quy mô và địa điểm nghiên cứu 25
13. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 26
15. Hiệu quả đề tài 34
16. Sản phẩm giao nộp 35
Phần thứ hai: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...........................................................37
Chương I. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 37
II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 40
1. Phân tích số liệu định lượng 40
2. Phân tích số liệu định tính 40
III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng bệnh nhân đồng nhiễm 40
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới người nhiễm HIV 55
Chương II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 59
I. ĐÁNH GIÁ VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ VỀ THỰC TRẠNG ĐỒNG 59
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 59
2. Phân bố bệnh nhân đồng nhiễm VGB-VGC-HIV 59
3. Thực trạng đồng nhiễm VGB-VGC-HIV của ĐTNC 62
1
4. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đồng nhiễm HIV-VGB-HIV 64
II. ĐÁNH GIÁ VÀ BÀN LUẬN 70
1. Các yếu tố từ bệnh nhân 70
2. Cơ sở cung cấp dịch vụ 71
3. Yếu tố từ gia đình và xã hội 71
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT 72
1. Giải pháp và đề xuất trong điều trị cho bệnh nhân đồng nhiễm72
1.3. Tư vấn, giáo dục sức khỏe và dự phòng lây nhiễm 76
2. Giải pháp và đề xuất trong tăng cường người nhiễm HIV 76
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................81
I. KẾT LUẬN 81
1. Tỷ lệ đồng nhiễm các VGB và C ở bệnh nhân HIV 81
2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đồng nhiễm. 81
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới người nhiễm HIV 81
4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu mới 82
II. KIẾN NGHỊ 82
1. Đối với Bộ Y tế 82
2. Đối với Sở Y tế 83
3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc 83
4. Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................84
PHỤ LỤC....................................................................................................................847
2
M C L C B NG Ụ Ụ Ả
Bảng 1 Phân loại giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV.........................................................12
Bảng 2 Kế hoạch nghiên cứu........................................................................................30
Bảng 3 Sản phẩm giao nộp của nghiên cứu.................................................................35
bảng 4 Thông tin về giới, nhóm tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp.......................40
Bảng 5 Thông tin về hành vi nguy cơ của ĐTNC.........................................................41
Bảng 6 Đồng nhiễm HIV-VGB-VGC..........................................................................42
Bảng 7 Tiền sử và các yếu tố nguy cơ...........................................................................43
Bảng 8 So sánh hành vi nguy cơ trong nhóm bệnh nhân HIV .....................................43
Bảng 9 Tỷ lệ đồng nhiễm VGB phân bố theo giai đoạn lâm sàng HIV............................44
Bảng 10 So sánh một số đặc điểm lâm sàng của nhóm đồng nhiễm VGB – HIV........45
Bảng 11 So sánh kết quả xét nghiệm công thức máu ở bệnh nhân HIV – VGB và HIV......................46
Bảng 12 So sánh kết quả xét nghiệm công thức máu ở bệnh nhân HIV – VGB và HIV......................47
Bảng 13 So sánh kết quả xét nghiệm chức năng gan ở bệnh nhân..............................47
Bảng 14 So sánh kết quả xét nghiệm ở bệnh nhân HIV – VGB với HIV.......................47
Bảng 15 Tiền sử và các yếu tố nguy cơ.........................................................................48
Bảng 16 Tỷ lệ đồng nhiễm VGC phân bố theo giai đoạn lâm sàng HIV.........................49
Bảng 17 So sáng biểu hiện lâm sàng với giữa nhóm đồng nhiễm.................................49
Bảng 18 So sánh kết quả xét nghiệm công thức máu ở bệnh nhân HIV – VGC và HIV.....................50
Bảng 19 So sánh kết quả xét nghiệm công thức máu ở bệnh nhân HIV – VGC và HIV.....................51
Bảng 20 So sánh kết quả xét nghiệm chức năng gan ở bệnh nhân H..........................51
Bảng 21 So sánh kết quả xét nghiệm CD4 ở bệnh nhân HIV – VGC với HIV..............51
Bảng 22 So sánh hành vi nguy cơ trong nhóm bệnh nhân HIV và bệnh nhân đồng
nhiễm.............................................................................................................................52
Bảng 23 Tỷ lệ đồng nhiễm VGB, VGC phân bố theo giai đoạn lâm sàng HIV...............53
Bảng 24 So sánh một số đặc điểm lâm sàng của nhóm đồng nhiễm............................53
Bảng 25 So sánh kết quả xét nghiệm công thức máu ở bệnh nhân HIV – VGB-VGC và HIV.............54
Bảng 26 So sánh kết quả xét nghiệm công thức máu ở bệnh nhân HIV – VGB-VGC và HIV...........54
Bảng 27 So sánh kết quả xét nghiệm chức năng gan ở bệnh nhân..............................55
Bảng 28 So sánh kết quả xét nghiệm ở bệnh nhân HIV – VGB – VGC với HIV........55
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
3
Hình 1 So sánh đồng nhiễm HIV- VGB – VGC theo giới............................................43
Hình 2 Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng bệnh nhân đồng nhiễm VGB/HIV............................46
Hình 3 Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng bệnh nhân đồng nhiễm VGC/HIV............................50
4
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ALT Alanin Amino Transferase
Anti HBs Hepatitis B surface antibody
(Kháng thể bề mặt viêm gan virus B)
Anti HBc Hepatitis B core antibody
(Kháng thể nhân của viêm gan virus B)
Anti VGC Hepatitis C virus antibody
(Kháng thể khang viêm gan virus C)
ARV Antiretroviral
(Thuốc kháng retrovirus)
AST Aspartate Amino Transferase
cccDNA Covalently closed circular DNA
CD4 Tế bào lympho CD4
CDC Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh)
DNA Desoxyribonucleic Acid (phân tử mang thông tin di truyền)
HAART Liệu pháp kháng retrovirus có hoạt tính cao
HBcAg Hepatitis B core antigen
(Kháng nguyên nhân của virus viêm gan B)
HBeAg Hepatitis B “e” Antigen
(Kháng nguyên e của virus viêm gan B)
HBsAg Hepatitis B surface antigen
(Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B)
HIV Human immunodeficiency virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)
HIV – VGB Đồng nhiễm HIV – viêm gan B
HIV – VGC Đồng nhiễm HIV – viêm gan C
KN Kháng nguyên
NTCH Nhiễm trùng cơ hội
PCR Polymerase chain reaction
(Phản ứng chuỗi men polymerase)
RNA Ribonucleic Acid
5
STD Sexual Translation Diseases
(Bệnh lây qua đường tình dục)
TCMT Tiêm chích ma túy
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới
VGB Viêm gan B
VGC Viêm gan C
6
Phần thứ nhất: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lời nói đầu
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo.
Tôi trân trọng cảm ơn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều
kiện để tôi thực nghiện nghiên cứu và đã thành lập Hội đồng khoa học để nghiệm thu,
góp ý để tôi hoàn thiện báo cáo nghiên cứu.
Xin trọng cảm ơn các đồng nghiệp, cán bộ nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh Vĩnh Phúc, Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS của TTYT huyện Sông Lô đã
nhiệt tình phối hợp trong quá trình tổ chức, điều tra thu thập số liệu phỏng vấn đối
tượng để có nguyên liệu đầy đủ, chính xác, khách quan và thực tế cho nghiên cứu và
luận văn được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
Thực hiện mục tiêu 90% người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV đến năm
2020 mà Chính phủ đã cam kết với Liên hợp quốc, Cục phòng chống HIV/AIDS đã
ban hành Công văn 576/AIDS-ĐT ngày 28/7/2017 về việc tiêu chuẩn bắt đầu điều trị
ARV cho người nhiễm HIV, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã triển khai và tăng
cường tư vấn, chuyển gửi cho tất cả người nhiễm HIV điều trị ARV sớm. Đến
30/10/2018, đã có 901 bệnh nhân được điều trị ARV trong tổng số 1069 người nhiễm
HIV hiện đang còn sống trên địa bàn tỉnh. Như vậy, Vĩnh Phúc mới đạt 68.4% vẫn còn
cách xa chỉ tiêu 90%.
Để xác định được nguyên nhân người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV còn
thấp và đánh giá về thực trạng đồng nhiễm VGB, VGC ảnh hưởng tới quá trình điều trị
ARV của bệnh nhân nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng tới tiếp cận điều trị ARV của những người nhiễm HIV mà chưa tham gia điều
trị từ đó xây dựng giải pháp, kiến nghị để giải quyết những tồn tại trên. Trung tâm
kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng
và đề xuất giải pháp điều trị bệnh nhân nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan B (VGB),
viêm gan C (VGC) và một số yếu tố liên quan đến người nhiễm HIV chưa tham gia
điều trị ARV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7
2. Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp điều trị bệnh nhân
nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan B, viêm gan C và một số yếu tố liên quan đến người
nhiễm HIV chưa tham gia điều trị ARV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Chủ nhiệm đề tài: Bác sỹ Chuyên khoa II. Nguyễn Khắc Lập và Đồng chủ
nhiệm: Bác sỹ chuyên khoa I. Nguyễn Văn Phong.
4. Cơ quan thực hiện: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc
5. Cấp quản lý: Cấp tỉnh
6. Cơ quan phối hợp thực hiện: Không có
7. Thời gian thực hiện: 15 tháng (Từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2019).
8. Kinh phí thực hiện:
- Tổng số: 150,000,000 đồng, trong đó:
- Ngân sách khoa học: 150,000,000 đồng
- Nguồn khác: 0 đồng
9. Lý do thực hiện đề tài:
Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề y tế xã hội mang tính toàn cầu. Theo báo
cáo của chương trình phối hợp Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG)
về HIV/AIDS, số người đang sống với HIV trên thế giới tính đến tháng 12 năm 2009
là 33,4 triệu người [6]. Tính đến hết năm 2007 đã có trên 30 triệu người tử vong vì
AIDS. Ước tính trên toàn cầu, mỗi ngày có thêm 15000 người nhiễm mới HIV trong
đó hơn 95% số nhiễm mới ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. [6]. Tại
Châu Á, một châu lục có số lượng người nhiễm HIV đông thứ 2 trên thế giới [6], ước
tính có 4,7 triệu người đang sống chung với HIV và trong năm 2018 có 350.000 người
mắc mới [6]. Tại Việt Nam, tình hình nhiễm HIV, dịch đã chững lại và có giảm nhẹ
trong 5 năm trở lại đây, nhưng số người nhiễm HIV mới lại có xu hướng trẻ hóa, xuất
hiện cả ở nhóm người có nguy cơ thấp như phụ nữ có thai, thanh niên tuổi nghĩa vụ
quân sự và đường lây nhiễm chủ yếu lại là quan hệ tình dục [1].
Nhiễm HIV không trực tiệp làm tử vong, nhưng các bệnh nhiễm trùng cơ hội và
các bệnh liên quan với HIV/AIDS làm suy yếu cơ thể và là nguyên nhân chính dẫn đến
tử vong. Trong những năm gần đây, nhờ có thuốc kháng HIV cuộc sống của người
nhiễm đã được cải thiện, tỷ lệ người sống số tăng lên rõ rệt [3]. Tuy nhiên, theo các kết
quả điều tra, mặc dù không phải là bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhưng vi rút viêm gan B
(VGB) và viêm gan C (VGC) đang là những nguyên nhân hàng đầu về nhập viện và tử
8
vong ở người nhiễm HIV trong giai đoạn hiện nay. Ở những người có tình trạng đồng
nhiễm VGB hoặc VGC với HIV sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy tế bào gan nhanh chóng
hơn, bao gồm cả ung thư gan và dẫn đến tử vong nhanh hơn [3].
Theo các kết quả điều tra, trong số người nhiễm HIV ước tính có khoảng 2 - 4
triệu người đồng nhiễm VGB, và 4 - 5 triệu là đồng nhiễm với VGC [3]. Các kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ đồng nhiễm VGB và VGC ở những bệnh nhân HIV
không chỉ khác nhau giữa các khu vực địa lý, các quốc gia, mà còn có sự khác nhau
giũa các vùng, các địa phương của cùng một quốc gia [7]. Ở Châu Âu và Châu Mỹ,
đồng nhiễm HIV - VGB chiếm 6% - 14% tổng số các bệnh nhân HIV [7], trong khi
đồng nhiễm HIV - VGC giao động từ 25% đến 50% tổng số bệnh nhân HIV. Tuy
nhiên ở Thái Lan tỉ lệ này là 8,7% và 7,8% [7].
Thống kê tại Việt Nam, đến hết tháng 12/2018, có 145.000 người đang điều trị
bằng thuốc kháng vi-rút HIV (ARV) trên tổng số khoảng 211 nghìn người sống chung
với HIV, đạt tỷ lệ gần 70% số người nhiễm [1]. Việt Nam có tỷ lệ người nhiễm HIV
được điều trị ARV cao hơn tỷ lệ chung toàn thế giới. Tại Vĩnh Phúc tính đến hết tháng
10/2019, toàn tỉnh đã điều trị được 901/1313 (đạt 69%).
Tại Việt Nam, các điều tra gần đây cho thấy 88% các trường hợp nhiễm HIV có
liên quan với nghiện chích ma túy (NCMT) [3]. Đây là đường lây quan trọng dẫn đến
tình trạng đồng nhiễm vi rút viêm gan B và C ở nhóm người nhiễm HIV.
Mặt khác để phấn đấu đạt chỉ tiêu 90% người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV
vào năm 2020. Từ khi bắt đầu triển khai điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS (năm 2009)
tới nay, trên địa bàn tỉnh chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá tỷ lệ đồng nhiễm
viêm gan B, C ở bệnh nhân HIV/AIDS và đánh giá nguy nhân tại sao người nhiễm
HIV chưa tham gia điều trị ARV ngay cả khi thuốc ARV hoàn toàn miễn phí, vì vậy
chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng đồng nhiễm VGB, VGC của bệnh nhân HIV
và một số yếu tố liên quan đến người nhiễm HIV chưa tham gia điều trị ARV trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”
10. Tổng quan tình hình nghiên cứu
10.1. Dịch tễ, tổn thương bệnh học, lâm sàng và điều trị HIV/AIDS.
10.1.1. Dịch tễ HIV/AIDS.
a) Căn nguyên gây bệnh. HIV là RNA virus, thuộc họ Retroviridae. HIV gồm
hai typ: HIV - 1 và HIV – 2. HIV – 1 có 3 nhóm là M,O,N và là căn nguyên phổ biến
9