Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Environmental barriers to trade of the united states and implications for vietnam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ
và hàm ý cho Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Thu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Luận văn làm rõ nội dung, vai trò, mục đích của rào cản thương mại
quốc tế. Hệ thống hoá được những vấn đề mang tính khái quát về rào cản môi
trường. Đưa ra các rào cản môi trường được áp dụng ở Mỹ. Phân tích và đánh giá
hiệu quả thực trạng áp dụng rào cản môi trường ở Mỹ; từ đó đưa ra một số hàm ý
cho Việt Nam nhằm xây dựng và áp dụng rào cản môi trường nói chung và xây
dựng quan hệ thương mại Việt - Mỹ nói riêng.
Keywords: Kinh tế đối ngoại; Thương mại quốc tế; Rào cản thương mại
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, một nền thương
mại tự do toàn cầu đang là mục tiêu của nhiều quốc gia mà minh chứng rõ nét nhất là sự
ra đời và phát triển của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các
rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bên cạnh hàng rào thuế quan, rất
nhiều hàng rào phi thuế đã ra đời. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ
nội địa của từng quốc gia cũng khác nhau, đối tượng cần bảo hộ cũng khác nhau càng
khiến cho các hàng rào phi thuế trở nên đa dạng. Chính các hàng rào này đã, đang và sẽ
gây ra những cản trở đối với sự phát triển của thương mại quốc tế và phương hại đến ý
tưởng xây dựng và hoàn thiện một nền thương mại tự do toàn cầu, cạnh tranh bình đẳng.
Cũng chính vì vậy, nhiệm vụ của các quốc gia hiện nay là làm sao xây dựng được
một chính sách thương mại vừa có khả năng hội nhập lại vừa có thể phát triển sản xuất
trong nước. Để giải quyết cùng lúc hai mục đích này, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt
là các nước phát triển đã sử dụng đến “rào cản xanh” hay nói chính xác hơn là “rào cản
môi trường”. Về thực chất, đây là một hệ thống quy định liên quan đến môi trường áp
dụng cho sản phẩm nhập khẩu (trong đó nêu lên những tiêu chuẩn nhất định về quá
trình sản xuất, sử dụng cũng như tái chế và tiêu hủy sản phẩm); do đó nêu cao ý
thức bảo vệ trái đất và nhân loại. Và đây cũng chính là cơ sở vững chắc để loại hình
"bảo hộ" này được các nước xây dựng và mở rộng. Hiện nay, những rào cản môi trường
đã bị lạm dụng, được sử dụng quá nhiều gây khó khăn đối với hoạt động thương mại của
các nước đang phát triển hay thậm chí đối với cả một số nước phát triển, đi ngược lại
với tinh thần tự do hoá thương mại toàn cầu.
Hơn phân nửa số lượng các rào cản môi trường tương đối mới, có hiệu lực từ năm
1999, 2000. Nhiều rào cản của EU có nguồn gốc từ các biện pháp được áp dụng vào
cuối những năm 80 của thế kỷ 20 cho dù đa số được đặt ra vào cuối những năm 90 của
thế kỷ 20 và năm 2000. Hiện nay, một số chính sách môi trường quan trọng được thông
qua ở châu Âu sẽ tạo ra thêm các rào cản môi trường. Ở Mỹ, hầu hết các rào cản được
áp dụng từ giữa đến cuối những năm 90, một số xuất hiện từ năm 2000. Còn ở Nhật,
các rào cản chủ yếu tồn tại từ năm 1999 [8].
Việc sử dụng ngày càng nhiều các rào cản thương mại môi trường là do các quy
định môi trường ngày càng tăng. Nếu thập kỷ trước chỉ mới có các hướng dẫn (guide)
thì hiện nay phạm vi sử dụng các biện pháp thương mại để bảo vệ môi trường ngày
càng tăng. Ở châu Âu, các chương trình về các quy định môi trường mới được dự đoán
sẽ tăng trong tương lai.
Nhìn chung, hệ thống rào cản môi trường trong thương mại quốc tế rất đa dạng và
được áp dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Theo số liệu
thống kê năm 2003 cho thấy đã có đến hơn 40 rào cản môi trường đối với thương mại
quốc tế trong hơn thập kỷ qua và dự kiến sẽ có ít nhất 20 rào cản được áp dụng [15]. Hiện
nay, số lượng các rào cản môi trường được áp dụng trên thế giới vẫn chưa được thống kê
đầy đủ. Hầu hết các rào cản này được EU đưa ra, số còn lại là từ Nhật, Mỹ và các hiệp
định môi trường đa phương.
Mỹ là một cường quốc kinh tế thế giới, là thị trường nhập khẩu rất phong phú cho
các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài và đặc biệt là một thị trường lớn cho các doanh